Chương 4 Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.3. Kiểm định tác động của các yếu tố đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam
4.3.6. Kết quả ước lượng các yếu tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng thương mại Việt Nam
Kết quả ước lượng về ảnh hưởng của các yếu tố đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam được trình bày ở Bảng 4.9. Các mô hình nghiên cứu được xây dựng ở Chương 3 được kiểm định bằng cách hồi quy 4 mô hình như sau. Mô hình 1 đưa vào các biến đặc thù và biến vĩ mô, ước lượng ảnh hưởng của chỉ số CR4, mô hình 2 kiểm định ảnh hưởng của HHI, mô hình 3 khảo sát ảnh hưởng của lãi suất cũng như yếu tố kiểm soát của chủ sở hữu đến nợ xấu và mô hình 4 ước lượng ảnh hưởng của thị trường bất động sản đến nợ xấu.
Bảng 4.9 trình bày kết quả ước lượng bằng phương pháp GMM hệ thống hai bước và đây là mô hình có các sai số chuẩn mạnh. Các mô hình đều thỏa mãn điều kiện về hiện tượng tương quan chuỗi trong mô hình với các giá trị p-value của AR(1) nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,5% và các giá trị p-value của AR(2) không có ý nghĩa thống kê. Do đó, các kiểm định về sự phù hợp của biến công cụ đáng
0%
2%
4%
6%
8%
10%
12%
14%
16%
18%
0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Thu nhập từ lãi Thu nhập ngoài lãi tỷ lệ TN ngoài lãi/tổng thu nhập Thu nhập (Tỷ đồng)
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM, 2005-2015
tin cậy. Kết quả kiểm định của Hansen đều có giá trị p-value khá cao nên không có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 là các biến công cụ là phù hợp. Điều này chứng tỏ các biến công cụ đã giải quyết được vấn đề nội sinh của mô hình. Do đó, các hệ số ước lượng của mô hình nghiên cứu có thể đạt được hiệu quả và được sử dụng để phân tích.
Bảng 4.9. Kết quả ước lượng GMM về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam
Biến phụ
thuộc NPL Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4
L.NPL
0,3312***
(0,0042)
0,3801***
(0,0045)
0,3033***
(0,0182)
0,4147***
(0,0225) Yếu tố đặc thù
ROA -0,2335***
(0,0104)
-0,4860***
(0,0121)
-0,2680***
(0,0887)
-0,2665**
(0,0196)
CE -0,1649**
(0,1778)
-0,1908**
(0,2011)
-0,2510**
(0,1893)
-0,2680*
(0,2582)
ETA -0,0227***
(0,0060)
-0,0098*
(0,0073)
-0,0270**
(0,0114)
-0,1053***
(0,0214)
LGR -0,0018***
(0,0003)
-0,0012***
(0,0002)
-0,0005***
(0,0064)
-0,0047***
(0,0014)
TA 0,1405**
(0,0650)
0,1146*
(0,1078)
0,0968**
(0,3987)
0,3664***
(0,1802)
LDR -0,0044***
(0,0016)
-0,0016***
(0,0064)
-0,0018*
(0,0008)
-0,0034*
(0,0031)
LLR 0,0111***
(0,0040)
0,0192**
(0,0021)
0,0930***
(0,0160)
0,0219***
(0,0117)
Own1 - 0,1158***
(0,4256)
Own2 0,0605***
(0,6212)
Own3 0,0347**
(0,0899) Yếu tố cạnh tranh ngành
HHI
-0,5530***
(0,2428) CR4
-0,6279*
(0,9957)
-0,2729**
(0,0738)
-0,5421***
(0,1367)
Biến phụ
thuộc NPL Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4
Yếu tố vĩ mô GDP
-0,3990***
(0,0708)
-0,3931***
(0,0624)
-0,4589***
(0,0545)
-0,7546***
(0,0462) INF
0,0188**
(0,0061)
0,0447***
(0,0054) EXI
0,2059***
(0,4102)
0,3210***
(0,4019)
0,5124***
(0,1103)
0,4397***
(0,1217) IR
0,1083***
(0,0204) ESI
0,0683***
(0,0038) CONS.
