Các làn điệu ca Huế và đặc điểm của nó

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO án dạy THÊM môn văn lớp 9 SOẠN CHI TIẾT, THEO TỪNG BUỔI (Trang 77 - 94)

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Các làn điệu ca Huế và đặc điểm của nó

- Hò giả gạo,ru em,giã vôi,giã điệp : náo nức nồng hậu tình người.

- Hò ơ,hò lô,xay lúa,hò nện…..gần gũi với dân ca Nghệ

Tĩnh,thể hiện nỗi khao khát mong chờ,hoài vọng tha thiết.

- Nam ai,nam bình,nam xuân,quả phụ,tương tư khúc,hành vân:buồn man mác, thương cảm bi ai vương vấn

- Tứ đại cảnh:điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui,không buồn.

2.Đêm nghe ca Huế trên dòng sông Hương Giang.

- Quang cảnh:về đêm,đi thuyền trên dòng sông Hương êm đềm,thơ mộng.

- Ca công trẻ tuổi,duyên dáng(nam,nữ).

- Lời ca thong thả,trang trọngtâm hồn phong phú,kín đáo,sâu thẳm…

3.Nguồn gốc của ca Huế.

- Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.

- Hồn nhiên sôi nổi,vui tươi.

- Trang trọng,uy nghi.

Nghe ca Huế là một thú tao nhã : Ca Huế thanh cao,lịch sự,nhã nhặn,sang trọng và duyên dángtừ nội dung đến hình thức;từ cách biểu diễn đến cách thức;từ ca công đến nhạc công;từ giọng ca đến ăn mặc .

IV . C ủng c ố :

* GV củng cố , khái quát cho HS nội dung cơ bản về văn bản nhật dụng để HS khắc sâu kiến thức đã học .

V . Hướng dẫn HS về nhà :

* Đọc chuẩn bị những kiến thức về “Các tác phẩm nghị luận dân gian Việt Nam ”

CÁC TÁC PHẨM NGHỊ LUẬN DÂN GIAN VIỆT NAM ( Thời lượng : 4 tiết )

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

* Giúp học sinh:

- Hiểu , cảm nhận được những đặc sắc về nội dung nghệ thuật của một số câu tục ngữ : khúc triết , ngắn gọn , đúc kết các vấn đề của đời sống xã hội . Cách sử dụng biện pháp tu từ , hiệp vần … trong các câu tục ngữ .

II. CHUẨN BỊ

*Gv: Tham khảo tài liệu ,soạn giáo án Tích hợp một số văn bản đã học

* Hs: Ôn tập lại kiến thức III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định

2. Bài cũ 3. Bài mới

*Giới thiệu bài

*Tiến trình hoạt động

A Hình thức :

* Khái niệm :

- Tục ngữ là những câu nói dân gian thể hiện kinh nghiệm của nhân dân ( tự nhiên,lao động sản xuất,xã hội ) được nhân dân vận dụng vào đời sống , suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày .

* Đặc điểm về hình thức

- Tục ngữ ngắn gọncó tác dụng dồn nén,thông tin,lời ít ý nhiều;tạo dược ấn tượng mạnh trong việc khẳng định

- Tục ngữ thường dùng vần lưng ,gieo vần ở giữ câu làm cho lời nói có nhạc điệu dễ nhớ,dễ thuộc.

- Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung thể hiện sự sáng tỏ trong cách suy nghĩ và diễn đạt.

- Tục ngữ là lơì nói giàu hình ảnh khiến cho lời nói trở nên hấp dẫn,hàm súc và giàu sức thuyết phục.

B . Nội dung :

1 . Tục ngữ về thiên nhiên và lao động xã hội . Câu 1 :

- tháng năm ( âm lịch )đêm ngắn , ngày dài; tháng mười (âm lịch ) đêm dài,ngày ngắn

Câu 2 :

- đêm nào trời nhiều sao,ngày hôm sau sẽ có nắng,ít sao sẽ mưa.

Câu 3 :

- khi thấy trên trời có ráng mây màu mỡ gàthì biết sắp có bão.

