PHẦN II- SẢN PHẨM Ý TƯỞNG: BẢO HIỂM BÓNG ĐÁ
3.2. Tình hình triển khai bảo hiểm cho bóng đá ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay ở Việt Nam đã có bảo hiểm cho bóng đá nhưng chưa được triển khai trên quy mô lớn. Một trong những hợp đồng bảo hiểm bóng đá đáng chú ý ở Việt Nam là đội tuyển bóng đá nam quốc gia được Công ty Cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI) đứng ra tài trợ 1 tỷ đồng để hỗ trợ chi phí chữa trị chấn thương cho các tuyển thủ quốc gia. Trong đó, mỗi ca chấn thương được hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng (bản hợp đồng từ ngày 1/1/2008 đến hết ngày 31/12/2008 hoặc đến khi sử dụng hết giá trị tối đa 1 tỷ đồng). Vào thời điểm đó thì đây là một trong những hợp đồng bảo hiểm bóng đá hiếm hoi và có số tiền bảo hiểm khá cao.
Ngoài ra có thể kể đến 1 số hợp đồng bảo hiểm lớn khác như:
Ngày 7/2/2007, CLB Đạm Phú Mỹ Nam Định (ĐPM.NĐ) đã chính thức ký hợp đồng kéo dài 3 năm với Công ty Bảo hiểm Dầu khí VN (PVI) để bảo hiểm tai nạn cá nhân cho 87 HLV, cầu thủ của 3 đội gồm U19, U21 và đội 1 dự V- League 2007.
Mức tối đa mỗi người được bồi thường là 50 triệu đồng. Hợp đồng này đã ghi nhận ĐPM.NĐ trở thành CLB đầu tiên tại V-League và cả nền bóng đá VN tiên phong trong việc mua bảo hiểm tai nạn cá nhân cho các thành viên CLB. PVI cam kết chi trả bảo hiểm cho những chấn thương trong quá trình tập luyện và thi đấu.
Cũng trong năm 2007, Đồng Tâm Long An cũng có một hợp đồng bảo hiểm cho đôi chân cầu thủ ngay từ mùa giải này với nhà tài trợ chính cho đội bóng là Công ty Bảo hiểm Viễn đông (VASS).Chính những hợp đồng này đã giúp một số cầu thủ như Văn Biển, Minh Phương (ĐT.LA) được chữa trị chấn thương một cách kịp thời mà không ảnh hưởng tới ngân sách đội bóng. Đặc biệt, với số tiền bảo hiểm, Minh Phương đã được chữa trị một cách kịp thời và hiệu quả căn bệnh viêm mao mạch dị ứng tại những bệnh viện tốt nhất ở Singapore.
Trong khuôn khổ Tuần lễ Pháp do Đại sứ quán Pháp và các cơ quan kinh tế của Pháp tổ chức diễn ra từ ngày 6 đến 12/4/2008 tại TP.Hồ Chí Minh, lúc 19g ngày 8-4 diễn ra trận bóng đá giao hữu giữa cựu tuyển thủ Pháp, từng đoạt chức vô địch World Cup 1998 và các cựu ngôi sao bóng đá VN trên sân Thống Nhất, TP.HCM. Tham gia sự kiện này, Bảo Minh là nhà tài trợ thông qua hợp đồng bảo hiểm cho các cầu thủ của hai đội và khán giả đến sân xem các ngôi sao bóng đá Việt – Pháp biểu diễn tài năng chơi bóng trên sân cỏ. Hợp đồng bảo hiểm gồm 2 phần: Phần trách nhiệm công cộng, Bảo Minh sẽ bồi thường cho mỗi cầu thủ và khán giả người VN tối đa 10.000 USD và cho mỗi cầu thủ và khán giả người nước ngoài khi đến sân xem bóng đá tối đa 50.000 USD. Phần thiệt hại tài sản, thiết bị trên sân được Bảo Minh bảo hiểm với số tiền lên tới 200.000 USD.
Nhu cầu của thị trường hiện nay đối với sản phẩm
Về số lượng đội bóng, với 14 CLB ở giải vô địch quốc gia Super League và 14 CLB ở giải hạng Nhất Quốc gia cùng các giải thi đấu trẻ của các CLB thì đây là con số hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu về số lượng khách hàng tiềm năng của các doanh nghiệp bảo hiểm, bởi thông thường mỗi CLB khi tham gia bảo hiểm bóng đá sẽ đóng góp 1 khoản phí tương đối lớn (tất nhiên là phù hợp với tình hình tài chính và nhu cầu của từng đôi bóng). Cho nên con số 28 CLB lớn ở trong nước tham gia vào thị trường bảo hiểm bóng đá là hoàn toàn chấp nhận được.
Để các CLB có thể thi đấu khả ổn định cả ở các giải nội địa và các giải đấu trong khu vực, các CLB cần phải có sự tăng cường cả về nhân sự và cơ sở vật chất kĩ thuật để có được điều kiện tập luyện tốt nhất, một đội hình chất lượng, đội ngũ chăm sóc y tế chuyên nghiệp … Thêm nữa, vốn điều lệ của VPF là 21 tỷ đồng trong đó, mỗi CLB góp 1 tỷ đồng (tương đương 4,6%). Như vậy tình hình tài chính của các CLB ở Việt Nam nhìn chung là khá ổn định, các CLB không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng, do vậy nếu tham gia bảo hiểm bóng đá thì các CLB sẽ hoàn toàn chấp nhận được mức phí mà các doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra, một khi họ đã nhận thức được tầm quan trọng của sản phảm này.