-0,6293***
(0,0110)
-1,7741***
(0,0257)
-0,5672***
(0,4357)
-1,4959***
(0,3802) Số quan
sát 323 323 323 323
Số NH 34 34 34 34
Số công cụ 19 22 23 21
Pro>chi2 0,000 0,000 0,000 0,000
Hansen
test 0,488 0,574 0,559 0,625
AR(1) 0,009 0,031 0,015 0,008
AR(2) 0,594 0,775 0,535 0,612
***, **, * có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1%, 5% và 10%. Trong dấu ngoặc thể hiện sai số chuẩn của hệ số hồi quy. IR và ESI được tách ra khỏi mô hình (1) và (2) để tránh vấn đề đa cộng tuyến vì có hệ số tương quan cao với INF. Mô hình 1 ước lượng các yếu tố trong đó có chỉ số CR4, mô hình 2 kiểm định chỉ số HHI, mô hình 3 khảo sát ảnh hưởng của lãi suất và kiểm soát của chủ sở hữu đến nợ xấu và mô hình 4 ước lượng ảnh hưởng của thị trường bất động sản đến nợ xấu.
Nguồn: Trích xuất từ Stata 11.0
4.3.6.1. Các yếu tố đặc thù ngân hàng - Biến nợ xấu trong quá khứ
Kết quả Bảng 4.9 cho thấy nợ xấu trong quá khứ (L.NPL) có tác động cùng chiều lên nợ xấu ở hiện tại đúng như kỳ vọng nghiên cứu ở chương 3. Hệ số hồi quy độ trễ 1 năm của nợ xấu là dương có mối tương quan và có ý nghĩa thống kê 1% ở tất cả mô hình. Như vậy, trong điều kiện tất cả yếu tố không đổi, khi
biến L.NPL tăng 1 đơn vị, làm cho biến NPL tăng 0,3312 đơn vị (mô hình 1);
0,3801 (mô hình 2); 0,3033 (mô hình 3) và 0,4147 (mô hình 4), tức là làm cho nợ xấu ở hiện tại tăng lên. Điều này cho thấy khi chất lượng tín dụng có xu hướng giảm ở năm trước sẽ kéo theo năm sau giảm và ngược lại. Điều này có ý nghĩa là một cú sốc với nợ xấu sẽ có ảnh hưởng lâu dài đối với hệ thống ngân hàng. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Salas và Saurina (2002) hay Klein (2013). Theo giả thuyết “quản lý kém”, nợ xấu trong quá khứ cao thể hiện khả năng quản trị rủi ro trong cho vay của ngân hàng kém dẫn đến nợ xấu gia tăng trong hiện tại. Với kết quả này cho thấy, NHTM Việt Nam nào kiểm soát tốt nợ xấu không phải đối diện với rủi ro nợ xấu tăng cao. Kết quả này cũng hàm ý rằng các NHTM nên chú trọng công tác kiểm soát rủi ro, kiểm soát nợ xấu để phòng ngừa nợ xấu có tính xu hướng theo thời gian.
Nguyên nhân nợ xấu của các NHTM Việt Nam biến động trong giai đoạn nghiên cứu là do ảnh hưởng của các quy định phân loại nợ của NHNN. Trong giai đoạn 2005-2015, NHNN đã ban hành 4 quy định về phân loại nợ và nội dung chính của các quy định này được trình bày tóm tắt như sau: Thứ nhất, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòngđể xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD. Theo Quyết định này, nợ xấu được quy định là: (i) Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên và (ii) Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ đã quá hạn từ dưới 90 ngày trở lên. Nhìn chung quy định về nợ xấu của Việt Nam theo Quyết định này có những điểm tương đồng với các tổ chức quốc tế, tuy vẫn chưa thống nhất hoàn toàn một số điểm như sau: (i) Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày thuộc nhóm 2 không xếp vào loại nợ xấu; (ii) Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ không được xem là nợ nghi ngờ và (iii) Các khoản nợ được miễn, giảm lãi là các khoản nợ gặp khó khăn trong việc trả nợ nhưng vẫn được xếp ở nhóm nợ bình thường. Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN có hiệu lực trong Q2/2005 và có vai trò chỉ đạo, hướng dẫn TCTD Việt Nam phân loại nợ vay trong suốt giai đoạn 2005-2012. Chính vì thế, các số liệu nợ có vấn đề của các NHTM tương đối đồng nhất và phản ánh đúng thực trạng.
