PHẦN II- SẢN PHẨM Ý TƯỞNG: BẢO HIỂM BÓNG ĐÁ
2.1 Đặc điểm của bóng đá
2.1.1 Là môn thể thao mang tính đồng đội
Bóng đá là môn thể thao đồng đội được chơi theo các quy tắc đề ra trong Luật bóng đá. Các vận động viên tham gia chơi bóng đá được gọi là các cầu thủ. Họ thường sử dụng một trái bóng hình cầu được gọi đơn giản là quả bóng đá, trái bóng hoặc trái banh. Trong trận đấu bóng đá, hai đội, mỗi đội gồm 11 cầu thủ sẽ tìm cách đưa trái bóng vào khung thành (còn gọi là cầu môn), đội nào đưa bóng vào khung thành đối phương nhiều hơn sẽ là đội giành chiến thắng, nếu hai đội có số lần đưa bóng vào khung thành đối phương như nhau, hoặc không đội nào làm được việc này thì trận đấu sẽ kết thúc với kết quả hòa.
2.1.2 Tuân theo luật bóng đá của FIFA + Quy tắc chơi bóng
Quy tắc cơ bản nhất của môn bóng đá là các cầu thủ, trừ người bảo vệ khung thành (thủ môn), được phép sử dụng bất cứ bộ phận nào trên cơ thể để chơi bóng trừ hai cánh tay và bàn tay của họ (tuy nhiên cầu thủ phải dùng tay để thực hiện việc ném biên). Trong một trận đấu thông thường, cầu thủ có thể chơi ở bất cứ vị trí nào và có thể đưa quả bóng theo bất cứ hướng nào trên sân, trừ trường hợp cầu thủ rơi vào thế việt vị thì không thể nhận bóng. Dựa vào các quy tắc cơ bản này, cầu thủ thường dùng chân để thực hiện các động tác kỹ thuật như rê bóng, lừa bóng, chuyền bóng cho đồng đội, sút bóng, với mục đích chính là tìm cách đưa bóng vào khung thành đối phương và ngăn không cho đối phương đưa bóng vào khung thành đội nhà. Cầu thủ hai đội có thể va chạm nhau thông qua các pha tranh bóng, tắc bóng nhưng tuyệt đối không được phạm những lỗi ghi trong luật như chuồi bóng từ phía sau, đẩy người, tiểu xảo. Điều khiển trận đấu là tổ trọng tài bao gồm một trọng tài chính và hai trọng tài biên, trọng tài chính sử dụng một chiếc còi cùng hai loại thẻ, thẻ vàng và thẻ đỏ, và có trách nhiệm bắt đầu, kết thúc hoặc tạm dừng trận đấu. Một trận đấu bóng đá thông thường có hai hiệp, mỗi hiệp 45 phút với khoảng thời gian 15 phút nghỉ giữa hai hiệp.
+ Tổ chức điều hành
Tổ chức điều hành và quản lý bóng đá toàn thế giới là Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) có trụ sở tại Zürich, Thụy Sĩ. Dưới FIFA có 6 liên đoàn bóng đá cấp châu lục gồm:
• Châu Á: Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC)
• Châu Âu: Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA)
• Châu Đại Dương: Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương (OFC)
• Bắc, Trung Mỹ và Caribe: Liên đoàn bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF)
• Nam Mỹ: Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL)
• Châu Phi: Liên đoàn bóng đá châu Phi (CAF) + Giải đấu chính
Cấp Quốc tế
Giải đấu cấp quốc tế lớn nhất của bóng đá thế giới là World Cup. World Cup được FIFA tổ chức lần đầu năm 1930 và đến nay đã trở thành giải thi đấu thể thao được nhiều người theo dõi nhất hành tinh, vượt qua cả Thế vận hội, ví dụ vòng chung kết World Cup 2006 tổ chức tại Đức đã thu hút 26,29 tỷ lượt khán giả xem truyền hình trong đó riêng trận chung kết đã thu hút 715,1 triệu khán giả trên khắp thế giới. World Cup được tổ chức theo thể thức 4 năm một lần với vòng đấu loại có sự tham gia của trên 190 quốc gia thành viên FIFA và vòng chung kết có sự góp mặt của 32 đội tuyển (trước năm 1982 là 16 đội, trước năm 1998 là 24 đội), vòng chung kết của World Cup 2010 sẽ được tổ chức tại Nam Phi.
