Kinh nghiệm của Tổng công ty bảo hiểm BIDV

Một phần của tài liệu Tóm tắt Chiến lược thị phần bảo hiểm tài sản - kỹ thuật của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân Đội Luận văn ThS. Quản trị - Quản lý (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHIẾN LƢỢC THỊ PHẦN BẢO HIỂM TÀI SẢN-KỸ THUẬT CỦA

1.3. Cơ sở thực tiễn chiến lƣợc thị phần bảo hiểm tài sản - kỹ thuật của một số công ty bảo hiểm Việt Nam

1.3.2. Kinh nghiệm của Tổng công ty bảo hiểm BIDV

Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC), mặc dù là một DNBH non trẻ nhƣng trong giai đoạn 2011-2015, BIC luôn nằm trong top 5, top 6 về thị phần nghiệp vụ BH tài sản - kỹ thuật. Và nghiệp vụ này luôn đứng đầu trong doanh thu phí BH của BIC với mức tăng trưởng cũng khá cao. Nguyên do là ban lãnh đạo Tổng công ty bảo hiểm BIDV nâng cao công tác đánh giá rủi ro, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, chiến lƣợc kinh doanh chuyển sang khai thác các dịch vụ hiệu quả và chọn lọc khách hàng, đồng thời, nguồn khách hàng dồi dào của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam cũng sẽ là nguồn khách hàng mục tiêu mà BIC hướng đến.

Bảng 1.2: Doanh thu và thị phần nghiệp vụ bảo hiểm TS-KT của BIC (2011-2015)

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

DNBH

DT (Tỷ đ)

TP (%)

DT (Tỷ đ)

TP (%)

DT (Tỷ đ)

TP (%)

DT (Tỷ đ)

TP (%)

DT (Tỷ đ)

TP (%)

BIC 271,960 3,62 254,283 2,19 283,076 2,13 363,594 3,24 420,862 3,35 Toàn TT 7.518,352 100 11.617,817 100 13.271,528 100 11.233,827 100 12.557,235 100

Tuy vậy năm 2012, thị phần của BIC có giảm xuống nhƣng không đáng kể, nguyên nhân do thị phần của PTI và Samsung Vina tăng. PTI thì có gói bảo hiểm Header Page 46 of 126.

Tài sản - Kỹ thuật cho vệ tinh Vinasat 1 và Vinasat 2, còn Samssung Vina cũng đẩy mạnh vào các Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, điển hình có Samsung đã và đang xây dựng thêm nhiều nhà máy tại các khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Thái Nguyên…

Các sản phẩm bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật của BIC đang triển khai cũng rất đa dạng:

Tài sản:

- Bảo hiểm cây cao su - Bảo hiểm ATM

- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh khi có rủi ro về tài sản - Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản

- Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

- Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt

Kỹ thuật:

- Bảo hiểm thiết bị điện tử

- Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng lắp đặt - Bảo hiểm đổ vỡ máy móc, Bảo hiểm nồi hơi - Bảo hiểm máy móc và thiết bị xây dựng

Ta có thể thấy đƣợc các sản phẩm bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật mà BIC triển khai khá đa dạng, bám sát nhu cầu thực tế của thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường với bất cứ doanh nghiệp bảo hiểm nào trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Đó cũng là điều mà MIC cần chú ý để phát huy tiềm năng và phát triển thêm nhiều loại sản phẩm bảo hiểm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho chiến lược gia tăng thị phần của MIC

Từ phân tích kinh nghiệm triển khai nghiệp vụ BH TSKT của PVI và BIC, ta rút ra đƣợc những kinh nghiệm sau:

Header Page 47 of 126.

- Chất lƣợng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển lâu dài và bền vững. Vì vậy phải luôn đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lên hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển của Tổng công ty.

- Chú trọng đẩy mạnh bảo hiểm ngành, thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ với các cổ đông chính.

- Sử dụng các công nghệ hiện đại trong tổ chức kinh doanh dịch vụ bảo hiểm.

