Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT
2.2 Đánh giá chung về dịch vụ kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay
2.2.1 Những kết quả đạt được
Thứ nhất, về cơ bản, hệ thống văn bản pháp luật về KTĐL do Nhà nước ban hành sau khi Luật kiểm toán độc lập ban hành năm 2011 đã khá hoàn chỉnh. Các quy định và hướng dẫn phổ biến của quốc tế về KTĐL, đặc biệt là hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán được Bộ Tài chính ban hành đợt 1 và 10 chuẩn mực về dịch vụ đảm bảo, các dịch vụ liên quan và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp được ban hành đợt 2 đã được vận dụng và ban hành áp dụng cho Việt Nam. Hệ thống văn bản pháp luật về KTĐL đã đi vào cuộc sống, làm cơ sở pháp lý cho việc hình thành, hoạt động và phát triển của ngành KTĐL.
Thứ hai, về quản lý nhà nước đối với hoạt động KTĐL: Với hệ thống văn bản pháp luật mới, việc quản lý nhà nước được thực hiện một cách rõ ràng, minh bạch và đã có những hiệu quả nhất định tiệm cận mới các thông lệ quản lý của quốc tế. Cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Tài chính đã thể hiện được vai trò của mình trong việc quản lý về cấp phép hành nghề, cấp phép đủ điều kiện kinh doanh cũng như ban hành các chuẩn mực kiểm toán và kiểm tra, thanh tra các DNKT trong quá trình hoạt động.
Thứ ba, về đóng góp của hoạt động kiểm toán đối với thị trường: Sau 25 năm hoạt động, ngành KTĐL của Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể, đã phát triển nhanh về số lượng và quy mô công ty cũng như năng lực chuyên môn và chất lượng dịch vụ. Hầu hết các dịch vụ do các DNKT cung cấp đã
57
ngày càng được tín nhiệm, được xã hội thừa nhận. Nhiều DNKT có số lượng KTV lớn, KTV dày dạn kinh nghiệm đã tạo lập được vị thế và danh tiếng trên thị trường, được nhiều khách hàng lớn lựa chọn. Thông qua các hoạt động dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính, kế toán, các DNKT đã góp phần phổ cập cơ chế chính sách kinh tế, tài chính, góp phần thực hiện công khai minh bạch BCTC của các doanh nghiệp, ngăn ngừa lãng phí, tham nhũng, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý và điều hành kinh tế-tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong 5 năm gần đây, kiểm toán BCTC là biện pháp không thể thiếu để công khai, minh bạch thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán.
Thông qua dịch vụ kiểm toán, dịch vụ soát xét các dịch vụ đảm bảo khác như kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ các tổ chức tín dụng và các dịch vụ có liên quan, đặc biệt là kiểm toán BCTC, các công ty đã góp phần giúp các doanh nghiệp, tổ chức, các dự án quốc tế nắm bắt được kịp thời, đầy đủ và tuân thủ đúng các chính sách kinh tế, tài chính, loại bỏ được chi phí bất hợp lý, tạo lập được thông tin tin cậy, từng bước đưa công tác quản lý tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp vào nề nếp... Hoạt động KTĐL đã khẳng định được vị thế và uy tín trong nền kinh tế thị trường, được doanh nghiệp và xã hội thừa nhận và đã góp phần quan trọng trong việc làm lành mạnh hoá môi trường đầu tư và nền tài chính quốc gia.
Thông qua kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, các DNKT đã giúp các đơn vị xác định giá trị vốn đầu tư đúng đắn, góp phần loại bỏ các chi phí không hợp lý, hợp lệ, tiết kiệm chi phí đầu tư XDCB, góp phần làm lành mạnh hoá tài chính trong quản lý đầu tư XDCB.
Các DNKT cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại, trợ giúp, tư vấn cho người nước ngoài và tổ chức quốc tế hiểu biết
58
về luật pháp, chính sách thuế, tài chính, kế toán của Việt Nam hoặc giúp người Việt Nam hiểu biết thông lệ, chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế. Đó là nhân tố làm rút ngắn tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế của Việt Nam.