Trong chương trình Thế vận hội Mùa hè cũng có hạng mục thi đấu của môn bóng đá kể từ năm 1900 (trừ Thế vận hội Mùa hè 1932 tổ chức tại Los Angeles).Cho đến trước Thế vận hội Mùa hè 1984, chỉ có các cầu thủ nghiệp dư được phép tham gia thi đấu (khác với World Cup không phân biệt cầu thủ chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư).Hiện nay hạng mục bóng đá nam tại Thế vận hội Mùa hè chỉ dành cho các cầu thủ dưới 23 tuổi (với một số cầu thủ nhất định quá 23 tuổi).
Bên cạnh World Cup do FIFA tổ chức, các liên đoàn châu lục cũng có các giải đấu cấp độ châu lục của riêng họ, đó là Giải vô địch bóng đá châu Âu của UEFA, Cúp bóng đá Nam Mỹ của CONMEBOL, Cúp bóng đá châu Phi của CAF, Cúp bóng đá châu Á của AFC, Cúp bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribe của CONCACAF và Cúp bóng đá châu Đại Dương của OFC. Các câu lạc bộ vô địch giải đấu cấp châu lục sẽ gặp nhau trong Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ do FIFA tổ chức.
Cấp quốc gia
Tại mỗi quốc gia, cơ quan điều hành bóng đá cấp quốc gia thông thường sẽ chia giải đấu liên đoàn cấp câu lạc bộ thành nhiều hạng trong đó đội vô địch hạng dưới có thể lên thi đấu tại hạng trên và đội xếp cuối hạng trên sẽ phải xuống thi đấu tại hạng dưới Các giải đấu liên đoàn này thông thường được tổ chức thành hai lượt đi và về theo đó các câu lạc bộ trong cùng hạng sẽ gặp nhau 2 lần.Các đội đứng đầu giải đấu liên đoàn hạng cao nhất của mỗi quốc gia sẽ tham dự các giải đấu cấp châu lục. Bên cạnh các giải đấu liên đoàn có phân chia thứ hạng, thông thường mỗi quốc gia còn có một giải cúp theo thể thức đấu loại trực tiếp dành cho câu lạc bộ thuộc tất cả các hạng.
Tại một số giải vô địch quốc gia, cầu thủ bóng đá được trả lương rất cao, đặc biệt là các siêu sao bóng đá, có thể kể tới các giải lớn ở châu Âu như:
Premier League (Anh), La Liga (Tây Ban Nha), Serie A (Ý), Bundesliga (Đức) và Ligue 1 (Pháp).
2.1.3 Yêu cầu cao về mặt thể lực đối với cầu thủ
Với luật chơi đơn giản và trang bị không đòi hỏi cầu kỳ, đắt tiền, mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể chơi bóng như một môn giải trí trong các sân tập, tại các giờ học thể dục hay thậm chí là trên đường phố. Tuy nhiên để chơi bóng chuyên nghiệp thì các cầu thủ thường phải tham gia các câu lạc bộ bóng đá từ khi còn trẻ để được huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật cơ bản của môn bóng đá.Tại các cơ sở đào tạo này, cầu thủ trẻ sẽ được rèn luyện cả về thể lực và kỹ chiến thuật cũng như được tham gia nhiều trận đấu theo từng lứa tuổi để tích lũy kinh nghiệm. Do tính cạnh tranh rất cao của bóng đá chuyên nghiệp, chỉ một phần nhỏ trong số các cầu thủ trẻ có thể trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, số còn
lại chấp nhận chơi bóng như một sở thích hoặc tiếp tục sự nghiệp ở các câu lạc bộ bán chuyên nghiệp.
