Dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học ở lớp 4

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học toán 4 (Trang 39 - 44)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.4. Dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học ở lớp 4

Một số đặc điểm của dạy học nhằm phát triển năng lực:

- Tất cả HS đều có thể vươn lên trong học tập.

- Trọng tâm của việc dạy học là sự phát triển gần của từng học sinh chứ không sửa chữa sai lầm, thiếu hụt của học sinh.

32

- Dạy học nhấn mạnh về kĩ năng, không phải điểm số.

- Dạy học dựa vào bằng chứng, dựa trên hành vi quan sát được về các kĩ năng học sinh đạt được trên đường phát triển năng lực dự kiến.

1.4.2. Dạy học giải quyết vấn đề với việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề môn toán lớp 4

Trong phương pháp dạy học giải quyết vấn đề người thầy không đọc bài giảng cho học sinh viết, giải thích hoặc nỗ lực chuyển tải kiến thức đến cho học sinh mà là người tạo ra tình huống để học sinh hoạt động thiết lập các cấu trúc nhận thức cần thiết cho bản thân; là người tổ chức, chỉ đạo học sinh kiến tạo kiến thức, tự chiếm lĩnh nội dung giáo dục; điều khiển học sinh phát hiện ra vấn đề dựa trên hoạt động tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo của chính bản thân người học. Người thầy là người xác nhận kiến thức, thể chế hóa kiến thức cho học sinh. Thông qua đó học sinh tiếp nhận được tri thức mới, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục tiêu học tập khác.

Dạy học giải quyết vấn đề có các đặc điểm sau đây:

- Học sinh được đặt vào tình huống có vấn đề do thầy giáo tạo ra chứ không phải là tiếp thu kiến thức một cách thụ động do người khác áp đặt lên mình..

- Học sinh là chủ thể sáng tạo ra hoạt động. Các em hoạt động tích cực, tự giác, sáng tạo, chủ động, tận lực huy động tất cả các kiến thức mà mình biết để hi vọng giải quyết được vấn đề đặt ra chứ không phải là tiếp thu kiến thức một cách thụ động theo thói quen “thầy giảng, trò ghi”, “thầy đọc, trò chép”. Thông qua những hoạt động và những yêu cầu của người giáo viên, học sinh tham gia xây dựng bài toán, giải quyết bài toán đó.

- Mục tiêu dạy học không phải là chỉ làm cho học sinh nắm được tri thức mới tìm được trong quá trình tham gia vào giải quyết vấn đề mà còn giúp cho học sinh nắm được phương pháp đi tới tri thức đó và biết cách vận dụng phương pháp đó vào các quá trình như vậy. Biết khai thác từ một bài toán đã

33

biết để giải quyết bài toán mới, biết vận dụng quy trình cho những bài toán cùng dạng. Với hình thức dạy học này, học sinh không chỉ quan tâm xem học được cái gì, điều quan trọng hơn là đã học được cái đó như thế nào, tức là học cách học, học việc học.

- Sự quan tâm của giáo viên đối với học sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc khích lệ học sinh vươn lên trong học tập. Học sinh có ảnh hưởng đến phương pháp sư phạm của giáo viên bởi tính đa dạng trong nhân cách chứ không chỉ do sự không đồng đều về trí tuệ của học sinh.

Như vậy: Bản chất của dạy học giải quyết vấn đề là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh trong đó dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên, học sinh nắm được tri thức và cách thức hoạt động trí tuệ mới thông qua quá trình tự lực giải quyết các tình huống có vấn đề.

a) Quan điểm tiếp cận:

Dạy học toán theo định hướng năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực toán học của người học. Mục tiêu giáo dục môn toán không chỉ là giúp học sinh kiến tạo kiến thức, hình thành kĩ năng, mà còn giúp học sinh biết cách phát hiện và giải quyết vấn đề.

Năng lực giải quyết vấn đề là kĩ năng có thể dạy được. Đây là kĩ năng cơ bản, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển tư duy của mỗi người. Các kĩ năng này cần được nghiên cứu kĩ lưỡng trong từng giai đoạn học tâp của học sinh và có thể dạy cho các em ngay từ khi bước chân vào trường học.

Qua việc nghiên cứu những đặc điểm của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề ta thấy hạt nhân của phương pháp dạy học này là việc điều khiển học sinh tự thực hiện hoặc hòa nhập vào quá trình nghiên cứu vấn đề. Quá trình này được chia làm bốn bước sau:

Bước 1: Phát hiện và tiếp cận vấn đề Bước 2: Định hướng giải quyết vấn đề

34

Bước 3: Tìm và trình bày câu trả lời Bước 4: Kiểm tra và giải thích b) Lựa chọn nội dung dạy học

Việc lựa chọn nội dung dạy học cần dựa trên quan hệ biện chứng giữa mục tiêu dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học. Để đạt được mục tiêu phát triển năng lực toán học nói chung, năng lực giải quyết vấn đề toán học nói riêng, nội dung dạy học cần được lựa chọn đa dạng, từ các nguồn khác nhau (sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu tham khảo), được bổ sung những nội dung thực tiễn. Lựa chọn nội dung cần phải có tiêu chí:

