Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO án dạy THÊM môn văn lớp 9 SOẠN CHI TIẾT, THEO TỪNG BUỔI (Trang 25 - 29)

* Ổn định tổ chức

* Chữa bài tập kì trước.

- Gọi 2-3 HS đọc bài làm kì trước

- GV nhận xét cách cảm thụ . Chữa lỗi (Nếu có )

* Ôn luyện kiến thức:

I . Thơ Đường :

1. Xa ngắm thác núi Lư . a. Giới thiệu.

_ Lí Bạch ( 701 – 762 ) nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường , tự Thái Bạch hiệu Thanh Liên cư sĩ , quê ở Cam Túc.

b . Tìm hiểu bài:

- “Xa ngắm thác núi Lư” thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

_ Hương Lô được ngắm nhìn từ xa.Từ điểm nhìn đó có thể làm nổi bật được sắc thái hùng vĩ của thác nước.

_ Mở đầu bài thơ tác giả đã phác thảo cái phông nền của bức tranh toàn cảnh : hơi khói bao trùm lên đỉnh núi Hương Lô dưới ánh nắng mặt trời chuyển thành một màu tím vừa rực rỡ vừa kì ảo.

_ Vì ở xa ngắm nên dưới mắt nhà thơ thác nước đã biến thành một dãy lụa trắng được treo trên giữa khoảng vách núi và dòng sông.

Các từ “quải , phi ,trực , nghi” và hình ảnh Ngân Hà gợi cho người đọc hình dung được cảnh Hương Lô vừa là thế núi cao ,sườn núi dốc đứng vừa là một nơi có vẻ đẹp huyền ảo.

→Tác giả vừa miêu tả một danh thắng của quê hương với thái độ trân trọng, ca ngợi.Ngòi bút của Lí Bạch thác nước hiện lên thật hùng vĩ và kì diệu. Qua đó cho thấy tình yêu thiên nhiên thật đằm thắm và tính cách hào phóng,mạnh mẽ của nhà thơ.

2 . Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều ( Phong kiều dạ bạc ) a. Giới thiệu.

- Trương Kế sống vào khoảng giữa thế kỉ thứ VIII,người Tương Châu , tỉnh Hồ Bắc.Thơ ông thường tả phong cảnh là chủ yếu.

- “Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều” thuộc thể thơ thất ngôn . b . Tìm hiểu bài:

- Bài thơ thể hiện một cách sinh động cảm nhận qua những điều nghe thấy,nhìn thấy của một khách xa quê , nhìn thấycủa một khách xa quê đang thao thức không ngủ trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.

- Tác giả đã kết hợp hai thủ pháp nghệ thuật dùng động để tả tĩnh và mượn âm thanh để truyền hình ảnh.

3. Cảm nghí trong đêm thanh tĩnh ( Tĩnh dạ tứ - Lí Bạch ) a. Giới thiệu.

- Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể , trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ,song không bị qui tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc.

- Bài thơ thể hiện nỗi nhớ quê nhà khi tác giả nhìn thấy ánh trăng.

b . Tìm hiểu bài:

b1) Mối quan hệ giữa tình và cảnh trong bài thơ .

- Hai câu đầu gợi tả đêm trăng thanh tĩnh.Trăng quá sáng khiến cho nhà thơ ngỡ là lớp sương mờ phủ trên mặt đất.Đó là một cảm giác trong khoảnh khắc khi giấc mơ ngắn ngủi vừa tan.

- Tác giả ngẩng đầu lên nhìn trăng sáng,như để kiểm tra ý nghĩ ( trăng hay sương ).Nhưng nhìn thấy ánh trăng sáng lạnh,cô đơn,nhà thơ chạnh

lòng,liền cuối đầu nhớ cố hương.

 Nhớ quê,thao thức không ngủ được, nhìn trăng. Nhìn trăng lại càng nhớ quê.

b2) . Phép đối trong bài thơ.

Cử đầu >< đê đầu

Vọng minh nguyệt >< tư cố hương

 Tình cảm Lí Bạch đối với quê hương.

⇔Với những từ ngữ giản dị và tinh luyện, bài thơ đã thể hiên nhẹ nhàng và thắm thía tình quê hương của một người xa nhà trong một đêm thanh tĩnh.

4. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ( Hồi hương ngẫu thư – Hạ tri Chương )

a. Giới thiệu.

_ Hạ Tri Chương ( 659 – 744 ) tự Qúy Chân,hiệu Tứ Minh cuồng Khách,quê ở Vĩnh Hưng,Việt Châu ( Chiết Giang )

_ Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

b . Tìm hiểu bài:

- Qua đề bài nhà thơ cho thấy tình cảm quê hương sâu nặng,luôn thường trực trong tâm hồn nhà thơ.

- Hai câu đầu sử dụng phép đối : Li gia >< đại hồi.

Hương âm >< mấn mao.

Thiếu tiểu >< lão.đại Vô cải >< tồi.

 Câu đầu giới thiệu khái quát ngắn gọn quãng đời xa quê làm quan của tác giả,làm nổi bật sự thay đổi về vóc người ; tuối tác.Câu thứ hai dùng yếu tố thay đổi ( mái tóc ) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi ( giọng nói quê hương ) qua đó cho thấy tình cảm gắn bó của tác giả đối với quê hương.

- Tình cảm của tác giả đối với quê hương thể hiện qua các giọng điệu khác nhau của :

+ Hai câu đầu dường như bình thản nhưng ẩn chứa nỗi buồn.

+ Hai câu cuối bi hài thấp thoáng ẩn hiện sau những lời tường thuật

hóm hỉnh.

⇔Bài thơ biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê huơng thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày,trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân về quê cũ..

5. Bài ca nhà tranh b ị gió thu phá ( Mao ốc vị thu phong sở phá ca - Đỗ Phủ )

a. Giới thiệu.

- Đỗ Phủ ( 712 – 770 ) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường của Trung Quốc , tự là Tử Mĩ hiệu Thiếu Lăng,quê ở tỉnh Hà Nam.

-“Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”được viết theo loại cổ thể,là bài thơ nổi tiếng của Đỗ Phủ.

b . Tìm hiểu bài:

a) Các phương thức diễn đạt ở mỗi phần trong bài thơ.

- Phần 1 : miêu tả kết hợp tự sự.

-Phần 2: tự sự kết hợp miêu tả -Phần 3 : miêu tả kết hợp biểu cảm - Phần 4 : biểu cảm trực tiếp.

b) Nỗi khổ của nhà thơ.

- Mất mát về của cài

+ Gío thu thổi phá hư nhà.

+ Bị ước lạnh trong đêm mưa dai dẳng.

- Nỗi đau về tinh thần và nhân tình thế thái.

+ Lo lắng vì loạn lạc.

+ Cuộc sống cùng cực đã làm thay đổi tính cách trẻ con.

c) Tình cảm cao quí của nhà thơ.

- Đỗ Phủ mơ ước có “ngôi nhà rộng muôn ngàn gian” cho mọi người hân hoan vui sướng.

- Nhà thơ sẵn sàng hi sinh vì hạnh phúcchung của mọi người “ lều ta nát chịu chết rét cũng được”

 Ước mơ thể hiện tấm lòng vị tha chan chứa tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà thơ.

II. Từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa:

1. Khái niệm:

H?Nhắc lại khái niệm từ đồng nghĩa; khái niệm về từ trái nghĩa. Cho VD.

2. Bài tập thực hành :Viết 1 đoạn văn biểu cảm có nội dung tự chọn, trong đ đó có dùng ít nhất 1 cặp từ trái nghĩa, 1 vài từ đồng nghĩa.

D . C ủng c ố :

* GV củng cố , khái quát cho HS nội dung cơ bản về “Thơ trung đại Việt Nam và thơ Đường” để HS khắc sâu kiến thức đã học .

E . Hướng dẫn HS về nhà :

* Đọc và hệ thống các kiến thức đã học chuẩn bị cho kiểm tra cuối kì I và kết

thúc học kì I.

Buổi 10. Ngày soạn: 14/ 11/ 2011 Thực hiện : 15/ 11 / 2011 A. Mục tiêu cần đạt:

- Củng cố kiến thức về các loại từ như : Từ đồng nghĩa; từ trái nghĩa; từ đồng âm.

- Rèn kĩ năng sử dụng các loại từ đó trong bài văn biểu cảm.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO án dạy THÊM môn văn lớp 9 SOẠN CHI TIẾT, THEO TỪNG BUỔI (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w