Câu 4 :

- vào tháng bảy khi thấy kiến bò lên cao là sắp có bão.

Câu 5 :

- đất đai rất quí,quí như vàng Câu 6 :

- nêu lên lợi ích của các công việc làm ăn,lợi nhiều là cá,vườn,sau đó là ruộng.

Câu 7 :

- nói lên tầm quan trọng của 4 yếu tố đối với nghề trồng lúa.

Câu 8 :

- tầm quan trọng của hai yếu tố thời vụ , đất đai.

2 . Tục ngữ về con người và xã hội : a) Nghĩa và giá trị những câu tục ngữ

*

Câu 1 :

- người quí hơn của.khẳng định và coi trọng giá trị con người.

- Ứng dụng :phê phán thái độ xem người hơn của,an ủi trường hợp “của đi thay người”,đặt con người lên mọi thứ của cải

* Câu 2 :

- những gì thuộc hình thúc con người điều thể hiện nhân cách người đó .

- Câu tục ngữ nhắc nhở con người phải biếtgiữ gìn răng tóc cho sạch sẽ.

- Thể hiện cách nhìn nhận đánh giá con người :hình thức biểu hiện nội dung

Câu 3 :

- nhắc nhở con người trong đời sống phải học rất nhiều điều,ứng xử một cách lịch sự tế nhị,có văn hóa

Câu 4 :

- Dù đói vẫn ăn uống sạch sẽ,thơm tho

- Dù nghèo khổ thiếu thốn phải sống trong sạch cao quí,không làm tội lỗi xấu xa

Câu 5 và 6 :

* Không thầy đố mày làm nên”khẳng định vai trò quan trọng công ơn to lớn của thầy,phải biết trọng thầy.

_”Học thầy không tày học bạn” học ở bạn là một cách học bổ ích và bạn gần gũi dể trao đổi học tập.

Hai câu tưởng chừng mâu thuẫn nhau nhưng thực ra bổ sung ý nghĩa cho nhau .Hai câu khẵng định hai vấn đề khác nhau

_ Tục ngữ có nhiều trường hợp tương tự +Máu chảy ruột mềm

+ Bán anh em xa mua láng giềng gần + Có mình thì giữ

+ Sẩy đàn tan nghé Câu 7 :_

- Khuyên nhủ con người phải biết thương yêu người khác - Tục ngữ là một triết lí,là một bài học về tình cảm

Câu 8 :

- Khi hưởng thành quả phải nhớ công người gây dựng

- Khuyên nhũ con người phải biết ơn người đi trước,biết ơn là tình cảm đẹp thể hiện tư tưởng coi trọng công sức con người Câu 9:

- một người không thể làm nên việc lớn,nhiều người họp sức lại thì có thể làm việc cao cả khẳng định sức mạnh đoàn kết

3.Những đặc điểm trong tục ngữ

- Câu 1,6,7 diễn đạt bằng hình thức so sánh

- Câu 8,9 diễn đạt bằng cách dùng hình ảnh ẩn dụ - Câu 2,3,4,5,8,9 sử dụng từ và câu có nhiều nghĩa . IV . C ủng c ố :

* GV củng cố , khái quát cho HS nội dung cơ bản về “Các tác phẩm nghị luận dân gian Việt Nam ” để HS khắc sâu kiến thức đã học .

V . Hướng dẫn HS về nhà :

* Đọc chuẩn bị những kiến thức về “Các tác phẩm nghị luận hiện đại việt Nam Việt Nam

CÁC TÁC PHẨM NGHỊ LUẬN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM ( Thời lượng : 4 tiết )

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

* Giúp học sinh:

- Hiểu , cảm nhận được những đặc sắc về nội dung nghệ thuật lập luận , cách bố cục chặt chẽ , ngôn ngữ thuyết phuc , giàu cảm xúc , ý nghĩa thực tiễn của các tác phẩm nghị luận hiện đại Việt Nam

II. CHUẨN BỊ

*Gv: Tham khảo tài liệu ,soạn giáo án Tích hợp một số văn bản đã học

* Hs: Ôn tập lại kiến thức III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định

2. Bài cũ 3. Bài mới

*Giới thiệu bài

*Tiến trình hoạt động

I . Tinh thần yêu nước của nhân dân ta . 1 .Giới thiệu

- Bài văn trích trong báo cáo chính trị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh tại Đại Hội lần thứ II,tháng 2 năm 1951của Đảng Lao Động Việt Nam.