Ngoài nhiệm vụ kinh doanh, các DNKT, đặc biệt là các DNKT có vốn đầu tư nước ngoài, đã rất tích cực đóng góp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam, xây dựng các khuôn khổ pháp lý của hoạt động KTĐL ở Việt Nam.
2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, đối với hệ thống pháp luật và năng lực quản lý nhà nước về dịch vụ
Hệ thống pháp luật kiểm toán ở nước ta còn khá mới mẻ với Luật kiểm toán độc lập năm 2011 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thay thế cho các Nghị định, Thông tư cũ. Chính vì vậy việc tuyên truyền phổ biến và đưa pháp luật vào trong cuộc sống cũng cần phải mất một khoảng thời gian tương đối dài và cần phải có thực nghiệm. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế chưa thật sự nhận thức được về tầm quan trọng của hoạt động KTĐL, chưa tự giác và chấp hành tốt trong quá trình kiểm toán còn mang tâm lý lo ngại dẫn đến việc khi thuộc diện bắt buộc bị kiểm toán thì chỉ làm cho có hình thức để có được BCTC có xác nhận của DNKT nộp cho cơ quan nhà nước hoặc để phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật về KTĐL ở Việt Nam cần được chú trọng hơn trong việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho mọi đối tượng trong nền kinh tế nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động KTĐL và tự giác thực hiện kiểm toán theo quy định của pháp luật.
Quy định pháp lý còn nhiều thủ tục báo cáo đối với doanh nghiệp gây ra tốn kém không cần thiết như các yêu cầu DNKT hàng năm phải nộp BCTC, báo cáo tự kiểm tra chất lượng dịch vụ, báo cáo tình hình hoạt động, báo cáo
59
duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán mà nguyên nhân là do Luật kiểm toán độc lập, các Thông tư hướng dẫn quy định khá chi tiết và nhiều quy định không linh hoạt cho hoạt động kinh doanh của DNKT...Đối với việc đăng ký thực hiện kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công chúng thì hàng năm DNKT phải nộp 2 bộ hồ sơ, một bộ cho Ủy ban chứng khoán Nhà nước, một bộ cho Bộ Tài chính (Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán) để được các cơ quan này xem xét chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán và các đơn vị có lợi ích công chúng khác.
Ngoài ra, hệ thống quy định pháp luật chưa trọn vọn, chưa đảm bảo tính nghiêm minh mà nguyên nhân là do hệ thống pháp luật kiểm toán đó là chưa có quy định xử lý vi phạm hành chính đối với chất lượng dịch vụ kiểm toán không đạt yêu cầu nên không có cơ sở pháp lý xử lý KTV ký báo cáo kiểm toán khi mà hồ sơ chưa thu thập đủ bằng chứng kiểm toán làm cơ sở để đưa ra ý kiến tại báo cáo kiểm toán.
Thực trạng về quản lý nhà nước đối với dịch vụ này chưa được sát sao, nguyên nhân là do cơ sở pháp lý còn chưa thù hợp khi nhà nước vẫn giữ vai trò thực hiện kiểm soát chất lượng mà không giao cho VACPA, đồng thời bản thân các cơ quan nhà nước về KTĐL chưa thực sự mạnh tay xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.
Thứ hai, quy mô các doanh nghiệp kiểm toán còn hạn chế, chưa đa dạng về các dịch vụ cung cấp
Số lượng DNKT đã tăng đáng kể nhưng đa phần có quy mô quá nhỏ, số lượng công ty chỉ có tối thiểu 5 KTV hành nghề vừa đủ để đáp ứng theo qui định hiện hành. Các DNKT nhỏ chưa có nhiều uy tín, đặc biệt là các công ty mới thành lập, KTV chưa có thực tế làm kiểm toán, thường chưa đạt yêu cầu.