Gần đây dư luận đã lên tiếng về một vấn đề đó là tình trạng quá tải của các cầu thủ trụ cột đội tuyển như Công Vinh, Thanh Bình, Vũ Phong... Khi phải thi đấu quá tải, các cầu thủ rất dễ chấn thương, điều này không tránh khỏi. Chính vì vậy bảo hiểm cho cầu thủ không chỉ tính bằng tiền mà còn tính bằng việc phải lên những kế hoạch khoa học, phải xác định những mục tiêu của từng giải đấu, từng trận đấu để gọi cầu thủ. Về lâu dài, VPF cũng cần có quy định bắt buộc mỗi CLB phải mua bảo hiểm cho các tuyển thủ của mình.
So sánh sản phẩm ý tưởng với các sản phẩm hiện có
Sản phẩm hiện có Sản phẩm bảo hiểm bóng đá Giống
nhau
● Đều có bảo hiểm con người Áp dụng cho cầu thủ và huấn luyện viên Khác
nhau
● Là sản phẩm bảo hiểm đơn lẻ, chỉ dừng ở bảo hiểm con người
● Chưa áp dụng cho cầu thủ trẻ
● Khách hàng có ít lựa chọn
● Là sản phẩm bảo hiểm trọn gói, gồm cả 3 loại: bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm
● Bao gồm cả cầu thủ trẻ và cầu thủ, huấn luyện viên ở các câu lạc bộ
● Khách hàng có nhiều lựa chọn: có thể mua theo một điều kiện bảo hiểm, hai điều kiện bảo hiểm
hoặc cả ba điều kiện bảo hiểm.
Theo đánh giá của nhóm, sản phẩm bảo hiểm bóng đá này hoàn toàn sẽ được các cơ quan có thẩm quyền (Bộ tài chính, Cục giám sát bảo hiểm,...) thông qua và từ đó triển khai trên phạm vi toàn quốc. Bởi vì:
Thứ nhất, bởi trước đó đã có một vài doanh nghiệp đã được các cơ quan có thẩm quyền cho phép triển khai sản phẩm bảo hiểm bóng đá này (nhưng chủ yếu là bảo hiểm cho cầu thủ) như PVI, Bảo Minh, Bảo hiểm Viễn đông (VASS)…
Đây là tiền đề rất tốt, bởi các các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ học hỏi được kinh nghiệm của các công ty trên.
Thứ hai, bởi nhu cầu khách quan phải có sản phẩm bảo hiểm này. Các CLB của Việt Nam cũng rất cần đến bảo hiểm bóng đá để họ có thể yên tâm phát triển CLB mà không lo sợ rủi ro bất ngờ có thể đến với các cầu thủ cũng như cơ sở vật chất kĩ thuật của đội bóng. Các cầu thủ rất cần được bảo hiểm đôi chân, cũng là một cách bảo hiểm cho nghề nghiệp của chính mình. Thời gian gần đây, ngày càng nhiều cầu thủ bị đột quỵ khi đang thi đấu khiến giới bóng đá hết sức lo ngại. Với bóng đá Việt Nam, bảo vệ cầu thủ không chỉ là trách nhiệm của CLB mà còn là nghĩa vụ của VFF. Theo đánh giá của các lãnh đạo các đội bóng thì những hợp đồng bảo hiểm này sẽ có giá trị rất lớn về mặt tinh thần đối với HLV và các cầu thủ, thể hiện sự quan tâm của CLB đối với những người đóng góp công sức và sự nghiệp phát triển của bóng đá
Đồng thời trong thời gian qua, khi VPF (Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam) đã lên thay VFF để điều hành hai giải bóng đá Việt Nam hàng đầu ở Việt Nam thì họ quyết tâm đưa bóng đá nước nhà lên một nấc thang mới, với sự chuyên nghiệp cao hơn, trong đó việc mua sản phẩm bảo hiểm bóng đã cho các đội bóng đương nhiên sẽ được VPF ủng hộ tuyệt đối. Có thể khẳng định rằng bảo hiểm cho cầu thủ không chỉ tính bằng tiền mà còn tính bằng việc phải lên những kế hoạch khoa học, phải xác định những mục tiêu của từng giải đấu, từng trận đấu để gọi cầu thủ. Về lâu dài, VPF cũng cần phải tìm cách mua bảo hiểm cho các tuyển thủ quốc gia. Cần nhức lại rằng điều mà các lãnh đội muốn, không
phải là tiền mà chính là làm sao VPF xây dựng được kế hoạch, đảm bảo cho sức khỏe cầu thủ, tránh các chấn thương do vận động quá tải.Việc này sẽ có lợi cho cả doanh nghiệp bảo hiểm, cho các CLB và VPF, có lợi cho bóng đá Việt Nam và đặc biệt sẽ giúp cho các cầu thủ an tâm thi đấu, cống hiến với tinh thần cao nhất cho khán giả.