C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Côn Sơn ca ( Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi )
- Nguyễn Trãi ( 1380_ 1442 ) hiệu là Ức Trai.Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn.Nguyễn Trải đã trở thành một nhân vật lịch sử lỗi lạc,toàn tài hiếm có.
- Bài ca Côn Sơn được sáng tác trong thời gian ở ẩn.
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ lục bát.
2 . Tìm hiểu bài:
- Từ “ta” có mặt 5 lầnNguyễn Trãi đang sống trong những giây phút thãnh thơi,đang thả hồn vào cảnh trí Côn Sơn.
- Côn Sơn là một cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh nên thơtạo khung cảnh cho thi nhân ngồi ngâm thơ nhàn một cách thú vị.
Đoạn thơ có giọng điệu nhẹ nhàng, thảnh thơi, êm tai.Các từ “Côn Sơn ,ta trong”góp phần tạo nên giọng điệu đó
⇒Với hình ảnh nhân vật “ta”giữa cảnh tượng Côn Sơn nên thơ ,hấp dẫn ,đoạn thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi . II . Bánh trôi nước ( Hồ Xuân Hương )
1 . Giới thiệu.
- Hồ Xuân Hương quê làng Quỳnh Đôi,huyện Huỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.
- Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.Bài thơ gồm 4 câu ,mỗi câu 7 chữ,hiệp vần ở chữ cuối 1,2,3.
2 . Tìm hiểu bài:
*Bài thơ được hiểu theo hai nghĩa:
- Bánh trôi nước là bánh làm từ bột nếp,được nhào nặn và viên tròn,có nhân đừơng phên,được luộc chín bằng cách cho vào nồi nước đun sôi.
- Phẩm chất thân phận người phụ nữ.
+ Hình thức : xinh đẹp.
+ Phẩm chất : trong trắng dù gặp cảnh ngộ nào cũng giữ được sự son sắt, thủy chung tình nghĩa, mặc dù thân phận chìm nỗi bấp bênh giữa cuộc đời.
Nghĩa sau quyết định giá trị cho bài thơ.
⇒Với ngôn ngữ bình dị, bài thơ bánh trôi nước cho thấy Hồ Xuân Hương rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng sâu sắc của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
III .Sau phút chia li ( Trích Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm )
1. Giới thiệu.
- Đặng Trần Côn người làng Nhân Mục sống vào khoảng nữa đầu thế kỉ XVIII.
- Đoàn Thị Điểm ( 1705 _ 1748) người phụ nữ có tài sắc, người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc nay huyện Yên Mĩ tỉnh Hưng Yên.
- Đoạn trích thể hiện nỗi sầu của người vợ ngay sau khi tiễn chồng ra trận.
2 . Tìm hiểu bài:
a). Bốn câu đầu.
+ Nỗi sầu chia li của người vợ.
- Bằng phép đối “chàng thì đi – thiếp thì về”tác giả cho thấy thực trạng của cuộc chia li. Chàng đi vào cõi vất vả, thiếp thì vò võ cô đơn.
- Hình ảnh “mây biếc, núi ngàn” là các hình ảnh góp phần gợi lên cái độ mênh mông cái tầm vũ trụ của nỗi sầu chia li.
b)Bốn câu khổ thứ hai.
Gợi tả thêm nỗi sầu chia li.
- Phép đối + điệp ngữ và đảo vị trí hai địa danh Hàm Dương ,Tiêu Tương đã diễn tả sự ngăn cách muôn trùng.
- Sự chia sẻ về thể xác , trong khi tình cảm tâm hồn vẫn gắn bó thiết tha cực độ.
Nỗi sầu chia li còn có sự oái oăm, nghịch chướng, gắn bó mà không được gắn bó lại phải chia li.
c) Bốn câu cuối.
- Nỗi sầu chia li tăng trưởng đến cực độ thể hiện bằng phép đối,điệp ngữ,điệp ý.
- Sự xa cách đã hoàn toàn mất hút vào ngàn dâu “những mấy ngàn dâu”.
- Màu xanh của ngàn dâu gợi tả trời đất cao rộng,thăm thẳm mênh mông,nơi gửi gấm,lan tỏa vào nỗi sầu chi li.