Một số DNKT còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất và năng lực đào tạo, khả
60
năng cạnh tranh thấp, chưa được chuyên môn hóa cho từng lĩnh vực hoạt động. Các DNKT có số lượng nhân viên từ 15-20 người nói chung chưa đủ tiềm lực để phát triển. Nguyên nhân của quy mô DNKT nhỏ là nhà nước chưa có định hướng gây sức ép lên các DNKT để buộc các doanh nghiệp phải mở rộng quy mô, nhân sự cũng như vốn. Trong mấy năm gần đây DNKT có xu hướng sáp nhập để có điều kiện đầu tư công nghệ, kỹ thuật dịch vụ nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng dịch vụ cung cấp để giảm rủi ro nghề nghiệp. Tuy nhiên, nhà nước cần có chính sách trực tiếp hơn nữa để thúc đẩy tạo ra những DNKT lớn cho thị trường.
Về số lượng khách hàng kiểm toán, hiện nay chủ yếu là kiểm toán bắt buộc theo luật định, số lượng khách hàng tự nguyện chưa đáng kể. Không những vậy, vẫn còn hiện tượng một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước địa phương thuộc đối tượng bắt buộc những chưa thực hiện kiểm toán BCTC theo luật định. Nguyên nhân chính là khách hàng kiểm toán là công ty TNHH, hợp danh và tư nhân, hợp tác xã còn chưa nhận thức được vai trò, tác dụng của kiểm toán đặc biệt là các tư vấn nhằm tăng cường công tác quản trị công ty. Một nguyên nhân khác là chính các DNKT chưa có các biện pháp tăng cường sự gắn kết với các khách hàng, chưa chứng tỏ được chất lượng dịch vụ của mình đem lại giá trị to lớn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, quy định về đối tượng bắt buộc phải kiểm toán theo luật định chưa được mở rộng để áp dụng đối với các công ty TNHH, hợp danh, doanh nghiệp tư nhân mà có quy mô lớn, cụ thể là các tiêu chí về doanh thu, vốn hoạt động, số lượng lao động như thông lệ quốc tế cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế về số lượng khách hàng kiểm toán.
Về cơ cấu dịch vụ, tỷ trọng doanh thu dịch vụ kiểm toán vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu của các DNKT, khách hàng yêu cầu các DNKT chủ yếu là do bắt buộc theo yêu cầu của pháp luật chứ chưa phải do tự nguyện.
61
Các dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, thuế... chiếm tỷ trọng chưa cao. Nguyên nhân đầu tiền là do các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nói chung chưa có thói quen sử dụng và chưa thực sự tin tưởng vào các dịch vụ tư vấn do các DNKT cung cấp, đồng thời cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa coi trọng hoặc còn ít sử dụng kết quả kiểm toán. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa là do chính các DNKT chưa có chuẩn bị kỹ, cũng như chưa chú trọng vào các dịch vụ tư vấn.
Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực cho dịch vụ kiểm toán độc lập chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế
Tính đến năm 2016, cả nước có 3.747 người được cấp chứng chỉ KTV, tuy nhiên số lượng KTV hành nghề tại các DNKT chỉ có 1.650 người. Phần lớn KTV đã chú trọng nâng cao chất lượng, đã tích luỹ kinh nghiệm hành nghề, có kỹ năng và phong cách làm việc chuyên nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp tốt. Nhiều KTV đạt sự công nhận quốc tế. Hiện nay, số lượng nhân viên của các công ty kiểm toán theo học lấy chứng chỉ kiểm toán nước ngoài tăng lên đáng kể. Nói chung, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp của đội ngũ KTV đã được nâng cao, nhiều KTV có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn tốt, có ý thức tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực kiểm toán, có kỹ năng và phong cách làm việc chuyên nghiệp. Tuy vậy, vẫn còn tình trạng KTV tuy đã hành nghề vài năm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa cập nhật các cơ chế chính sách mới thay đổi. Một phần lớn KTV ở các công ty nhỏ hiện nay chưa được đào tạo một cách bài bản về kỹ năng hành nghề chuyên nghiệp. Với thực trạng trên thì có thể thấy chất lượng KTV mới chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước, chưa đủ để tham gia, hội nhập với quốc tế, đặc biệt là hướng dẫn hành nghề, cung cấp dịch vụ trong ASEAN khi pháp luật cho phép.
62
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do công tác đào tạo từ trường đại học. Nhiều công ty sau khi nhận nhân viên phải mất thời gian đào tạo lại do kỹ năng thực hành còn thiếu và hạn chế tại các cơ sở giáo dục.
