CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỂ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
1.5 Thực tế tình hình sử dụng thiết bị thí nghiệm theo tinh thần dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề của các trường THPT Tỉnh Thái Nguyên
1.5.1. Mục đích điều tra.
Một trong những căn cứ để xây dựng và sử dụng các thí nghiệm vật lý là những khó khăn của giáo viên và học sinh gặp phải trong quá trình dạy và học. Vì vậy tôi đã tìm hiểu thực trạng các thí nghiệm vật lý, các quá trình dạy và học của giáo viên cũng nhƣ học sinh ở một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên, qua đó những thông tin mà tôi thu được sẽ giúp các thí nghiệm mà tôi xây dựng và phương pháp sử dụng các thí nghiệm đó đáp ứng tốt nhất nhu cầu thực tế.
1.5.2. Phương pháp điều tra.
Việc điều tra được tiến hành ở một số trường THPT thuộc tỉnh Thái Nguyên: THPT Bắc Sơn, THPT Lê Hồng Phong, THPT Phổ Yên. Nhƣ sau:
- Điều tra GV: Trao đổi trực tiếp, tham khảo giáo án, dùng phiếu điều tra.
- Điều tra HS: Trao đổi trực tiếp, thông qua các bài kiểm tra.
- Dự giờ của một số GV.
1.5.3. Nội dung và kết quả điều tra.
1.5.3.1. Tình hình dạy học chương “Động lực học chất điểm”
Kết quả điều tra nhƣ sau:
- Về tình hình dạy.
+ Về giáo án: GV đã phát huy vai trò của sách giáo khoa, sách giáo viên và các sách tham khảo khác. Vai trò tổ chức, định hướng của GV chưa thể hiện rõ.
+ Về phương pháp dạy học: Đã có những chuyển biến về phương pháp, không còn quá nặng sử dụng phương pháp truyền thụ một chiều, tuy nhiên việc tiến hành bài dạy hầu nhƣ đều đƣợc diễn đạt bằng lời của GV: Mô tả hiện tƣợng, yêu cầu học sinh dự đoán kết quả, tìm phương án thí nghiệm, nhấn mạnh cho HS ghi nhớ những nội dung quan trọng của bài,… Việc đổi mới phương pháp dạy học như phát hiện và giải quyết vấn đề đã đi vào thực tế, nhƣng do thiếu các dụng cụ thí nghiệm trực quan nên chủ yếu việc dạy kết hợp thí nghiệm chỉ đƣợc thực hiện vào những tiết dự giờ, thao giảng và thường chỉ lựa chọn những bài đã có thí nghiệm sẵn có, dễ làm, dễ thành công.
+ Nhiều GV vẫn mong muốn phát huy tính tích cực, tự chủ và sáng tạo của HS bằng việc đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ giải quyết nhưng thông thường đó là những câu hỏi giúp HS tái hiện thông thường mà không có nhiều tác dụng trong việc phát triển tư duy, không có tác dụng kích thích nhu cầu và hứng thú học tập của HS. Các vấn đề mà giáo viên đưa ra đôi khi không làm học sinh tin tưởng hoặc không gây ấn tượng mạnh do thiếu tính thực tế.
+ Khi dạy GV hầu hết không dùng TN. Không để HS tham gia thiết kế TN mà thông báo luôn sơ đồ, mô tả hiện tƣợng diễn ra và yêu cầu HS giải thích hiện tƣợng.
Do vậy không phát huy đƣợc tính tích cực, sáng tạo của HS. Một số GV tiến hành TN nhƣng không nêu rõ mục đích TN, không yêu cầu cụ thể HS cần phải quan sát điều gì trước khi tiến hành TN nên phải làm lại nhiều lần dẫn tới mất thời gian. GV có đưa ra câu hỏi yêu cầu HS giải thích hiện tượng nhưng lại không đưa ra những định hướng phù hợp với trình độ HS, sợ mất thời gian nên GV giải thích hiện tƣợng cho HS.
+ Một số bài hiện chƣa có thí nghiệm thực, mà chỉ cho HS nắm bắt về hình thức, qua mô tả bằng hình vẽ của giáo viên, khiến học sinh chƣa hình dung hết hiện tƣợng, chƣa gây đƣợc hứng thú học tập.
- Về tình hình học.
+ Qua phỏng vấn cho thấy, HS luôn có nhu cầu rất lớn trong việc học với thí nghiệm, tự làm và thiết kế thí nghiệm, đặc biệt là các thí nghiệm có chứa các tình huống có vấn đề, các thí nghiệm khác với sách giáo khoa, có những tình huống mà HS chƣa từng gặp…
+ Trong giờ học bài mới, HS còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức mới, ngại suy nghĩ động não, chỉ quen ngồi nghe giảng và đợi GV đọc để ghi chép. HS phát biểu xây dựng bài rất ít, hiếm khi đặt câu hỏi thắc mắc đối với GV về vấn đề đã học ngay cả khi không hiểu bài.
