Sau khi đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học toán cho học sinh lớp 4 như đã trình bày ở chương 2, chúng tôi tiến hành thử nghiệm sư phạm nhằm:
- Bước đầu, khẳng định mục đích nghiên cứu của đề tài là thiết thực. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong học toán cho học sinh lớp 4 là cần thiết.
- Minh họa tính đúng đắn về mặt lý luận và thực tiễn, tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng các biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh đã đề xuất.
- So sánh kết quả của lớp thử nghiệm và lớp đối chứng; phân tích, xử lý kết quả để đánh giá khả năng áp dụng các biện pháp đã đề xuất vào dạy học toán ở lớp 4.
3.2. Nội dung thực nghiệm
Thực hiện một trong các biện pháp đã đề xuất: Tập luyện cho học sinh sử dụng các bước giải quyết vấn đề trong học phân số.
Sau khi đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm trên lớp qua 2 vòng. Các giờ học được tiến hành theo đúng tiến trình, đảm bảo thời gian quy định của tiết học. Bài thực nghiệm được dạy trong giờ học chính khóa, chính môn theo phân phối chương trình chung. Cả 6 tiết thực nghiệm ở 3 nhóm, chúng tôi đều ghi lại cụ thể, đầy đủ diễn biến của giờ dạy.
Đồng thời quan sát hoạt động của học sinh, nghiên cứu vở ghi, vở bài tập của cả lớp, nhận xét chi tiết tinh thần, thái độ học tập của học sinh mỗi lớp vào sổ tay đầy đủ. Sau mỗi bài dạy thực nghiệm, chúng tôi khảo sát học sinh cả 2 lớp (lớp thực nghiệm và lớp đối chứng) bằng phiếu kiểm tra chung về bài học đó để có căn cứ đánh giá kết quả thử nghiệm.
95
3.3. Tổ chức thực nghiệm
* Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại trường Tiểu học Wellspring, trường Tiểu học Gia Thụy (Long Biên, Hà Nội).
* Thiết kế 2 bài toán dạy ở 6 lớp để thực nghiệm việc phối hợp vận dụng biện pháp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
* Thực nghiệm dạy học qua 2 vòng với 2 bài dạy sau:
Bảng 3.1 Bài dạy thực nghiệm
Bài dạy vòng 1 Bài dạy vòng 2
Phân số và phép chia số tự nhiên (Toán 4)
So sánh hai phân số khác mẫu số (Toán 4)
* Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất được thực nghiệm và đối chứng tại các lớp theo bảng dưới.
Bảng 3.2. Bảng phân công lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Quận Trường GV dạy Lớp dạy Sĩ
(TN) (ĐC) số Long
Biên Gia Thụy Phùng Thu Chang 4A2 (TN1) 27
Nguyễn Thị Thủy 4A5 (ĐC1) 28
Long
Biên Wellspring
Vũ Thị Hiền 4A4 (TN2) 24
Nguyễn Huyền Thu 4A3 (ĐC2) 25
Nguyễn Việt Hà 4A7(TN3) 25
Tăng Thanh Hà 4A6 (ĐC3) 24
Thời gian thực nghiệm sư phạm được tiến hành từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 4 năm 2016.
Lớp thực nghiệm được áp dụng biện pháp: Tập luyện cho học sinh sử dụng các bước giải quyết vấn đề trong học phân số. Lớp đối chứng vẫn theo học phương pháp dạy học bình thường mà giáo viên thường giảng dạy.
96
3.3.1. Cách tiến hành
Ở lớp thực nghiệm được dạy theo phương pháp và quy trình đã đề xuất.
Ở lớp đối chứng, bài dạy được giáo viên tiến hành theo cách bình thường.
Sử dụng phương pháp thống kê trong nghiên cứu khoa học giáo dục, phân tích và xử lý kết quả thực nghiệm.
So sánh, đối chiếu năng lực giải quyết vấn đề của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để sơ bộ đánh giá hiệu quả việc áp dụng biện pháp: Tập luyện cho học sinh sử dụng các bước giải quyết vấn đề trong học phân số.
3.3.2. Mô tả thực nghiệm
Trước khi làm thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu về năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Chúng tôi nhận thấy, năng lực giải quyết vấn đề, khả năng làm việc nhóm, chất lượng trả lời các câu hỏi cũng như việc giải các bài tập của học sinh còn nhiều hạn chế.
Chẳng hạn: Khi đứng trước vấn đề cần giải quyết học sinh thường lúng túng và chưa tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề.
Với giáo viên, chưa chú trọng một cách đúng mức việc dạy cho học sinh những qui tắc, tính chất, các bước giải quyết vấn đề trên cơ sở học sinh hiểu và tự tìm ra. Bên cạnh đó là việc phát hiện, uốn nắn và sửa chữa các sai lầm cho học sinh ngay trong các giờ học toán. Chính vì vậy mà khả năng giải quyết các vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau của học sinh vẫn còn hạn chế, nhiều khi các em còn gặp phải tình trạng không biết bắt đầu giải bài toán như thế nào.
3.3.3. Quá trình thực nghiệm
Quá trình thực nghiệm tập trung chủ yếu vào việc ứng dụng biện pháp tập luyện cho học sinh sử dụng các bước giải quyết vấn đề trong học phân số thông qua các giờ dạy chính khóa và các buổi bồi dưỡng học sinh trên chuẩn và dưới chuẩn kiến thức.