Đối với chính sách đào tại tại doanh nghiệp thì khá khác nhau giữa các công ty, đặc biệt giữa các công ty lớn và công ty nhỏ. Nhiều công ty không có những chương trình đào tạo cho nhân viên của mình.
Một nguyên nhân nữa là việc thi cấp chứng chỉ KTV để hành nghề cũng đặt nặng tính lý thuyết, không mang tính chất đào tạo cấp chứng chỉ nên dẫn đến người có chứng chỉ KTV không hẳn đã hành nghề được hiệu quả.
Thứ tư, hội nghề nghiệp về kiểm toán chưa thể hiện được vai trò
Mặc dù, VACPA đã có những thay đổi theo hướng chuyên nghiệp, tuy nhiên vai trò của hội vẫn chỉ gói gọn trong tập hợp, bồi dưỡng, nâng cao năng lực kiểm toán của các hội viên. Trong khi đó theo thông lệ quốc tế các hội nghề nghiệp có vai trò rất lớn trong việc quản lý nhà nước từ việc cấp phép hành nghề, kiểm soát chất lượng, kiểm tra, xử lý vi phạm... Vì vậy, so với các nước trong khu vực và quốc tế thì VACPA vẫn chưa đã xem là một hội nghề nghiệp chuyên nghiệp. Hạn chế này cũng dẫn đến cơ quan quản lý nhà nước phải thực hiện nhiều việc hơn mà vẫn không hiệu quả, nhất là công tác kiểm soát chất lượng, công tác cần nhiều đến sự xét đoán nghề nghiệp, chuyên môn, thực tế công việc kiểm toán.
Ngoài ra, hội nghề nghiệp cũng chưa hoàn toàn tập hợp, đoàn kết được các hội viên vẫn để xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty kiểm toán.
63
Nguyên nhân của vấn đề trên là do Bộ Tài chính hiện chưa thực hiện chuyển giao các quyền lực quản lý nhà nước cho hội nghề nghiệp như về đào tạo cấp chứng chỉ, kiểm soát chất lượng dịch vụ.... Đồng thời hội nghề nghiệp còn chưa thực sự là một hội nghề nghiệp mang tính chuyên nghiệp, VACPA cần phải có những thay đổi hơn nữa để đáp ứng được đòi hỏi từ tình hình mới.
Thứ năm, về chất lượng dịch vụ và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kiểm toán
Chất lượng dịch vụ của các DNKT nói chung ngày càng tốt hơn nhưng vẫn chưa đạt mong muốn và còn rất khó khăn để được khu vực và quốc tế thừa nhận. Hiện nay chất lượng nhân viên và chất lượng dịch vụ giữa các DNKT chưa đồng đều, còn có sự chênh lệch khá lớn. Nhiều DNKT có chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên cũng còn nhiều công ty chưa đảm bảo chất lượng dịch vụ, thiếu cấp bậc soát xét, số lượng KTV có chứng chỉ chỉ đạt mức yêu cầu tối thiểu (5 người), nhiều người còn kiêm nhiệm công tác quản lý, các KTV còn hay xáo trộn. Một số trường hợp có tên trong danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán nhưng thực tế không hành nghề.
Trên thực tế có trường hợp do sức ép phải nộp và công khai BCTC năm đúng hạn, đặc biệt là thời hạn phải có báo cáo kiểm toán để phục vụ đại hội cổ đông dồn vào các tháng đầu năm đã làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán.
Năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp của KTV là những yếu tố mang tính quyết định chất lượng dịch vụ. Trong mấy năm gần đây đã xuất hiện các vụ việc sai phạm phải xử lý kỷ luật, như là khiển trách, cảnh cáo, kể cả việc đình chỉ hành nghề, không đủ điều kiện chấp thuận kiểm toán... Thực tế đó đòi hòi cơ quan quản lý Nhà nước, Hội nghề nghiệp và các DNKT phải quan tâm và có các biện pháp cần thiết để tăng cường chất lượng dịch vụ nhằm bảo đảm sự trung thực của thông tin tài chính khi công khai.