Chương 3: BỐI CẢNH, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VIỆT NAM
3.3 Một số giải pháp phát triển dịch vụ kiểm toán độc lập Việt Nam
3.3.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về dịch vụ kiểm toán độc lập
Kiểm toán chỉ hoạt động có hiệu quả và phát triển mạnh mẽ trong điều kiện môi trường pháp luật hoàn chỉnh và ổn định. Bởi vậy, điều kiện có tính tiên quyết cho sự phát triển của hệ thống kiểm toán là tạo lập môi trường pháp lý ổn định, phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế – tài chính phù hợp với năng lực trình độ quản lý và các thông lệ quốc tế.
Thứ nhất, hoàn thiện các quy định pháp lý:
Hệ thống các quy định pháp lý về KTĐL đã được ban hành khá đầy đủ bộ, tuy nhiên cũng còn những điểm cần hướng dẫn rõ. Ví dụ: Bổ sung các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, KTĐL, đặc biệt là xử phạt hành vi vi phạm về chất lượng dịch vụ kiểm toán; Sửa đổi quy định về đăng ký, quản lý hành nghề kiểm toán và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, cũng như việc báo cáo duy trì điều kiện kinh doanh, báo cáo kiểm tra chất lượng hàng năm theo hướng giảm thiểu các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp; Sửa đổi quy định chấp thuận cho
69
DNKT thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng hàng năm theo hướng chấp thuận 5 năm 1 lần hoặc nhiều hơn và có cơ chế hậu kiểm để đảm bảo việc quản lý nhà nước; Đổi mới nội dung và cách thức thi và cấp chứng chỉ KTV và chứng chỉ kế toán viên theo hướng chuyển từ tổ chức thi sang đào tạo cấp chứng chỉ KTV; Nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện đối với KTV hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thay vì chỉ 02 năm kinh nghiệm hành nghề như hiện nay; cần có các hướng dẫn, quy định cụ thể hơn về mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và trích lập dự phòng rủi ro;
Đối với hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cần phải đảm bảo cập nhật kịp thờivới các chuẩn mực kiểm toán quốc tế mới ban hành. Gần đây Ủy ban Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế IAASB đã ban hành mới và sửa đổi nhiều chuẩn mực để nâng cao giá trị của báo cáo kiểm toán đối với các nhà đầu tư, các nhà quản trị và những người sử dụng khác. Các chuẩn mực mới ban hành này sẽ có hiệu lực đối với việc kiểm toán những BCTC kết thúc trong hoặc sau ngày 15/12/2016 với những quy định mới theo kịp với xu hướng phát triển của thị trường. Do đó, Bộ Tài chính, VACPA cần có kết hoạch sửa đổi và ban hành các chuẩn mực kiểm toán mới đảm bảo hình thức và nội dung của báo cáo kiểm toán ở Việt Nam luôn tuân thủ với các yêu cầu này của chuẩn mực quốc tế. Đồng thời cần coi trọng việc cập nhật thường xuyên đối với các chuẩn mực, không nên cập nhật theo đợt sẽ dẫn đến có những thời điểm có khoảng cách lớn đối với các chuẩn mực quốc tế.
Thứ hai, nâng cao tăng cường năng lực kiểm tra, kiểm soát của cơ quan nhà nước:
Cơ quan quản lý nhà nước cần quản lý chặt chẽ các đối tượng thuộc diện bắt buộc kiểm toán BCTC thực hiện cơ chế kiểm toán cũng như quản lý
70
giám sát chặt chẽ DNKT, cần phải thực hiện nghiêm các quy định quản lý nhà nước cũng như các quy định xử phạt vi phạm hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Đồng thời khuyến khích mở rộng các đối tượng thực hiện KTĐL nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính.