- Xây dựng và quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh hoạt động Marketing tư vấn và đa dạng hoá các kênh phân phối để thu hút khách hàng, mở rộng thị phần.

- Hoàn thiện môi trường pháp lý của Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

- Các đơn vị cần chủ động trong việc phân tách đơn vị rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ này.

- Đẩy mạnh khai thác các tài sản thuộc rủi ro loại 1 và loại 2. Tổng Công ty sẽ tạo điều kiện tối đa trong việc khai thác những nhóm rủi ro này. Hạn chế khai thác đối với nhóm ngành rủi ro loại 3. Đặc biệt là các ngành gỗ, giấy, dệt may có nguy cơ tổn thất rất cao và mang tính thảm họa.

Header Page 48 of 126.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Hoàng Tuấn Anh, 2016. Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm quân đội. Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh. Hà Nội: Trường đại học Bách khoa Hà Nội.

2. Trịnh Thị Xuân Dung, 2012. Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam. Luận án Tiến sỹ. Hà Nội: Trường Đại học kinh tế quốc dân.

3. Nguyễn Văn Định, 2010. Giáo trình bảo hiểm. Hà Nội: Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.

4. Đặng Quang Đức, 2007. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Hà Nội: Trường Đại học ngoại thương.

5. Lê Thế Giới và Cộng sự, 2001. Quản trị chiến lược. Hà Nội: Nxb Dân trí.

6. Hiệp hội bảo hiểm, 2010. Tổng hợp số liệu Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2010. Hà Nội.

7. Hiệp hội bảo hiểm, 2011. Tổng hợp số liệu Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2011. Hà Nội.

8. Hiệp hội bảo hiểm, 2012. Tổng hợp số liệu Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2012. Hà Nội.

9. Hiệp hội bảo hiểm, 2013. Tổng hợp số liệu Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2013. Hà Nội.

10. Hiệp hội bảo hiểm, 2014. Tổng hợp số liệu Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2014. Hà Nội.

11. Hiệp hội bảo hiểm, 2015. Tổng hợp số liệu Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2015. Hà Nội.

Header Page 49 of 126.

12. Michael E. Porter, 2013. Chiến lược cạnh tranh (Competitive Strategy). Nxb Trẻ.

13. Tạ Thị Diệu Mỹ, 2008. Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bảo hiểm phi nhân thọ BIC trong điều kiện hội nhập. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Hà Nội:

Trường đại học ngoại thương.

14. Nguyễn Thị Thủy, 2002. Các biện pháp cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

15. Thủ tướng Chính phủ, 2012.Quyết định số 193/QĐ-TTg về chiến lược phát triển thị trường Bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Hà Nội.

16. Phạm Thị Thu Thủy, 2013. Quản lý hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ của công ty bảo hiểm MIC.

17. Trần Hùng Tiến, 2010. Nâng cao năng lực cạnh tranh của bảo hiểm phi nhân thọ việt nam thời gian gần đây.

18. Tổng công ty cổ phần bảo hiểm quân đội, 2015. Báo cáo HĐQT và Ban TGĐ năm 2015. Hà Nội.

19. Tổng công ty cổ phần bảo hiểm quân đội, 2010. 2011. 2012. 2013. 2014. 2015.

Báo cáo thường niên. Hà Nội.

II. Các website

1. Phùng Ngọc Khánh, 2015. Thị trường bảo hiểm kỳ vọng phát triển mạnh mẽ.

Tin thị trường bảo hiểm-MIC.

<https://mic.vn/NewDetail.aspx?id=1907>. [Ngày truy cập: 12 tháng 11 năm 2016].

2. Kim Lan, 2015. Khoảng trống bảo hiểm cho các tài sản công có giá trị lớn.

Tin thị trường bảo hiểm-MIC.

<https://mic.vn/NewDetail.aspx?id=1812> . [Ngày truy cập: 20 tháng 9 năm 2016].

Header Page 50 of 126.

Một phần của tài liệu Tóm tắt Chiến lược thị phần bảo hiểm tài sản - kỹ thuật của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân Đội Luận văn ThS. Quản trị - Quản lý (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)