- Vấn đề nghị luận của bài văn trong câu văn ở phần mở đầu “dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.Đó là một truyền thống quí báu của dân tộc ta”

2.Bố cục và lập ý.

- Mở bài(từ đầu….lũ cướp nước)nêu vấn đề nghị luận:tinh thần yêu nước là một tryền thống quí báu của dân tộc ta

- Thân bài(lịch sử ta…dân tộc ta) chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và trong cuộtc kháng chiến hiện tại(1951 diễn ra cuộc kháng chiếnchống TD Pháp ) - Kết bài:( phần còn lại) khẳng định nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân phát huy mạnh mẽ 3 . Nghệ thụât lập luận trong bài.

- Lập luận nổi bật là cách lựa chọn và trình bày dẫn chứng để chứng minh.

- Tinh thần yêu nước biểu hiện các tấm gương anh hùng được kể theo trật tự thời gian.

- Tinh thần yêu nước của đồng bào trong cuộc kháng chiến(những việc làm biểu hiện tình yêu nước).Dẫn chứng nêu toàn diện ở mọi lứa tuổi ,mọi miền,mọi tầng lớp trong xã hội.

4 .Điểm đặc sắc trong nghệ thuật diễn đạt .

- Lấy hình ảnh so sánh “một làn sóng vô cùng mạnh mẽ” với

“tinh thần yêu nước” sức mạnh tinh thần yêu nước.

- So sánh “tinh thần yêu nước” với “ba cía quí”

 Hình dung hai trạng thái của tinh thần yêu nước:

+ Bộc lộ mạnh mẽ ra ngoài.

+ Tìm tàng kín đáo bên trong.

- Thủ pháo liệt kê thể hiện sự phong phú với nhiều biểu hiện đa dạng của tinh thần yêu nước trong nhân dân

II . Sự giàu đẹp của Tiếng Việt .

1.Tiếng Việt đặc sắc của một thứ tiếng đẹp,một thứ tiếng hay.

- Hài hòa về mặt âm hưởng,thanh điệu.

- Tế nhị uyển chuyển trong cách đặc câu.

- Có khả năng diễn đạt tình cảm tư tưởng.

2.Một số dẫn chứng minh họa - Nêu ý kiến của người nước ngoài.

- Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú,giàu thanh điệu.

- Uyển chuyển nhịp nhàng chính xác về ngữ pháp.

- Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.

- Tiếng Việt là một thứ tiếng hay

- Sự phát triển của từ vựng và ngữ pháp qua các thời kì lịch sử.

- Khả năng thõa mãn yêu cầu đời sống văn hóa ngày càng phức tạp.

3 . Nghệ thuật

- Kết hợp với chứng minh,giải thích,bình luận.

- Lập luận chặt chẽ đưa nhận định phần MB tiếp theo giải thích và mở rộng nhận định.

- Các dẫn chứng khá tòan diện bao quát không sa vào quá cụ thể tỉ mỉ .

III . Đức tính giản dị của Bác Hồ .

1 .Giới thiệu a)Tác giả:

Phạm Văn Đồng(1906_ 2000) là một trong những học trò xuất sắc và là người cộng sự gần gũi của chủ tịch Hồ Chí Minh.

b).Tác phẩm:

- bài “đức tính giản dị của Bác Hồ” trích từ bài chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa khí phách của dân tộc,lương tâm của thời đại _ diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí

Minh(1970).

c) .Luận điểm:

- đức tính giản dị của Bác Hồ thể hiện nhất quán tong cuộc d0ời hoạt động cách mạng và đời sống sinh hoạt hàng ngày.