Bên cạnh việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, ban hành các chuẩn mực nghề nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước cần kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực hoạt động, phối hợp chặt chẽ với tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán để tăng cường kiểm tra chất lượng KTV cũng như chất lượng báo cáo kiểm toán. Có cơ chế phù hợp để huy động được người có trình độ, kinh nghiệm tham gia vào công tác kiểm soát chất lượng không như hiện nay chỉ mới chi trả theo chế độ công tác phí cho đoàn kiểm tra chất lượng. Về lâu dài cần hướng đến thay đổi cách thức kiểm tra chất lượng thay vì cơ quan quản lý nhà nước thực hiện kiểm tra mà chuyển sang một đơn vị độc lập thực hiện kiểm tra, đơn vị độc lập này có thể thuộc Bộ Tài chính, hoặc giao cho VACPA thực hiện.
Ngoài ra, trong quá trình quản lý nhà nước cần thực hiện xử lý nghiêm các vi phạm hành chính, vi phạm về chất lượng. Qua theo dõi có thể thấy lĩnh vực KTĐL có rất ít vi phạm bị xử lý theo quy định xử phạt vi phạm hành chính.
3.3.2 Phát triển quy mô doanh nghiệp kiểm toán, đa dạng hóa dịch vụ được cung cấp
DNKT hiện nay đa phần là các công ty kiểm toán nhỏ chỉ với 5 KTV hành nghề và doanh thu 1 năm dưới 20 tỷ đồng. Do đó, sức cạnh tranh cũng như khả năng cung cấp dịch vụ không lớn. Cơ quan quản lý cần khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất các DNKT cũng như khuyến khích DNKT tham gia
71
vào các mô hình mạng lưới liên kết với tổ chức quốc tế để đạt được quy mô doanh nghiệp đủ mạnh, đủ chuyên nghiệp thực hiện cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng có thể tính đến phương án tăng điều kiện đầu tư kinh doanh (về vốn, nhân lực) như trong thời gian vừa qua để tăng quy mô các DNKT.
DNKT cần tìm kiếm mở rộng thị trường kiểm toán đến tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực và mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, công ty niêm yết, công ty cổ phần, đơn vị có lợi ích công chúng. Mặt khác, phải tăng cường sự hiểu biết của khách hàng và xã hội về KTĐL, có cơ chế phù hợp để khuyến khích các tổ chức, đơn vị tự nguyện thuê kiểm toán để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thông tin trên BCTC.
Việc Việt Nam tham gia các Cộng đồng kinh tế, Hiệp định kinh tế sẽ mang đến cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp. Việc cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn, đòi hỏi các DNKT phải nâng cao chất lượng dịch vụ, uy tín, hình ảnh để giữ vững thị phần trong nước. Các doanh nghiệp cần tăng cường, mở rộng hoạt động liên doanh, liên kết với DNKT nước ngoài, phát huy hiệu quả hãng thành viên trong việc đấu thầu cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các dự án quốc tế lớn, tranh thủ mạng lưới để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp cận với công nghệ tiên tiến. Đối với DNKT lớn, có uy tín cũng cần tranh thủ cơ hội để tham gia vào cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN.
Về cơ cấu các loại hình dịch vụ: Xu thế trong tương lai thì cơ cấu các loại hình dịch vụ sẽ chuyển đổi theo hướng giảm dần tỷ trong doanh thu từ dịch vụ kiểm toán và tăng dần doanh thu đối với các dịch vụ tư vấn, thuế, tư vấn quản lý... Đây cũng là xu hướng chung của thị trường dịch vụ kiểm toán
72
quốc tế. Các DNKT cần đón đầu xu thế này, trang bị cho đội ngũ hành nghề những kỹ năng cần thiết, đa dạng để có thể đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu từ thị trường. Ngoài ra, trong thời gian tới, DNKT cũng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho các dịch vụ bảo đảm như: dịch vụ đảm bảo ngoài dịch vụ kiểm toán và soát xét thông tin tài chính quá khứ; dịch vụ kiểm tra thông tin tài chính tương lai; dịch vụ đảm bảo về báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước trong bản cáo bạch… để đáp ứng tốt nhu cầu cho thị trường cũng như tạo doanh thu, đa dạng hóa dịch vụ.
