PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Xã Phong Hải lên phường từ năm 2012 được tách ra từ xã Phong Cốc từ năm 1964.
Phường Phong Hải có tổng diện tích tự nhiên là 598,83 ha, gồm 8 khu nằm ở vị trí trung tâm khu vực đảo Hà Nam. Địa giới hành chính của phường như sau:
- Phía Đông giáp sông Chanh - Phía Tây giáp Phường Phong Cốc - Phía Nam giáp xã Nam Hòa - Phía Bắc giáp Xã Cẩm La.
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý phường Phong Hải 4.1.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo
Nhìn tổng quát địa hình của phương Phong Hải có thể chia làm 2 vùng chính:
vùng đồng bằng và vùng đất trũng ngập nước (đầm, ao, hồ, biển). Đặc điểm chủ yếu của địa hình, đất đai là do đất phù xa cổ đƣợc bồi đắp hàng năm của sông Chanh và
4.1.1.3. Khí hậu
- Phường Phong Hải có đặc trưng khí hậu của vùng ven biển miền Bắc Việt Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.
- Nhiệt độ trung bình từ 23 - 24oC, biên độ nhiệt độ theo mùa trung bình từ 6 - 7o C, biên độ nhiệt ngày khá lớn, trung bình từ 9 – 11oC. Số nắng dồi dào,trung bình 1.700 – 1.800h/năm, số ngày nắng tập trung nhiều vào tháng 5 đến tháng 12, tháng có số giờ cao nhất là tháng 4 và tháng 5. Thời tiết ở phường Phong Hải phân thành hai mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm và mƣa nhiều, mua đông lạnh và khô. Mùa hè từ tháng 2 đến tháng 11 thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7, trung bình từ 28 – 29oC, cao nhất có thể lên đến 39oC; mùa đông từ tháng 12 đến tháng 3, nhiệt độ thấp nhất vàn tháng 1 và tháng 12 có thể xuống tới 3oC.
- Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1.700 – 1.800mm,cao nhất có thể lên đến 2.600mm. Lƣợng mƣa phân bố không đều trong năm cụ thể:
+ Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10: chiếm 85 – 88% lƣợng mƣa cả năm, số ngày mƣa trung bình năm từ 160 – 170 ngày, tập trung cao nhất vào các tháng 6, tháng 7, tháng 8.
+ Mua khô hanh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa này chỉ chiếm 12 – 15% lƣợng mƣa cả năm.
- Độ ẩm trung bình từ 80 – 85%,trong đó tháng 4 là tháng có đô ẩm cao nhất (93%), tháng 12 là tháng có độ ẩm thấp nhất (78%).
Bảng 4.1: Thời tiết phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
STT Hiện trạng thời tiết 2013 2014 2015
1 Nhiệt độ TB (0C) 24,5 23 21,5
2 Số giờ nắng (giờ) 1734,6 1751,6 1806,7
3 Lƣợng mƣa (mm) 1693,8 1743,6 1802,5
4 Độ ẩm TB (%) 82,0 81,5 83,1
(Nguồn: UBND phường Phong Hải)[2]
Ảnh hưởng tích cực:
Có mùa đông lạnh nên tạo ra sự đa dạng về giống cây trồng, ngoài các loài cây có ở vùng nhiệt đới có thể trồng các loài cây vùng ôn đới nhƣ su hào, súp lơ, bắp cải…
Ảnh hưởng tiêu cực:
Có lượng mưa thấp lại không đồng đều trong năm nên thường thiếu nước tưới vào mùa khô và gây lũ lụt vào mùa mưa. Mùa đồng thường xảy ra rét đậm rét hại làm chết gia súc và một số cây chịu rét kém.
4.1.1.4. Thủy văn
Hệ thống sông suối của phường chiếm 5% diện tích tự nhiên, trong đó quan trọng nhất là sông Chanh chảy quả với chiều dài 8km, chiều rộng trung bình là 100m, có lưu lượng nước chảy qua là 2.300m3/s. Hàm lượng phù sa khi có mưa lũ có thể lên tới 690mg/lít. Đây là nguồn cung cấp nước, phù sa chủ yếu cho phất triển sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn có khe suối nhỏ và các đập có tác dụng điều hòa nguồn nước bổ sung và dự trữ nước ngọt rất quan trọng cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là mùa khô khi nước sông Chanh xuống thấp. Mật độ sông suối trên địa bàn khá cao tuy nhiên điều kiện địa hình phức tạp và lƣợng mƣa phân bố không đều hầu hết các sông suối đều có độ dốc lớn nên mùa mưa lưu lượng nước và dòng chảy lớn đôi khi còn gây lũ. Mùa khô mực nước các sông, suối giảm gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Toàn phường có 25,06 ha đất nuôi trồng thủy sản nằm rải rác trên khắp địa bàn, trữ lượng nước phụ thuộc rất nhiều vào lượng mưa hàng năm. Tuy nhiên do địa hình thấp, trũng và mƣa tập trung vào các tháng 5 – 10 nên gây ngập úng trên diện rộng, gây khó khăn, ảnh hưởng lớn trong sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.5. Đất đai
Đất đai phường Phong Hải gồm 4 nhóm đất chính với 6 loại đất xuất phát từ 2 nguồn gốc:
Đất thủy thành gồm các loại đất phù sa sông suối, đất dốc tụ.
Đất đia thành gồm 2 nhóm chính: Đất Feralit và đất Feralit điển hình nhiệt đới.
Đất phù sa sông suối nằm ở địa hình thấp đƣợc phân bố dọc theo bờ sông Chanh đƣợc bồi và không đƣợc bồi hàng năm, có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, hàm lƣợng các chất trung bình.
Đất dốc tụ phân bố chủ yếu ơ các khe suối, chân đồi và các thung lũng có đồi núi bao quanh, loại đất này có thành phần cơ giới thịt trung bình, đất chặt, hàm lƣợng dinh dƣỡng trung bình, phần lớn có phản ứng chua.
Đất Feralit vàng đỏ và đất Feralit đỏ nâu phân bố chủ yếu ở phía nam và phía đông của phường, được phát triển trên nền đá sét và đá vôi, thành phần cơ giới là đất thịt trung bình, hàm lƣợng chất hữu cơ từ nghèo đến trung bình, có phản ứng chua[2].