Chương 4 Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.3. Kiểm định tác động của các yếu tố đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam
4.3.3. Khảo sát đồ thị mối tương quan giữa các biến
Trước khi thảo luận kết quả nghiên cứu chính, luận án trình bày xu hướng của các biến phụ thuộc và độc lập trong giai đoạn nghiên cứu thông qua các đồ thị sau đây nhằm khảo sát rõ hơn mối tương quan giữa các biến.
4.3.3.1. Nhóm yếu tố đặc thù ngân hàng
Về hiệu quả ngân hàng, Hình 4.14 cho thấy xu hướng ROA bình quân bắt đầu sụt giảm từ năm 2008 đến 2015, từ mức trung bình 1,19% (so với 1,65% năm Nguồn: Trích xuất từ Stata 11.0
2007) và đến năm 2015 chỉ đạt 0,488%. Năm 2008 là năm ngành Ngân hàng phải đối mặt với khó khăn khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, mặt khác lại bị chi phối bởi các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách điều hành lãi suất, tiền tệ của NHNN. Trong hình, hiệu quả chi phí thấp nhất năm 2012 và 2014 lần lượt là 0,658 và 0,617. Có thể thấy, xu hướng ngược chiều của nợ xấu với hiệu quả ngân hàng.
Hình 4.14. Diễn biến hiệu quả chi phí, hiệu quả lợi nhuận và nợ xấu
Hình 4.15 cho thấy quy mô ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2010, do áp lực tăng vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng từ NHNN đã khiến các NHTM khó khăn trong công tác tăng vốn, tìm kiếm cổ đông chiến lược. Tuy nhiên, cuối năm 2010 thì hầu hết các ngân hàng đều hoàn thành kế hoạch tăng vốn theo yêu cầu của NHNN, nguồn vốn mới làm cho tổng tài sản của NHTM tăng mạnh ở mức 38,83% so với năm 2009. Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp từ năm 2012 đến 2014, tốc độ tăng quy mô tài sản của NHTM giảm xuống và lần lượt đạt 4,49%, 13,78% và 4,74% . Đây có thể coi là giai đoạn khó khăn của ngành ngân hàng. So sánh với tỷ lệ nợ xấu trong Hình 4.16, ta thấy giai đoạn 2007-2011, quy mô ngân hàng tăng thì nợ xấu cũng tăng. Mối liên hệ này lại ngược chiều giai đoạn 2012-2015, đặc biệt là
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
NPL ROA CE
%
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM, 2015
năm 2012, tốc độ tăng tài sản rất thấp nhưng nợ xấu tăng cao. Năm 2013-2014, nợ xấu có dấu hiệu giảm dù quy mô ngân hàng vẫn tăng.
Hình 4.15. Diễn biến tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng tín dụng và nợ xấu
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM, 2005- 2015 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu đạt mức trung bình là 12,45%, trong đó cao nhất là năm 2008 với 14,007% và thấp nhất năm 2015 với 8,848%.
Các ngân hàng liên tục tăng vốn chủ sở hữu qua các năm nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động, vốn chủ sở hữu trung bình của 34 NHTM đạt 18.113,67 tỷ đồng đến cuối năm 2014. Tất cả các ngân hàng trong bộ dữ liệu đều đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng của NHNN. Theo thanh tra NHNN, có một số NHTM tăng vốn ảo bằng cách ngân hàng A lập công ty con rồi đẩy vốn huy động qua công ty con đem mua cổ phần của ngân hàng B trong các đợt phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ của ngân hàng B. Đây là dạng rủi ro mà ngân hàng B phải đối mặt, vì phần vốn tăng thêm đó phải trở về ngân hàng A, làm tăng rủi ro cho ngân hàng B. Vấn đề sở hữu chéo này gây ra nhiều tác động ngoài kiểm soát, các cơ quan nhà nước đang tìm cách giảm thiểu rủi ro hệ thống này. So sánh tỷ lệ nợ xấu và vốn chủ sở hữu như trong Hình 4.16, trong giai
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
NPL TA LGR
NPL(%) TA, LGR(%)
đoạn nghiên cứu, từ năm 2008, nợ xấu có xu hướng tăng trong khi vốn chủ sở hữu lại giảm.
Hình 4.16. Diễn biến vốn chủ sở hữu, cho vay/huy động, dự phòng rủi ro tín dụng và nợ xấu
Dư nợ cho vay trên vốn huy động của các NHTM ở mức trung bình là 66,93%
trong giai đoạn 2005-2015. Tỷ lệ này càng cao tức là ngân hàng dùng càng nhiều vốn huy động cộng với các nguồn vốn khác (vốn chủ sở hữu) đem đi cho vay. Điều này nguy hiểm vì dễ xảy ra rủi ro thanh khoản cho ngân hàng và cả hệ thống. So sánh tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động và tỷ lệ nợ xấu theo Hình 4.16, dư nợ cho vay cho xu hướng giảm từ năm 2005 đến 2011 và tăng trở lại từ năm 2012-2015. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu lại gia tăng từ năm 2008 đến 2012. Do đó, chúng ta thấy hai yếu tố này có quan hệ ngược chiều nhau.