Thứ hai, Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Đây là một quyết định cứu cánh cho các ngân hàng tại thời điểm nợ xấu tăng nhanh. Quyết định này có hiệu lực kể từ 23/4/2012 đã tạo cơ sở pháp lý cho các ngân hàng cơ cấu các khoản vay không có khả năng trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Quyết định này làm cho nợ xấu của các NHTM không phản ánh đúng bức tranh nợ xấu của ngành Ngân hàng.
Thứ ba, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư 02 ra đời giúp khắc phục những thiếu sót của các quy định trước và Thông tư này thay thế Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 780/QĐ-NHNN. Thông tư 02 có hiệu lực từ 01/6/2014. Các khoản nợ xấu bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu; (iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; (iv) Các khoản nợ vi phạm quy định của pháp luật về cấp tín dụng; (v) Các khoản nợ đang thu hồi theo kết luận của thanh tra và (vi) Các khoản nợ của khách hàng là TCTD được NHNN công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản. Tuy Thông tư 02 bổ sung tiêu chuẩn phân loại nợ gần sát hơn với thông lệ quốc tế, cụ thể đã bổ sung thêm các khoản nợ vi phạm cấp tín dụng của pháp luật, các khoản nợ của khách hàng là các TCTD đang trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi vay hoặc được cơ cấu lại thời hạn trả nợ vào nhóm nợ xấu, nhưng Thông tư 02/2013/NHNN vẫn duy trì nội dung của Quyết định 780/2013 cho đến hết năm 2015, nên làm cho nợ xấu phản ánh không đúng thực trạng.
Thứ tư, Thông tư số 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. So với Thông tư 02, Thông tư 09 bổ sung quy định: Các TCTD Việt Nam thực hiện việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam phát hành để mua nợ xấu của TCTD. Bên cạnh đó, Thông tư 09 sửa đổi một số nội dung của Thông tư 02, như: Đối với các khoản nợ vi phạm pháp luật, các khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và trong thời gian chưa thu hồi được theo quyết định thu hồi, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo qui định tại Thông tư. Đặc biệt, Thông tư 09 đã bổ sung: NHNN cho phép các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại trước khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi đáp ứng đủ điều kiện (không vi phạm qui định pháp luật, phù hợp với mục đích dự án, khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có phương án khả thi mới về trả nợ...). Với những nội dung điều chỉnh như trên, Thông tư 09 đã nới lỏng quy định về đánh giá, phân loại nợ xấu so với quy định tại Thông tư 02. Trong đó, mục tiêu lùi thời hạn phân loại nợ là tránh đẩy tỉ lệ nợ xấu tăng cao, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ngân hàng và khả năng mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, Thông tư 09 chấm dứt hiệu lực của Quyết định 780/QĐ- NHNN ngày 23/4/2012 vốn trao thẩm quyền rộng rãi cho các TCTD trong việc điều chuyển các nhóm nợ.
- Biến hiệu quả lợi nhuận và hiệu quả chi phí
Kết quả thực nghiệm đã cho thấy ROA tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu NPL. Đây là biến giải thích tốt của mô hình nghiên cứu: trong điều kiện tất cả các yếu tố khác không đổi, khi ROA tăng một đơn vị, sẽ làm NPL giảm 0,2335 (mô hình 1); 0,4860 (mô hình 2); 0,2680 (mô hình 3), 0,2665 (mô hình 4) ở mức ý nghĩa 1%, qua đó làm giảm tỷ lệ nợ xấu. Điều này phù hợp với giả thuyết “quản lý kém” của Berger và DeYoung (1997) và đa số các nghiên cứu đã công bố như Louzis và ctg (2012), Klein (2013) và Karim và ctg (2010). Kết
quả này cho thấy, những ngân hàng có nợ xấu cao là do việc quản trị ngân hàng kém dẫn đến nhiều hoạt động rủi ro và làm nợ xấu gia tăng. Ngược lại, ngân hàng nào kinh doanh tốt, suất sinh lời cao là ngân hàng có khả năng kiểm soát tốt nợ xấu hay kiểm soát tốt chi phí kinh doanh nên tỷ lệ nợ xấu giảm. Khi ngân hàng giảm trích lập dự phòng, tức làm tăng lợi nhuận chứng tỏ nợ xấu đang giảm. Kết quả này có hàm ý rằng nhà quản lý ngân hàng nên chú trọng và tăng cường hiệu quả hoạt động để giảm rủi ro nợ xấu tăng cao.