+ HS ít đƣợc quan sát, tiến hành TN trên lớp khi xây dựng kiến thức mới nên không có hứng thú trong học tập dẫn tới không hiểu bài hoặc hời hợt. Khi vận dụng kiến thức vào tình huống hơi khác với lý thuyết đã học thì tỏ ra lúng túng, thiếu tự tin.
1.5.3.2. Những khó khăn sai lầm mà HS gặp phải khi học chương “Động lực học chất điểm”.
Qua trao đổi trực tiếp và phân tích bài làm của HS, đối chiếu với những nhận xét thu đƣợc khi đánh giá các bài kiểm tra và vở bài tập của HS, chúng tôi nhận thấy HS thường mắc phải những khó khăn chủ yếu sau:
- Khả năng vận dụng các kiến hức vào thực tế nhƣ khái niệm lực, cân bằng lực, kĩ năng phân tích, tổng hợp lực, các định luật Newton và các lực cơ học còn rất hạn chế nếu chỉ học trong sách vở, thông qua mô tả của giáo viên mà không có các hiện tƣợng thực tế để vận dụng dự đoán hoặc giải thích.
- Chuyển động ném ngang với các chuyển động thành phần làm học sinh có phần mơ hồ, đôi khi không tin tưởng vào thực tế dù lí thuyết đã khẳng định. Ví dụ, khi nêu bài toán về 2 vật đƣợc thả từ cùng độ cao, một vật rơi tự do, một vật ném ngang, HS không tin rằng hai vật sẽ chạm đất cùng lúc!
1.5.3.3. Nguyên nhân dẫn tới những khó khăn sai lầm của HS.
+ Bản thân kiến thức này là khó, đòi hỏi HS phải suy luận, tƣ duy và kết hợp với các hiểu biết thực tế.
+ GV tổ chức hoạt động dạy học theo tiến trình dạy học giải quyết vấn đề nhƣng việc kết hợp với các thí nghiệm, hiện tƣợng thực tế còn chƣa nhiều nên không lôi cuốn HS vào tham gia xây dựng kiến thức mới không phát huy đƣợc tính tích cực, tự chủ
tìm tòi, sáng tạo của HS. GV chƣa khai thác triệt để kiến thức cũ của HS trong quá trình xây dựng kiến thức mới.
+ Thiết bị TN ở trường THPT mặc dù có nhưng vẫn chưa đủ. Trong quá trình dạy học, GV chƣa khai thác hết tiềm năng TN, chƣa kết hợp sử dụng có hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy: Hình vẽ, mô hình, thiết bị TN.
+ HS không nắm chắc các kiến thức liên quan, đặc biệt là toán học và vật lý. Cần nắm vững các lí thuyết trong chương nhưng đồng thời các kĩ năng về toán học cũng rất cần thiết.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Sự khác nhau cơ bản giữa dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề với dạy học truyền thống là ở mục đích và nguyên tắc tổ chức quá trình dạy học. Mục đích của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là làm cho học sinh nắm vững không chỉ các kiến thức khoa học mà cả phương pháp thu nhận kiến thức giúp phát triển năng lực nhận thức và sáng tạo của học sinh.
Thí nghiệm vật lý có vai trò quan trọng trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Theo quan điểm của lí luận nhận thức, trong dạy học vật lý ở trường phổ thông, thí nghiệm có các chức năng sau:
+ Thí nghiệm là phương tiện của việc thu nhận tri thức.
+ Thí nghiệm là phương tiện để kiểm tra tính đúng đắn của tri thức đã thu được.
+ Thí nghiệm là phương tiện của việc vận dụng tri thức đã thu được vào thực tiễn.
+ Thí nghiệm là một bộ phận của các phương pháp nhận thức vật lý.
- Thực tế giảng dạy cho thấy việc xây dựng tình huống có vấn đề sẽ khó khăn hơn nếu không có những thí nghiệm trực quan. Từ thực nghiệm sƣ phạm cho thấy rằng : một thí nghiệm dùng để xây dựng tình huống có vấn đề phải thỏa mãn những yêu cầu sau :
+ Tạo ra đƣợc mâu thuẫn của thông tin.
+ Mâu thuẫn phải kích thích đƣợc hứng thú của học sinh đối với vấn đề nghiên cứu.
+ Học sinh cảm thấy có thể giải quyết đƣợc mâu thuẫn, nghĩa là mâu thuẫn phải đảm bảo tính vừa sức.
- Với phần khảo sát tình trạng các thí nghiệm vật lý, tình hình dạy và học với thí nghiệm vật lý tại các trường THPT tỉnh Thái Nguyên cho thấy: Các thiết bị thí nghiệm hiện có đều là do sở GD&ĐT Thái Nguyên cấp phát. Không xuất hiện nhiều các thiết bị thí nghiệm do GV và HS tự thiết kế, sử dụng. Trong khi đó, nhiều kiến thức cần có sự trợ giúp của các dụng cụ trực quan, đồng thời các thí nghiệm trực quan đáp ứng nhu cầu muốn gắn lí thuyết với thực tiễn của HS.
CHƯƠNG II