3.3.3 Phát triển nguồn nhân lực cho dịch vụ kiểm toán độc lập
Để phát triển nguồn nhân lực cho dịch vụ KTĐL trước hết phải thực hiện thay đổi đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán tại các cơ sở đào tạo đại học. Để có sự thựa nhận của quốc tế và các nước trong khu vực cơ sở đào tạo cần phải phối hợp với các tổ chức nghề nghiệp, DNKT xây dựng một chương trình giảng dạy cốt lõi cho đào tạo kế toán, kiểm toán. Các chương trình đào tạo cần phải bám sát các chuẩn mực kiểm toán của quốc tế qua đó sẽ nâng cao, giúp các sinh viên có được kiến thức thực tế về công việc của mình.
Hiện nay Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã được thành lập, các nước đã ký kết thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong ASEAN về các lĩnh vực ngành nghề trong đó có ngành nghề kế toán, kiểm toán sẽ tạo ra sự di chuyển lao động có trình độ chuyên môn cao trong khu vực. Để tạo điều kiện cho KTV Việt Nam dễ dàng di chuyển hành nghề ở các nước ASEAN, cần phải có chứng chỉ được công nhận. Điều đó đòi hỏi phải đổi mới nội dung, cách thức thi và cấp chứng chỉ KTV Việt Nam theo chuẩn quốc tế. Theo đó việc Bộ Tài chính tổ chức thi để cấp chứng chỉ KTV phải có lộ trình thay đổi theo hướng giao cho Hội nghề nghiệp hoặc cơ sở giáo dục thực hiện đào tạo để cấp chứng chỉ KTV. Chương trình đào tạo sẽ không chỉ tập trung đào tạo kiến thức cho KTV
73
mà phải đào tạo cả những kỹ năng để phục vụ cho quá trình hành nghề cũng như các kỹ năng cần thiết khác để phục vụ việc di chuyển hành nghề của KTV. Chương trình đào tạo có thể tham khảo của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như ACCA, CPA Úc…
3.3.4 Tăng cường năng lực và vai trò của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán.
Xu hướng của quốc tế về quản lý dịch vụ KTĐL thì nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý chung các hoạt động kiểm toán. Trong khi đó Hội nghề nghiệp chuyên về kế toán toán, kiểm toán mới có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kiểm tra, giám sát tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ KTV là hội viên của Hội. Do đó, việc nâng cao năng lực của tổ chức nghề nghiệp là rất cần thiết để thực hiện tốt các chức năng của mình, đảm bảo chất lượng hội viên, chất lượng dịch vụ hội viên cung cấp.
VACPA đã có những đóng góp lớn cho sự nghiệp kiểm toán Việt Nam, tuy nhiên những đóng góp như vậy vẫn chưa xứng tầm và đạt được như các tổ chức nghề nghiệp kiểm toán quốc tế khác. Do đó việc nâng cao năng lực là ưu tiên hàng đầu. Do đó, trước hết ở tổ chức nghề nghiệp phải: Kiện toàn cơ cấu tổ chức quản trị điều hành, tăng cường bộ máy đủ năng lực, uy tín; Chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ có chuyên môn, có trình độ cao để tăng cường việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, đảm bảo đạo đức nghề nghiệp của những người hành nghề kiểm toán, không ngừng nâng cao uy tín, hình ảnh nghề nghiệp, phục vụ tốt cho nhu cầu xã hội, đặc biệt là công chúng đầu tư.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cần có lộ trình chuyển giao các công tác quản lý hành nghề, đào tạo cấp chứng chỉ KTV, kiểm soát chất lượng kiểm toán các DNKT cho VACPA. Qua đó, sẽ nâng cao được vai trò của VACPA, giải thiểu
74
các công tác quản lý hành chính của nhà nước. Việc chuyển giao này là phù hợp với mô hình quản lý của các nước trên thế giới hiện nay.