- Đảm bảo tính khoa học và logic của khoa học toán học, đồng thời là tiền đề cho văn hoá toán học;

- Đảm bảo các nội dung dạy học là vật liệu để có thể phát triển các thành phần của năng lực, là tình huống đặc trưng của đời sống chứa đựng phương pháp tư duy, phương pháp hành động;

- Đảm bảo nội dung dạy học là chuẩn mực và có giá trị.

c) Lựa chọn phương pháp dạy học

Cụ thể sử dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề để dạy học toán theo hướng tiếp cận phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Dựa theo mức độ độc lập của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề người ta phân chia dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề thành bốn hình thức như sau:

- Thứ nhất: Giáo viên nêu vấn đề và trình bày cách giải quyết còn học sinh chú ý vào làm mẫu của giáo viên. Đây là mức độ mà tính độc lập học sinh thấp hơn hết so với các mức độ. Hình thức này được sử dụng nhiều hơn ở các lớp thuộc cấp trung học phổ thông và đại học.

- Thứ hai: Giáo viên nêu vấn đề và dẫn dắt học sinh giải quyết vấn đề.

Học sinh giải quyết vấn đề dựa vào sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên. Với hình thức này, thoạt đầu ta thấy phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết

35

vấn đề gần giống như dạy học theo phương pháp vấn đáp. Tuy nhiên hai cách dạy này không thể đồng nhất với nhau. Điều quan trọng của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là đưa ra được tình huống gợi vấn đề - đây chính là điểm khác biệt của phương pháp này so với phương pháp dạy học vấn đáp.

- Thứ ba: Giáo viên cung cấp thông tin để tạo ra tình huống còn học sinh phát hiện ra vấn đề và tự lực huy động kiến thức, đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề.

- Thứ tư: Học sinh tự phát hiện vấn đề từ một tình huống thực và độc lập lựa chọn các giải pháp, đề xuất các giả thuyết và xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề. Đây là hình thức dạy học mà tính độc lập của học sinh được phát huy cao độ nhất.

d) Lập kế hoạch dạy học theo hướng dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Xác định mục tiêu học: Nên chú trọng mức độ kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề đối với từng nhóm đối tượng (yếu, trung bình, khá, giỏi).

- Tạo vấn đề của bài học: dựa vào sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, căn cứ vào chuẩn đầu ra về kiến thức, kĩ năng tương ứng, trình độ của học sinh và điều kiện dạy học để tạo ra vấn đề.

- Xây dựng hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề, nên đặt các câu hỏi “mở”, khơi dậy sự thích thú, chỉ ra được sự phong phú, phức tạp của vấn đề.

- Dự kiến cách đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình tiến hành bài học. Giáo viên nên tự đặt ra câu hỏi: điều gì chứng tỏ học sinh hiểu bài và đạt được mục tiêu đã đề ra? Có thể bằng sự giải thích, hoặc bằng vận dụng, được thể hiện dưới dạng nói, viết, hoặc dưới dạng sản phẩm khác.

e) Thực hiện kế hoạch bài theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề - Về mặt tổ chức: hoạt động của giáo viên và học sinh nhịp nhàng, rành

36

mạch, hợp lí về thời gian.

- Về mặt logic: các “vấn đề” sắp xếp một cách hợp lí.

- Về mặt tâm lí: tạo cho học sinh hứng thú học tập, muốn hiểu biết và có ý chí để tiến bộ trong học tập.

Ví dụ: Bài học:“ Phân số và phép chia số tự nhiên“ ( toán lớp 4)

Nội dung dạy học có thể nêu thành vấn đề: Phân số và phép chia số tự nhiên có mối liên hệ như thế nào?

Tổ chức dạy học theo các hoạt động:

- Hoạt động 1: Có 2 quả cam, chia mỗi quả cam thành 4 phần bằng nhau.

Võn ăn 1 quả và ẳ quả. Viết phõn số chỉ số phần cam Võn đó ăn.

+ HS tự tìm kết quả (cách khác nhau), viết kết quả dưới dạng phân số.

+ GV hướng dẫn HS giải quyết vấn đề theo 4 bước:

Bước 1: Phát hiện vấn đề: Viết phân số chỉ số phần quả cam Vân đã ăn.

Bước 2: Định hướng giải quyết vấn đề: Dựa vào hình ảnh trực quan, kinh nghiệm thực tiễn, HS biết tự đặt câu hỏi: cả quả cam là mấy phần tư quả cam?

từ đó tìm và viết được phân số chỉ số phần quả cam đã ăn.

Bước 3: Trình bày câu trả lời: HS phải biết lập luận, suy luận và diễn đạt kết quả 5 phần tức là 5

4 quả cam.

Bước 4: Kiểm tra lại kết quả và giải thích cách làm: Chia mỗi quả cam thành 4 phần bằng nhau để làm gì? Trong thực tế, liệu có thể chia quả cam thành 4 phần bằng nhau lấy ra 5 phần không? Phân số 5

4 có gì đặc biệt? (Phân số không thực sự).

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học toán 4 (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)