- Chữ “sầu” trở thành khối sầu, núi sầu đồng thời nhấn rõ nỗi sầu cao độ của người chinh phụ.
IV . Qua đèo Ngang ( Bà huyện Thanh Quan ) 1 . Giới thiệu.
- Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh quê làng Nghi Tàm ( Tây Hồ _ Hà Nội ) là một trong những nữ sĩ tài danh hiếm có.
- Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật , gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ.Chỉ gieo vần ở chữ cuối mỗi câu 1 ,2 , 4 , 6, 8 giữa câu 5 – 6 có luật bằng trắc.
2 . Tìm hiểu bài:
- Tác giả đến Đèo Ngang vào lúc bóng chiều đã ngã.Thời điểm ấy dễ gây cảm giác hoài niệm mơ màng.
- Cảnh vật gồm dãy núi , con sông , chợ , vài mái nhà , có tiếng chim cuốc và chim đa đa , có vài chú tiều phu.Tất cả gợi lên cảm giác mênh mông trống vắng.
- Các từ láy : lác đác , lom khom , quốc quốc, gia gia có tác dụng gợi hình gợi cảm.
Cảnh thiên nhiên khoáng đạt,núi đèo bát ngát thấp thoáng sự sống con người nhưng còn hoang sơ gợi cảm giác buồn vắng lặng.
-Tác giả qua đèo Ngang mang tâm trạng buổn hoài cổ,cô đơn.
- Câu “ một mảnh tình riêng ta với ta” trực tiếp cho thấy nỗi buồn cô
đơn,thầm kín của tác giả.
⇒Với phong cách trang nhã “qua đèo Ngang”cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà,nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.
V . Bạn đến chơi nhà ( Nguyến Khuyến ) 1 . Giới thiệu
- Nguyễn Khuyến ( 1835 – 1090 ) quê ở thôn Vị Hạ , xã Yên Đỗ , nay thuộc xã Trung Lương huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam.Ông là nhà thơ lớn của dân tộc.
- Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật.
2 . Tìm hiểu bài:
- Đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn chu đáo khi bạn đến chơi nhà.
- Nhưng hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến thật là oái oăm:
+ Nhà xa chợ lại không có trẻ sai bảo.
+ Vườn rộng nên không bắt được gà.
+ Cải thì chửa ra cây.
+ Cà thì còn mới nụ.
+ Mướp chỉ mới trổ hoa.
+ Bầu lại vừa rụng rốn.
+ Kể cả trầu tiếp khách cũng không có.
- Tác giả cố tình đầy cái sự không có lên cao trào để nói lên cái luôn luôn sẵn có ấy là tấm lòng.
- Câu thứ 8 và cụm từ “ta với ta” nói lên tình bạn thắm thiết , đậm đà và sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách .Đây là câu thơ bộc lộ tình cảm của Nguyễn Khuyến đối với bạn mình Tình bạn thắm thiết đậm đà hiếm có.
⇒Bài thơ được lặp ý bằng cách cố tình dựng lên tình huống khó xử khi bạn đến chơi , để rồi hạ câu kết “ bác đến chơi đây ta với ta” nhưng trong đó là một giọng thơ hóm hỉnh chứa đựng tình bạn đậm đà , thắm thiết.
• Bài tập cảm thụ:
1.Phân tích cái hay của việc sử dụng điệp từ trong bài “Côn Sơn ca”
2.Nhận xét việc sử dụng cụm từ “Ta với ta” trong 2 bài thơ “ Bạn đề chơi nhà” của Nguyễn Khuyến và “ Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan.
HS tập viết bài – Trình bày trước lớp.
GV nhận xét, bổ sung thêm.
• Dặn dò về nhà.
Ôn tập các tác phẩm thơ Đường Trung Quốc
==================================
Buổi 9. Ngày soạn:
Thực hiện : B . Mục tiêu cần đạt:
- Ôn luyện, củng cố kiến thức về các văn bản thơ Đường TQ, giúp HS nắm
chắc hơn giá trị nội dung và Nghệ thuật của từng văn bản.
- Hiểu hơn khái niệm về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.
- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn, kĩ năng nhận biết và sử dụng từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.