Hiệu quả chi phí CE cũng phù hợp với kỳ vọng nghiên cứu: CE tác động tiêu cực đến NPL có ý nghĩa thống kê là 5%. Điều này cho thấy việc quản lý chi phí kém hiệu quả dẫn dến nợ xấu gia tăng và ngược lại. Các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao đồng thời cũng có hiệu quả chi phí thấp. Nguyên nhân là do các ngân hàng quản lý yếu kém trong việc giám sát chi phí cũng như khách hàng vay nợ;
hay các khoản nợ xấu hình thành do các yếu tố bên ngoài khiến chi phí phụ trội liên quan đến các khoản nợ xấu tăng tạo ra hiệu quả chi phí thấp. Hiệu quả chi phí giảm dần là do chi phí của các NHTM Việt Nam không ngừng tăng lên trong giai đoạn 2005- 2015, đó là chi phí của 3 yếu tố đầu vào là chi phí nhân công, chi phí TSCĐ và chi phí trả lãi. Trong đó, chi phí của các NHTMNN cao hơn 6 lần chi phí của NHTMCP (Bảng 4.8).
- Biến an toàn vốn ngân hàng
Kết quả hồi quy phù hợp kỳ vọng: vốn ngân hàng (ETA) tác động ngược chiều đến NPL. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi ETA tăng 1 đơn vị thì NPL giảm 0,0227 đơn vị (mô hình 1); 0,0098 đơn vị (mô hình 2); 0.0270 đơn vị (mô hình 3) và 0,1053 đơn vị (mô hình 4), với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này phù hợp với giả thuyết “rủi ro đạo đức” của Keeton và Morris (1987), cũng như nghiên cứu của Louzis và ctg (2012). NHTM Việt Nam có mức vốn chủ sở hữu tăng từ năm 2005 đến 2008, sau đó có xu hướng giảm, cộng với việc vốn tuy tăng nhưng do vấn đề cấu trúc sở hữu chéo ở các NHTM Việt Nam dẫn đến việc tăng vốn thực không nhiều. Điều này khiến hệ số an toàn vốn không tăng thực có thể dẫn đến nguồn vốn này không đủ bù đắp rủi ro. NHTM Việt Nam
nào có mức vốn hóa thấp thì rủi ro danh mục cho vay gia tăng do thiếu sự đa dạng hóa với các khoản cho vay mà chỉ tập trung vào một số đối tượng và do đó làm tăng nợ xấu và ngược lại các NHTM có mức vốn hóa cao có khả năng đa dạng hóa các khoản vay tốt hơn và làm giảm rủi ro nợ xấu.
- Biến tốc độ tăng trưởng tín dụng
Từ Bảng 4.9, kết quả cho thấy tăng trưởng tín dụng (LGR) là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Không giống như kỳ vọng nghiên cứu là: Tốc độ tăng trưởng tín dụng tác động cùng chiều đến nợ xấu. Theo kết quả, LGR tác động ngược chiều với NPL ở mức ý nghĩa 1% ở cả 4 mô hình. Khi các yếu tố khác không đổi, LGR tăng 1 đơn vị thì NPL giảm 0,0018 đơn vị (mô hình 1); 0,0012 đơn vị (mô hình 2); 0,0005 đơn vị (mô hình 3); 0,0047 đơn vị (mô hình 4). Kết quả nghiên cứu tương tự với kết quả với Le (2016) và Jimenez và ctg (2006). Mối quan hệ ngược chiều này có thể được giải thích theo lý thuyết của Keeton (1999) như sau. Thứ nhất, thị trường vốn vay tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu tồn tại sự dịch chuyển trong cầu tín dụng, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp giảm, tăng trưởng tín dụng giảm, làm cho hạn chế dòng tiền, từ đó, khả năng trả nợ của chủ thể vay vốn bị ảnh hưởng, làm nợ xấu gia tăng. Thứ hai, sự dịch chuyển cầu tín dụng do dịch chuyển trong năng suất lao động. Năng suất lao động giảm là dấu hiệu xấu của chủ thể vay vốn. Do nhu cầu vay vốn bắt nguồn từ các điều kiện bất lợi của năng suất lao động thấp, các NHTM có thể đưa ra các tiêu chuẩn tín dụng khắt khe hơn và giảm tăng trưởng tín dụng. Nợ xấu gia tăng do những tác động tiêu cực từ năng suất lao động đến khả năng tài chính của người đi vay.