Để chơi trọn vẹn một trận đấu bóng dài 90 phút, cầu thủ cần một sức khỏe và độ bền lớn vì tùy theo vị trí, họ phải di chuyển (chủ yếu là chạy) trên quãng đường tổng cộng dài từ 6 đến 11 km. Bên cạnh đó, cầu thủ bóng đá còn bị đe dọa bởi các chấn thương rất dễ xảy ra trong trận đấu hoặc trong lúc tập luyện, chấn thương thường xảy ra với họ ở chân, ví dụ chấn thương gân khoeo, chấn thương gót chân và đôi khi thậm chí là gãy chân. Những cái chết trên sân đấu hoặc sân tập, tuy hiếm gặp nhưng cũng vẫn xảy ra trong môn bóng đá, một trường hợp như vậy là tử vong của cầu thủ Antonio Puerta người Tây Ban Nha, anh đã chết trong bệnh viện sau khi bị ngừng tim ngay trong một trận đấu thuộc giải La Liga (giải bóng đá vô dịch quốc gia của Tây Ban Nha) vào ngày 25 tháng 8 năm 2007. Vì sự tiêu tốn thể lực và các mối đe dọa này, một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hiếm khi có đủ 100% khả năng để thi đấu suốt một mùa giải dài 9 tháng, họ thường có chiến thuật phân bổ sức lực chú trọng cho các trận đấu lớn.
2.1.4 Mang lại lợi ích kinh tế
Việc khai thác các lợi ích kinh tế của bóng đá bắt đầu diễn ra ngay từ thập niên 1880 ở Anh. Tiền vé vào sân của mỗi trận bóng đá đã giúp các đội bóng tự nuôi sống và xây dựng các sân đấu.Trung bình một trận đấu tại mùa giải vô địch đầu tiên của bóng đá Anh (mùa 1888-1889) thu hút khoảng 4.639 khán giả, cho đến cuối thế kỷ 20 con số này đã tăng lên khoảng 25.000 người và đến năm 2010 là hơn 40.000 người.
Theo thống kê của mùa bóng 2010-2011 thì câu lạc bộ có doanh thu lớn nhất thế giới là Real Madrid của Tây Ban Nha với 351 triệu euro, sau đó là Manchester United của Anh (315,2 triệu), FC Barcelona của Tây Ban Nha (290,1 triệu), Chelsea FC và Arsenal FC cùng của Anh (283 và 263,9 triệu).
Doanh thu tăng nhưng các câu lạc bộ cũng phải đối mặt với số tiền phải chi trả cho lương cầu thủ, đặc biệt là các ngôi sao của đội. Theo thống kê của mùa bóng 2007-2008, 20 câu lạc bộ của Giải vô địch bóng đá Ý đã phải chi tổng cộng 768,4 triệu euro tiền lương cầu thủ, tăng thêm 101,9 triệu euro chỉ sau một mùa.
Bên cạnh các mối lợi kinh tế trực tiếp, bóng đá cũng đem lại nguồn thu cho các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là du lịch. Ví dụ thành
phố Auxerre của Pháp vốn rất nhỏ với chỉ hơn 40.000 dân nhưng nhờ có đội bóng AJ Auxerre có thành tích khá tốt tại giải vô địch Pháp nên kéo theo đó du lịch của thành phố này cũng phát triển. Một ví dụ khác là việc tổ chức World Cup 2006 chỉ trong vòng 1 tháng đã giúp lượng khách du lịch đến Đức trong cả năm 2006 tăng thêm 9%.
2.1.5 Là môn thể thao được nhiều người yêu thích
Bóng đá, môn thể thao được hâm mộ nhất thế giới, đã tạo riêng cho nó một nền văn hóa cổ động riêng biệt.Cổ động viên là những người đóng góp tài chính nhiều nhất cho câu lạc bộ hoặc đội tuyển họ yêu thích thông qua nhiều hình thức như mua vé vào sân, mua đồ lưu niệm của đội bóng hoặc tham gia các hội người hâm mộ do đội bóng tổ chức. Bên cạnh đó, các cổ động viên cũng là động lực (và cả sức ép) cho đội bóng trong và ngoài sân đấu.
