Sáng tạo thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu Xây Dựng Và Sử Dụng Một Số Thí Nghiệm Chương Động Lực Học Chất Điểm Vật Lý Lớp 10 Theo Tiến Trình Dạy Học Phát Hiện Và Giải Quyết Vấn Đề (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỂ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ

1.4 Sử dụng thiết bị theo tinh thần dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

1.4.2 Sáng tạo thiết bị dạy học

Nhìn chung đồ dùng dạy học tự làm phải có những tính chất sau :

a) Kĩ thuật sản xuất đơn giản, không đòi hỏi những công cụ sản xuất phức tạp b) Sử dụng nguyên vật liệu địa phương hoặc những phế phẩm, phế liệu mà học

sinh có thể tự kiếm đƣợc

c) Sử dụng lực lƣợng của giáo viên và học sinh, nguần nhân lực dồi dào mà nhà trường có thể huy động, nhưng hiện nay vẫn chưa được sử dụng hợp lí.

d) Phục vụ thiết thực kịp thời và có hiệu quả quá trình dạy học.

Bốn tính chất trên đây của thiết bị tự làm có liên quan chặt chẽ đến nhau và cũng là những điều kiện cần thiết để việc tự làm đồ dùng dạy học trở thành phong trào quần chúng và đem lại hiệu quả sư phạm rõ rệt.

1.4.2.2 Lĩnh vực tự làm hiệu quả:

Trước hết, công tác tự làm đồ dùng dạt học cần phải ưu tiên sửa chữa những dụng cụ bị hỏng.

Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với môn Vật lý, kĩ thuật và đối với những trường thiết bị đã tương đối khá. Do đó cần tránh tình trạng chỉ làm những dụng cụ mới mà không chú ý sửa chữa dụng cụ hỏng.

Cải tiến các thiết bị cũ cho phù hợp với nội dung và phương pháp giảng dạy mới

Hiện nay không sử dụng chiếm tỉ lệ khá cao trong số các thiết bị đƣợc trang bị.

Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là do thiết bị không phù hợp với nội dung và phương pháp giảng dạy mới. Vì vậy, cần phải cải tiến các thiết bị cũ.

Chế tạo những dụng cụ dạy học mới

Việc tự làm đồ dùng dạy học theo hướng sửa chữa, cải tiến, bổ sung các dụng cụ đã có là cần thiết, nhưng chỉ đặt ra cho những trường đã có cơ sở vật chất tương đối tốt. Còn phần lớn các trường cơ sở vật chất còn thiếu thốn, có trường hầu như chưa có gì, thì việc tự làm đồ dùng dạy học mới là rất quan trọng.

1.4.2.3 Tổ chức tự làm

Về mặt tổ chức, chỉ đạo, để có thể làm đƣợc đồ dùng dạy học cần phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề.

Ở trường, ngoài những khâu tổ chức cần thiết như những công việc khác, cần chú ý đến khâu chỉ đạo quy trình tự làm gồm các giai đoạn sau:

a) Xác định dụng cụ cần làm. Xác định vị trí, nhiệm vụ cũng như phương pháp sử dụng nó trên bài học.

b) Phân công người thiết kế, mua sắm nguyên vật liệu, thi công và xây dựng kế hoạch thực hiện.

c) Giảng dạy thực nghiệm những dụng cụ đã chế tạo d) Đánh giá kết quả dụng cụ tự làm

1.4.2.4 Chế tạo bộ thiết bị cho một giờ lên lớp 1.4.2.4.a. Chế tạo một thiết bị dạy học

Để chế tạo một dụng cụ dạy học phải tuân theo những yêu cầu do Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định, nhằm đảm bảo chất lƣợng dạy học và sự an toàn cho các em khi sử dụng trong nhà trường.

Những yêu cầu này rất toàn diện và tỉ mỉ, những cơ quan sản xuất các thiết bị dạy học cần nghiên cứu kĩ lƣỡng và tuân thủ nghiêm ngặt. Đối với những thầy giáo và học sinh tự làm đồ dùng dạy học để phục vụ việc nâng cao chất lƣợng dạy học trên lớp, cần chú ý một số yêu cầu cơ bản sau đây:

Về mặt sư phạm: phải thoả mãn những yêu cầu về dạy học và giáo dục để nâng cao chất lƣợng dạy học, nâng cao tính trực quanhứng thú của các em.

Về kĩ thuật: đảm bảo độ chính xácđộ bền cần thiết của thiết bị. Hiện nay, một số thiết bị đo đạc nhƣ: nhiệt kế, cân, bình chia độ, ampe kế... có độ chính xác rất kém, ảnh hưởng đến kết quả các thí nghiệm.

Về kinh tế: giá thành các dụng cụ dạy học phải vừa phải để có thể trang bị cho nhà trường với số lượng lớn.

Về vệ sinh: Phải đảm bảo sức khoẻ cho học sinh, giảm bớt những bệnh học đường nhữ: cận thị, vẹo cột sống...

1.4.2.4.b. Chế tạo bộ thiết bị cho một giờ lên lớp

Chế tạo thiết bị là để nâng cao chất lƣợng dạy học. Nhƣng tế bào của quá trình dạy học là giờ lên lớp. Vì vậy, trong việc chế tạo thiết bị dạy học phải lấy việc chế tạo bộ thiết bị dạy học cho một giờ lên lớp làm cơ sở.