- Biến quy mô ngân hàng
Biến quy mô ngân hàng (TA) có tương quan cùng chiều với nợ xấu với mức ý nghĩa 1% (mô hình 4), 5% (mô hình 1 và 3) và 10% (mô hình 2). Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi TA tăng 1 đơn vị thì nợ xấu tăng 0,1405 đơn vị (mô hình 1), 0,1146 đơn vị (mô hình 2); 0,0968 đơn vị (mô hình 3);
0,3664 đơn vị (mô hình 4). Điều này đúng với kỳ vọng nghiên cứu đề cập ở
Chương 3: Quy mô ngân hàng càng tăng thì nợ xấu càng tăng. Điều này phù hợp với giả thuyết “quá lớn để sụp đổ”, tức là do ngân hàng lớn chấp nhận rủi ro quá mức bằng cách tăng sử dụng vốn cho vay của mình, do đó nợ xấu nhiều hơn. Tại Việt Nam, NHTM có quy mô lớn hơn thường có hệ thống chi nhánh, công ty con tăng lên nhưng trình độ quản trị yếu kém, khả năng kiểm soát nợ xấu không theo kịp với quy mô nên nợ xấu chiếm tỷ lệ cao. Bên cạnh đó, những NHTM lớn thường có lợi thế huy động vốn từ dân cư. Trong điều kiện dồi dào thanh khoản, bên cạnh cho vay, các NHTM lớn còn đầu tư dưới nhiều hình thức khác như: ủy thác các công ty liên quan đầu tư chứng khoán, trái phiếu vàng, ngoại hối, bất động sản, gửi các TCTD khác để kiếm lợi nhuận, đầu tư vào các doanh nghiệp khác… Khi gặp các biến động trên thị trường như biến động lãi suất, giá vàng, hoặc thị trường chứng khoán sụt giảm, thì các khoản đầu tư này bị thua lỗ dẫn đến không thể thu hồi các khoản ủy thác đầu tư, từ đó làm tăng nợ xấu. Thêm vào đó, các NHTM quy mô lớn đa số là các NHTMNN, cho các DNNN vay, mà các DNNN này hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, từ đó gây ra rủi ro cho ngân hàng. Các NHTM ở Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trên thị trường tài chính nên nếu một ngân hàng sụp đổ sẽ làm ảnh hưởng toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Do đó, không thể loại trừ trường hợp các NHTM đều tin vào sự bảo lãnh của NHNN và họ luôn mang tâm lý sẵn sàng đẩy mạnh huy động vốn và hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng mà không lo ngại nợ xấu trong tương lai.
- Biến dư nợ trên vốn huy động
Kết quả thực nghiệm thu được trong Bảng 4.9 không giống kỳ vọng nghiên cứu cho rằng dư nợ trên vốn huy động LDR tác động cùng chiều NPL. Trong khi đó, kết quả là LDR phản ánh mối quan hệ ngược chiều với NPL. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi LDR tăng 1 đơn vị thì NPL giảm 0,0044 đơn vị (mô hình 1), 0,0016 đơn vị (mô hình 2), 0,0018 đơn vị (mô hình 3) và 0,0034 đơn vị (mô hình 4). Điều này phù hợp với giả thuyết “rủi ro đạo đức” và các kết quả nghiên cứu của Louzis và ctg(2012). Khi khả năng thanh khoản