Hiện nay, VACPA là hội nghề nghiệp kiểm toán hoạt động khá chuyên nghiệp tiệm cần các điều kiện, tiêu chuẩn của quốc tế để trở thành một hội nghề nghiệp. Vì vậy, Bộ Tài chính sớm đưa ra lộ trình để VACPA tham gia từ thành viên liên kết sang thành viên của IFAC qua đó sẽ tạo điều kiện VACPA để phấn đấu, nâng cao năng lực tạo được vị thế qua đó sẽ tác động trở lại để phát triển dịch vụ kiểm toán ở Việt Nam.
3.3.5 Nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp và năng lực cạnh tranh của các doanh nghệp
Để tăng doanh thu thì chính các DNKT phải hết sức quan tâm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, quan tâm đầu tư kỹ thuật và áp dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm toán qua đó sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các DNKT cần thực hiện tốt công tác tự kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán của mình theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán và quy định có liên quan của Bộ Tài chính. Đồng thời cần phải đổi mới công nghệ kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán. Các nội dung đổi mới bao gồm đổi mới phương pháp kiểm toán theo hướng tiếp cận hệ thống, đổi mới chương trình kiểm toán, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm toán, đặc biệt là cần triển khai các phần mềm kiểm toán và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán cần được hoàn thiện.
Về phía quản lý nhà nước, trước mắt cần tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng hoạt động kiểm toán, đặc biệt là các DNKT thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng hoặc những DNKT có quy mô nhỏ. Về lâu dài cần có cơ chế để chuyển việc kiểm soát chất lượng ra một cơ
75
quan độc lập, hoặc chuyên giao cho Hội nghề nghiệp để các tổ chức này có thêm cơ chế khuyến khích cho công tác kiểm soát chất lượng.
Đối với việc cạnh tranh bằng cách giảm giá phí dịch vụ kiểm toán dẫn đến cắt giảm chi phí không đảm bảo cho một cuộc kiểm toán có chất lượng.
Bộ Tài chính, VACPA cần phải đứng ra làm trung gian tư vấn làm rõ cho DNKT, tránh việc cạnh tranh không lành mạnh sẽ không có lợi ích cho các bên trong thời gian dài cũng như uy tín của doanh nghiệp bị giảm ảnh hướng đến niềm tin của thị trường.
3.3.6 Mở rộng hợp tác quốc tế về dịch vụ kiểm toán
Các DNKT cần có kế hoạch tham gia vào các mạng lưới, thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế. Việc trở thành thành viên của tập đoàn kiểm toán quốc tế mang lại nhiều lợi ích như tiếp thu được công nghệ kiểm toán hiện đại của nước ngoài thông qua các chương trình đào tạo và huấn luyện của họ. Đồng thời nhờ giá trị thương hiệu các công ty kiểm toán Việt Nam dễ dàng tiếp cận khách hàng, nhất là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với VACPA: Cần tăng cường hợp tác với các Hiệp hội có uy tín trên thế giới về kiểm toán như hội kế toán viên công chứng Anh Quốc, Hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ… Đặc biệt cần sớm tham gia là thành viên chính thức của Liên đoàn Kế toán quốc tế.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước: Bộ Tài chính cần mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới về lĩnh vực KTĐL nhằm nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động KTĐL. Hiện nay đã có rất nhiều Hiệp hội kế toán kiểm toán có văn phòng hoạt động ở Việt Nam như ACCA, CPA Úc, ICAEW,… tuy đã có những hỗ trợ, hợp tác với Bộ Tài chính nhưng kết quả còn khá nghèo nàn. Bộ Tài chính cần thúc đẩy hợp tác, ký kết các thỏa thuận công nhận hội viên của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế có thể dễ dàng hơn trong việc chuyển đổi sang chứng chỉ KTV và thực hiện hành nghề kiểm toán ở Việt Nam.