Những dụng cụ dạy học dùng cho một giờ lên lớp có quan hệ mật thiết với nhau và phải đảm bảo tính hệ thông, tính đồng bộ mới đem lại hiệu quả sử dụng cao.

* Yêu cầu về tính đồng bộ của bộ thiết bị cho một giờ lên lớp đƣợc thể hiện ở những điểm sau :

Đảm bảo tính đồng bộ giữa thiết bị, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đặc điểm học sinh

Các bộ dụng cụ dạy học hiện nay không đảm bảo tính đồng bộ. Nguyên nhân chủ yếu là do thiết bị cụ không thỏa mãn yêu cầu về nội dung và phương pháp mới. Những thiết bị nhập từ nước ngoài không phù hợp với đặc điểm nhà trường và khí hậu Việt Nam. Nhƣng đến nay chúng vẫn chưa được cải tiến cho phù hợp với điều kiện mới.

Các thiết bị được sản xuất trong nước chưa đảm bảo tính đồng bộ.

Đảm bảo tính đồng bộ giữa các bước, các khâu của quá trình dạy học.

Bộ dụng cụ dạy học hiện nay chủ yếu chỉ phục vụ quá trình giảng bài mới, còn các bước khác của quá trình dạy học như: mở bài, vận dụng, củng cố, kiểm tra kiến thức...

về cơ bản đều không có hoặc rất ít sử dụng thiết bị.

Thoả mãn những yêu cầu về rèn luyện tính tích cực, độc lập, sáng tạo do các PPDH tích cực đặt ra.

Thoả mãn yêu cầu thực hành, đặc biệt cần chú ý đến các dụng cụ thực hành đồng loạt, vì hình thức thực hành này thu hút toàn thể học sinh tham gia vào hoạt động

nhận thức mà không tốn kém lắm và không đòi hỏi những dụng cụ có độ chính xác cao.

Đảm bảo tính đồng bộ của các loại hình thiết bị từ vật thật, vật nhồi, mô hình...

đến các loại tài liệu màn ảnh nhƣ phim, vô tuyến truyền hình, giáo án điện tử. Để có thể giúp thầy giáo hình thành các khái niệm, định luật, định lí khoa học theo những quy luật của quá trình nhận thức. Cần đặc biệt chú ý đến các loại mô hình kí hiệu và các loại thiết bị dạy học khác hỗ trợ cho quá trình tƣ duy trừu tƣợng.

Năm yếu tố trên đây của một bộ dụng cụ dạy học cho phép vừa thỏa mãn những yêu cầu về tổ chức, về quá trình dạy học, vừa thỏa mãn những yêu cầu về nội dung, phương pháp và quá trình nhận thức, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Ta đã xác định những yếu tố cơ bản của bộ dụng cụ dạy học, tuy nhiên không phải nhất thiết lúc nào cũng cần có đầy đủ các yếu tố đó. Vai trò, vị trí của các yếu tố không phải đều có tầm quan trọng ngang nhau, mà tuỳ từng trường hợp, từng giai đoạn cụ thể của quá trình dạy học, một yếu tố nào đó sẽ giữ vai trò chủ đạo.

Đó là quá trình luôn luôn vận động và biến đổi cho phù hợp với đặc điểm của quá trình dạy học.

* Quy trình:

Quy trình tự làm bộ đồ dùng dạy học cho một giờ lên lớp gồm hai bước:

Bước 1: Xác định hệ thống thiết bị cho một giờ lên lớp. Công việc này thường tiến hành ngay trong quá trình soạn giáo án theo trình tự sau:

- Phân tích cấu trúc nội dung bài học.

- Xác định PPDH.

- Xác định phương tiện cần sử dụng trên cơ sở tính toán những đặc điểm về nội dung, phương pháp, khả năng của thầy giáo và học sinh...

Tất cả việc làm của thầy giáo lúc này là để thiết kế giờ giảng và đƣợc cụ thể hoá trên giáo án, có thể trình bày đơn giản theo mẫu sau đây:

Các yếu tố của QTDH Các bước lên lớp

Nội dung

Đặc điểm

học sinh Phương

pháp Phương tiện

1. Mở bài -

2. Bài mới -

3. Vận dụng, củng cố -

4. Kiểm tra, đánh giá -

Các thiết bị cần dùng cho một bài học Bước 2: Gia công kĩ thuật

Để gia công kĩ thuật :

- Xác định mục đích, yêu cầu;

- Cấu trúc;

- Cơ chế vận hành của thiết bị;

Để tự làm một đồ dùng dạy học các thầy giáo thường sử dụng các dụng cụ, phụ tùng có trong phòng thí nghiệm và các đồ chơi, phế liệu, phế thải, các nguyên vật liệu rẻ tiền sẵn có tại địa phương. Điều đó đòi hỏi sự khéo tay, sự dày công và trí sáng tạo, nhƣng nhìn chung không đòi hỏi sự gia công kĩ thuật quá phức tạp, giúp các em phát triển tư duy kĩ thuật tổng hợp trong điều kiện nhà trường.

Một phần của tài liệu Xây Dựng Và Sử Dụng Một Số Thí Nghiệm Chương Động Lực Học Chất Điểm Vật Lý Lớp 10 Theo Tiến Trình Dạy Học Phát Hiện Và Giải Quyết Vấn Đề (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)