2 .Phân tích văn bản .

a) Đức tính giản dị của Bác Hồ

* Đức tính giản dị của Bác Hồ thể hiện trên nhiều phương diện:

- Bữa ăn : vài món giản đơn,khi ăn không để rơi vãi,ăn xong thu dọn sạch sẽ.

- Căn nhà : vài ba phòng hòa cùng thiên nhiên

- Việc làm: từ việc nhỏ đến việc lớn ít cần ngừơi phục vụ.

- Đời sống sinh hoạt phong phú,cao đẹp - Giản dị trong lời nói,bài viết

 Chứng cứ thuyết phục b) Bình luận của tác giả

- Sự giản dị không phải là lối sống khắc khổ của nhà tu hành hay hiền triết.

- Giản dị về đời sống vật chất nhưng phong phú về đời sống tinh thần .

Đó là một đời sống văn minh 3 . Kết luận

- Giản dị là đức tính nổi bật của Bác Hồ

- Bài văn vừa có chứng cứ cụ thể vừa nhận xét sâu sắc,thắm đượm tình cảm chân thành

Phương pháp lập luận:chứng minh kết hợp bình luận giải thích.

IV . Ý nghĩa văn chương . 1.Giới thiệu

- Hoài Thanh(1909_ 1982 ) quê ở Nghệ An, là một nhà phê bình văn học suất sắc.

- Bài “ý nghĩa văn chương” được viết 1936 bàn về nguồn gốc,ý nghĩa và công dụng của văn của văn chương.

2 .Nguồn gốc của văn chương

- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm,là lòng vị tha 3 .Ý nghĩa và công dụng của văn chương

a.Ý nghĩa

- Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.

- Văn chương còn sáng tạo ra cuộc sống b.Công dụng

- Gây cho ta những tình cảm mà ta không có hoặc chưa có.

- Luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.

Văn chương làm cho tình cảm con người trở nên phong phú,sâu sắc và tốt đẹp hơn.

4 . Nghệ thuật

- Văn bản “ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn bản nghị luận văn chương.

- Văn bản vừa có lí lẽ,vừa có cảm xúc hình ảnh.

IV . C ủng c ố :

* GV củng cố , khái quát cho HS nội dung cơ bản về “Các tác phẩm nghị luận hiện đại Việt Nam ” để HS khắc sâu kiến thức đã học .

V . Hướng dẫn HS về nhà :

* Đọc chuẩn bị những kiến thức về “Thơ hiện đại việt Nam Việt Nam ”

THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM ( Thời lượng : tiết ) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

* Giúp học sinh:

- Hiểu và cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số bài thơ hiện đại Việt Nam ( Cảnh khuya , Nguyên tiêu < Hồ Chí Minh > ; Tiếng gà trưa < Xuân Quỳnh > ) , tình yêu thiên nhiên đất nước , nghệ thuật thể hiện tình cảm , cách sử dụng ngôn ngữ vừa hiện đại vừa bình dị , gợi cảm .

II. CHUẨN BỊ

*Gv: Tham khảo tài liệu ,soạn giáo án Tích hợp một số văn bản đã học

* Hs: Ôn tập lại kiến thức III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định

2. Bài cũ 3. Bài mới

*Giới thiệu bài

*Tiến trình hoạt động

I . Cảnh khuya – Rằm tháng giêng ( Hồ Chí Minh ) Giới thiệu.

-Hồ Chí Minh ( 1890 – 1969 ) vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và Cách Mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh còn là một danh nhân văn hóa thế giới,một nhà thơ lớn.

2 . Tìm hiểu bài:

- Bài “cảnh khuya” thuộc thể thơ tứ tuyệt.Về cấu trúc có chỗ khác biệt với mô hình chung ở cách ngắt nhịp ở câu 1 và 4 ( ắ và 2/5 ).

_ Bài “ rằm tháng giêng” thuộc thể thơ tứ tuyệt.

a) Vẻ đẹp của cảnh trăng rừng và tâm trạng của tác giả trong bài “ cảnh khuya”.

- So sánh âm thanh “ tiếng suối” với “ tiếng hát xa” làm cho tiếng suối như gần gũi có sức sống trẻ trung hơn.