97
Mô tả trước thực nghiệm và các bài kiểm tra sau thực ngiệm cho cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Tôi đã tăng cường chú ý về việc sử dụng các bước giải quyết vấn đề của học sinh khi học kiến thức phân số trong sách giáo khoa hay trong thực tiễn [PL3];[PL4]; [PL5]; [PL6];[PL7]; [PL8].
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 3.4.1. Đánh giá định tính
Qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi thấy rằng: Không có gì trở ngại, khó khả thi trong việc vận dụng các bước này, đặc biệt những gợi ý về cách đặt câu hỏi và cách tổ chức các hoạt động thích hợp đối với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học, hoàn toàn phù hợp với các đối tượng học sinh ở mọi trình độ cách hỏi và dẫn dắt như vậy vừa kích thích được tính tích cực, độc lập của học sinh lại vừa tạo được động lực cho học sinh được lĩnh hội những tri thức phương pháp trong quá trình giải quyết vấn đề.
Quan sát các tiết học, chúng tôi thấy có sự chuyển biến tích cực về năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Cụ thể: học sinh bắt đầu có thói quen đọc yêu cầu phát hiện vấn đề, định hướng cách giải quyết chứ không lúng túng như trước. Học sinh thể hiện sự quan tâm, yêu thích nhiều hơn đến việc học bộ môn toán như tập trung chú ý nghe giảng, mạnh dạn trong phát biểu, thảo luận bài học.
Biết cách tự nghiên cứu, tự học ở nhà thể hiện qua việc các em đặt nhiều câu hỏi với giáo viên về những thắc mắc trong giải toán hay hệ thống bài tập cho về nhà được học sinh làm khá hoàn thiện. Những khó khăn và sai lầm của học sinh được chỉ ra trên đây đã giảm đi rất nhiều và đặc biệt đã hình thành được cho học sinh một “phong cách” tư duy khác trước rất nhiều.
Hầu hết giáo viên đều đồng tình với việc vận dụng các bước học sinh trong vào dạy học toán nói chung. Số giáo viên được cử dạy thử nghiệm đều có thể thực hiện được bài dạy thử nghiệm. Sau khi được dự các tiết dạy thử nghiệm, nhiều giáo viên ở các lớp thực nghiệm đã tự tin hơn về cách sử dụng
98
các bước giải quyết vấn đề trong vào dạy học phân số nói riêng cũng như dạy các môn học khác nói chung. Họ có thể soạn giáo án và lên lớp các bài khác theo hướng đề xuất này. Tuy nhiên, do mới tiếp cận phương án mới trong thời gian ngắn, giáo viên chưa được quen biện pháp phân tích và sử dụng các bước để giải quyết vấn đề nên có một vài tiết giáo viên vẫn còn lúng túng trong khâu tổ chức, làm cho thời gian tiết học bị kéo dài hơn so với thời gian quy định. Nhưng chúng tôi tin tưởng khi giáo viên đã thành thạo cách vận dụng các biện pháp này thì những tồn tại trên sẽ được khắc phục nhanh chóng và các tiết học theo hướng này sẽ có hiệu quả cao hơn.
3.4.2. Đánh giá định lượng
- Để có cơ sở đánh giá định lượng, dựa trên tinh thần thông tư 22/2016/TT – BGDĐT sửa đổi đánh giá học sinh tiểu học, chúng tôi đánh giá bài khảo sát của cả 2 đối tượng (thực nghiệm và đối chứng) với các mức độ sau:
- Mức 1: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học.
- Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân.
- Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
- Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát học sinh sau thử nghiệm vòng 1
Nhóm Phương án
Số HS
Xếp loại
Mức 4 Mức 3 Mức 2 Mức 1
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
1 TN1 27 11 40,7 14 51,9 2 7,4 0 0
ĐC1 28 10 35.8 14 50 2 7,1 2 7,1
99
2 TN2 24 7 29,2 10 41,6 7 29,2 0 0
ĐC2 25 6 24 11 44 4 16 4 16
3 TN3 25 9 36 10 40 6 24 0 0
ĐC3 24 8 33,3 11 45,8 4 16,7 1 4,2 Chung TN 76 27 35,5 34 44,7 15 19,8 0 0
ĐC 77 24 31,2 36 4,8 10 13 7 9,1
Căn cứ vào số liệu ở bảng 5 ta có thể nhận thấy: Sau vòng 1 kết quả kiểm tra của học sinh tính theo tỉ lệ % xếp loại giỏi, khá, trung bình và yếu giữa các nhóm thử nghiệm có sự chênh lệch đáng kể:
+ Tỉ lệ học sinh đạt mức 4 ở nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là 4,3%.
+ Tỉ lệ học sinh đạt mức 2 nhóm TN cũng cao hơn 6,8% so với nhóm ĐC.
+ Học sinh đạt mức 1 ở nhóm TN không có học sinh nào (0%), nhóm ĐC có 7 học sinh (9,1%).
Bảng 3.4: Kết quả khảo sát học sinh sau thử nghiệm vòng 2
Nhóm Phương án
Số HS
Xếp loại
Mức 4 Mức 3 Mức 2 Mức 1
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
1 TN1 27 13 48,1 13 48,1 1 3,7 0 0
ĐC1 28 11 39,3 14 50 2 7,1 1 3,6
2 TN2 24 9 37,5 13 54,2 2 8,3 0 0
ĐC2 25 7 28 11 44 4 16 3 12
3 TN3 25 12 48 11 44 2 8 0 0
ĐC3 24 8 33,3 10 41,7 5 20,8 1 4,2
Chung TN 76 34 44,7 37 48,7 5 6,6 0 0