4.3.3.2. Nhóm yếu tố đặc thù ngành
Về chỉ số mức độ cạnh tranh trong Hình 4.17, có thể thấy thị trường ngân hàng Việt Nam bị chi phối bởi 4 NHTM lớn nhất, tuy nhiên cả hai chỉ số CR4 và HHI đều giảm từ giai đoạn 2009-2011, sau đó có tăng trong giai đoạn 2013- 2015. Sự sụt giảm về mức độ tập trung thị trường trong cả giai đoạn nghiên cứu
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
NPL LLR ETA LDR
NPL, LLR(%) ETA, LDR(%)
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM, 2005- 2015
cho thấy mức độ cạnh tranh tăng lên của thị trường ngân hàng Việt Nam. Điều này có thể là do sự thay đổi đáng kể trong cấu trúc thị trường ngân hàng Việt Nam sau khi gia nhập WTO năm 2007.
Hình 4.17. Diễn biến chỉ số cạnh tranh và nợ xấu
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM và IFS, 2015 4.3.3.3. Nhóm yếu tố kinh tế vĩ mô
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của cả giai đoạn nghiên cứu là 6.30%, với mức cao nhất là năm 2005 là 8,44% và mức thấp nhất là năm 2012 là 5,25%.
Như vậy, từ năm 2008 đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã giảm xuống so với giai đoạn trước đó từ giai đoạn 2000-2007, chỉ còn xoay quanh mức 6%. Hình 4.18 cho thấy, tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ ngược chiều với nợ xấu. Điều này có thể giải thích là do khi nền kế tăng trưởng tốt, tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng của các đối tượng trong nền kinh tế, do đó góp phần làm nợ xấu giảm và ngược lại. Điều này phù hợp với Việt Nam do nền kinh tế tăng trưởng vẫn dựa vào tăng cung tín dụng.
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
NPL HHI CR4
NPL(%) HHI, CR4
Hình 4.18. Diễn biến tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá nhà và nợ xấu
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM và IFS, Tổng cục thống kê, 2015 Về chỉ số giá nhà, chỉ tiêu này nhiều biến động, tăng trong giai đoạn 2005-2007, bắt đầu sụt giảm năm 2008-2009 và tăng trở lại năm 2010-2011, từ năm 2011, chỉ số nhà đã giảm sâu. Chỉ số này theo Hình 4.18 có một số giai đoạn biến động cùng chiều với nợ xấu. Hình 4.20 cũng cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa nợ xấu và tỷ lệ lạm phát. Năm 2007, Việt Nam mới giai nhập WTO nên dòng vốn đầu tư vào nền kinh tế khá nhiều, do đó, nền kinh tế dư thừa một lượng vốn khá lớn, làm cho tỷ lệ lạm phát năm 2008 tăng cao. Sang năm 2009, do chính phủ thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng dự trữ bắt buộc, giảm cung tín dụng nên lạm phát năm 2009 giảm xuống 7,055%. Năm 2011, lạm phát tăng trở lại cùng với bối cảnh nền kinh tế khó khăn đã làm nhiều doanh nghiệp mất thanh khoản dẫn đến nợ xấu gia tăng.
Từ năm 2012, lạm phát được khống chế, cung tín dụng được nới lỏng, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoặc tuyên bố phá sản. Năm 2013, tình hình diễn biến tích cực hơn khi nền kinh tế tăng trưởng cao hơn năm 2012, các ngân hàng bước đầu đã làm sạch bảng cân đối kế toán thông qua các thương vụ mua bán nợ cho VAMC nên tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng giảm xuống. Hình 4.19 cũng cho thấy biến động cùng
-5 0 5 10 15 20 25
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
NPL GDP ESI
(%)
chiều của lãi suất với nợ xấu. Lãi suất của giai đoạn này có xu hướng giảm từ năm 2009 tương ứng với nợ xấu.
Hình 4.19. Diễn biến lạm phát, lãi suất với nợ xấu
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM và IFS, 2015 Dựa trên giá trị trung bình của nợ xấu và tỷ giá hối đoái trong thời gian 11 năm trong Hình 4.20, có thể thấy biến động tỷ giá có xu hướng cùng chiều với nợ xấu, như cùng có xu hướng giảm từ năm 2005-2006, cùng có xu hướng tăng từ năm 2009-2012.
Hình 4.20. Diễn biến tỷ giá hối đoái với nợ xấu
0 5 10 15 20 25
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
NPL INF IR
(%)
0 5000 10000 15000 20000 25000
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
NPL EX
NPL(%) EX
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM và IFS, 2015