- Với hai từ “ lồng” trong câu thơ “ trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” đã gợi lên bức tranh mang vẻ lung linh chập chờn,lại ấm áp hòa hợp quấn quít.

- Hai từ “ chưa ngủ” ở câu thơ thứ ba lặp lại ở đầu câu thơ thứ tư cho thấy niềm say mê cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước.Hai tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác , nhà thơ – người chiến sĩ.

b). Hình ảnh – không gian trong bài “ rằm tháng giêng”.

- “ Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên”  khung cảnh bầu trời cao rộng trong trẻo nổi bật lên bầu trời ấy là vầng trăng tròn đầy,tỏa sáng xuống khắp trời đất.

- “ xuân giang,xuân thủy tiếp xuân thiên”  không gian xa rộng như không có giới hạn con sông xuân,mặt nước xuân tiếp liền với bầu trời xuân đã gợi lên vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời.

c) Phong thái ung dung và tinh thần lạc quan của Hồ Chí Minh .

- Mặc dù ngày đêm lo nghĩ việc nước,bận bịu việc quân nhưng tâm hồn Bác vẫn hòa nhập với cảnh thiên nhiên tươi đẹp.Qua đó thể hiện phong thái ung dung,lạc quan của vị lãnh tụ kính yêu.

II . Tiếng Gà Trưa ( Xuân Quỳnh ) 1 Giới thiệu.

- Xuân Quỳnh ( 1942 – 1988 ) quê ở làng La Khê, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam.

- Bài thơ “ tiếng gà trưa” được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, in lần đầu trong tập thơ “ hoa dọc chiên hào” ( 1968)

- Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu qua những chi tiết thật bình thường, giản dị nhưng vẫn xúc

động bởi sự chân thành.

2 . Tìm hiểu bài:

a). Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ

- Hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh.

- Một kỉ niệm về tuổi thơ dại : xem trộm gà đẻ bị bà mắng.

- Hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm, lo cho cháu.

- Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được quần áo mới từ tiền bán gà, mong ước ấy đi cả vào giấc ngủ

 Qua những kỉ niệm được gợi lại, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm trân trọng, yêu quí đối với bà.

b). Hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu - Tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo.

- Dành trọn vẹn tình yêu thương, chăm lo cho cháu.

- Bảo ban nhắc nhở cháu.

 Tình bà cháu sâu nặng, thiết tha.

c)Nghệ thuật.

- Câu thơ “ tiếng gà trưa” được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ có tác dụng nhấn mạnh cảm xúc của nhân vật trữ tình.

- Khổ 4 được kéo dài ra nhằm thể hịên sự sâu sắc thắm thiết của bà cháu.

→Tiếng gà trưa đã gợi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.

Bài thơ theo thể thơ 5 tiếng có cách diễn đạt tình cảm tự nhiên và nhiều hình ảnh bình dị,chân thực .

IV . C ủng c ố :

* GV củng cố , khái quát cho HS nội dung cơ bản về “Thơ hiện đại Việt Nam ” để HS khắc sâu kiến thức đã học .

V . Hướng dẫn HS về nhà :

* Đọc chuẩn bị những kiến thức về “ Thơ trung đại Việt Nam”

ThƠ trung ĐẠI viỆt nam VÀ THƠ ĐƯỜNG ( Thời lượng : Tiết )

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

* Giúp học sinh:

- Hiểu và cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số bài thơ trung đại Việt Nam : Nam quốc sơn hà , Tụng giá hoàn kinh sư , Thiên Trường vãn

vọng , Côn Sơn ca , Sau phút chia li , Bánh trôi nước , Qua đèo Ngang , Bạn đến chơi nhà .

- Nhận biết mối quan hệ giữa tình và cảnh : một vài đặc điểm thể loại của các bài thơ trữ tình trung đại .

II. CHUẨN BỊ

*Gv: Tham khảo tài liệu ,soạn giáo án Tích hợp một số văn bản đã học

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO án dạy THÊM môn văn lớp 9 SOẠN CHI TIẾT, THEO TỪNG BUỔI (Trang 77 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w