Các hội cổ động viên bóng đá bắt đầu được hình thành từ cuối thế kỷ 19 tại Anh. Ban đầu các hội này thường phụ thuộc trực tiếp vào các đội bóng nhưng kể từ thập niên 1940 họ bắt đầu tách riêng đứng độc lập. Thông thường các cổ động viên bóng đá thường cổ vũ trận đấu một cách hòa bình, tuy nhiên đôi khi bạo lực cũng bùng phát, đặc biệt là trong các trận đấu giữa những đội bóng kình địch. Bạo lực thậm chí đã biến một số trận đấu trở thành thảm kịch, ví dụ điển hình là thảm họa Heysel diễn ra trên sân vận động Heysel tại Bỉ năm 1985 đã khiến 39 cổ động viên thiệt mạng, hơn 600 người khác bị thương. Trong một số trường hợp khác, cổ động viên bóng đá quá khích lại tràn xuống sân làm gián đoạn các trận thi đấu, đây là trường hợp của trận giao hữu giữa đội tuyển Algérie và đội tuyển Pháp diễn ra năm 2001 tại Stade de France, các cổ động viên tràn vào sân đã làm trận đấu phải kết thúc sớm 15 phút.
2.1.6 Tăng cường sức khỏe và tinh thần
Tập luyện thể thao giúp tăng cường sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật và làm cho tinh thần sảng khoái hơn. Và bóng đá cũng như các môn thể thao đem lại lợi ích về mặt sức khỏe rất lớn như đã kể trên. Đối với xã hội, thể thao góp phần giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, đẩy lùi bạo lực và tệ nạn xã hội, xây dựng nên một xã hội lành mạnh.
2.2 Các rủi ro trong bóng đá
Có thể thấy sức hấp dẫn của bóng đá là vô cùng to lớn cả về mặt vật chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên bên cạnh đó thì rủi ro cũng luôn đi kèm.
2.2.1 Rủi ro về con người
● Cầu thủ bị chấn thương, ốm đau trong và ngoài lúc tập luyện, thi đấu
Dù có thể lực tốt nhưng khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi, cơ thể chưa kịp thích nghi nên xảy ra ốm đau với cầu thủ là điều khó có thể tránh khỏi.
Ngoài ra, với số lượng trận đấu ngày càng tăng, áp lực cạnh tranh giữa các câu lạc bộ ngày càng lớn, số vụ va chạm tăng lên khiến cho chấn thương xảy ra ngày một nhiều.
Vì vậy, rủi ro chấn thương, ốm đau sẽ gây hậu quả xấu cho cầu thủ và câu lạc bộ
● Cầu thủ bị thương do hành vi ném vật lạ xuống sân của khán giả ở trên khán đài Trường hợp bạo loạn trên sân thì rủi ro này có xác suất xảy ra rất lớn đối với cầu thủ từ hành vi của các cổ động viên quá khích
● HLV bị ốm đau không thể chỉ đạo ảnh hướng lớn tới thành tích của đội bóng HLV bị ốm có thể do thay đổi thời tiết hoặc chịu áp lực quá lớn từ phía câu lạc bộ dẫn tới bị ốm.
● Trọng tài bị thương do cầu thủ có hành vi xô xát với trọng tài
Nhiều trận đấu do bất bình với kết quả của trọng tài nên cầu thủ có thái độ, hành vi không đúng mực, thiếu bình tĩnh nên dẫn tới hành vi sai trái, thậm chí đánh trọng tài bị thương.
● Khán giả theo dõi trên khán đài bị thương hoặc có thể dẫn đến tử vong do bạo loạn trên sân xảy ra.
Nhiều khán giả theo dõi trận đấu dù không phải là nguyên nhân gây ra bạo loạn nhưng họ vẫn phải chịu thiệt hại từ hành vi của cổ động viên quá khích. Do đó rủi ro từ bạo loạn đối với khán giả trên sân là rất lớn.
2.2.2 Rủi ro về trách nhiệm dân sự
• Trách nhiệm của câu lạc bộ khi cầu thủ của câu lạc bộ có hành vi xô xát làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cầu thủ đối phương