Thực trạng chất lượng dịch vụ du lịch TPDN trong giai đoạn 2011-2015

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng (Trang 26 - 35)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN QUA

2.4 Thực trạng chất lượng dịch vụ du lịch TPDN trong giai đoạn 2011-2015

Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác bảo đảm tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong những năm qua, toàn lực lượng Công an thành phố Đà

Nẵng đã bám sát tình hình, làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm; điều tra, khám phá án đạt hiệu quả cao, đem lại niềm tin cho nhân dân.

Đảm bảo an ninh chính trị cũng là đảm bảo an toàn cho du khách tới Đà Năng tham quan du lịch, tạo tâm lý thoải mái, an tâm cho du khách gần xa. Như vậy thì mới tăng được lượng du khách đến với thành phố. Du lịch và an ninh có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhờ công tác quản lý chặc chẽ trong công tác đảm bảo an ninh của các cơ quan chức năng có liên quan như công an, dân phòng… mà tình hình an ninh chính trị Đà Nẵng những năm qua cơ bản ổn định, không có hiện tượng cướp giật, quấy rối.. đối với du khách cũng như người dân. Qua đó tạo ấn tượng tốt đẹp về an ninh Đà Nẵng và góp phần không nhỏ vào việc thu hút khách du lịch tới thành phố.

2.4.2 An toàn vệ sinh thực phẩm

Hiện nay, với nền kinh tế hội nhập, hàng hóa được nhập từ nhiều nơi, các mặt hàng đa dạng, phong phú nên người tiêu dùng khó có thể phân biệt được đâu là hàng đảm bảo chất lượng. Nhất là đối các mặt hàng thực phẩm gây hại từ từ nên càng khó khăn trong vấn đề kiểm soát.

Vừa qua, thành phố cũng đã kiểm tra và cấp giấy chứng nhận ATVSTP cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm đạt yêu cầu. Kết quả có 98,1% cơ sở đạt chuẩn được cấp giấy chứng nhận. Bên cạnh đó, thành phố cũng cấp giấy cho các sản phẩm đạt VSATTP, đồng thời kiểm tra ô nhiễm sinh vật, kiểm tra 449 mẫu thủy sản. Hiện thành phố có trên 1.500 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố đã được quản lý chặt chẽ. Nhìn chung, trong 5 năm vừa qua, công tác đảm bảo ATVSTP đã co nhiều chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, công tác kiểm tra quản lý vẫn còn nhiều khó khăn do tình trạng sử dụng hóa chất, buôn bán hàng cấm, hàng lậu, gian lận ngày càng xảo quyệt, tinh vi.

Các lực lượng chức năng không thể chủ động quản lý được nguy cơ mất ATVSTP.

Trong quá trình đi du lịch, du khách không chỉ khám phá các giá trị tài nguyên thiên nhiên mà còn khám phá, thưởng ngoạn và nâng cao hiểu biết về các giá trị văn hóa, nhân văn, trong đó có các giá trị văn hóa ẩm thực. Đối với ngành du lịch, những địa điểm ăn - chơi có thể được xem là thứ hàng hóa đặc biệt để thu hút du khách trong và ngoài nước. Thưởng thức ẩm thực bản địa trên đường du lịch còn là một sự khám phá, trải nghiệm.. Do đó, ngành Du lịch cần phải quan tâm đặc biệt, kiểm soát chặt chẽ công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình phục vụ du khách. Trong 5 năm qua, tại thành phố chưa xảy ra vụ ngộ độc nghiêm trọng nào, công tác thanh kiểm tra được tổ chức thường xuyên, liên tục và có sự tham gia của các cấp, ngành các cơ quan báo chí, truyền thông góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn. Nhờ

đó mà vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cơ bản được giải quyết, góp phần làm cho du khách có được một chuyến du lịch trọn vẹn khi tới Đà Nẵng.

2.4.3 Hàng lưu niệm và sản phẩm địa phương

Hàng lưu niệm được xem là “sứ giả” trong việc quảng bá du lịch mang tính đặc trưng nơi du khách đã đến. Khi du khách mua nó về làm quà tặng cho bạn bè, người thân hay giữ lại làm vật kỷ niệm chuyến đi có nghĩa là đã góp phần giới thiệu vẻ đẹp của điểm đến một cách trực quan, sinh động và thu hút.

Hiện có tất cả 10 đơn vị, cơ sở đủ điều kiện được UBND thành phố Đà Nẵng chấp thuận tham gia Chương trình phát triển sản xuất các sản phẩm lưu niệm du lịch trên địa bàn thành phố. Những doanh nghiệp này sẽ được ưu tiên hỗ trợ về vay vốn, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch; hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động; hỗ trợ về mặt bằng sản xuất;

hỗ trợ xúc tiến thương mại.

Thời gian vừa qua, các doanh nghiệp đã tập trung nghiên cứu, sản xuất thử một số mẫu sản phẩm mới sử dụng logo biểu tượng, hình ảnh về Đà Nẵng như: tranh trên đá và tranh trên lá cây bồ đề với các chủ đề về thành phố; sản phẩm lưu niệm từ vỏ ốc, vỏ điệp (đèn ốc, bình ốp điệp, móc khóa xà cừ, tranh ốc, đồng hồ ốc, trang sức ốc,…);

đĩa đá và tranh đá mang hình ảnh Bà Nà, cầu sông Hàn, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, bãi biển Mỹ Khê, núi Ngũ Hành Sơn... ; sản phẩm lưu niệm từ song mây, tre (Đà Nẵng vượt sóng, đĩa biểu tượng sông Hàn, thuyền buồm Đà Nẵng, đồng hồ, giày lưu niệm, xe hoa lưu niệm…); sản phẩm từ gỗ hương, quế,...

Trên cơ sở kết quả bước đầu, UBND thành phố đã phê duyệt hỗ trợ kinh phí sản xuất thử, thuê tư vấn thiết kế sản phẩm và kinh phí ký gửi sản phẩm cho 06 doanh nghiệp tham gia Chương trình với tổng kinh phí trên 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, ngành Công thương thành phố đã hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia Hội chợ triển lãm, xây dựng website, xây dựng thương hiệu và mô hình trình diễn kỹ thuật chế biến.

Nhìn chung, các sản phẩm khi được giới thiệu và đưa ra thị trường đã thu hút sự quan tâm của du khách và người tiêu dùng, mang lại một phần doanh thu cho doanh nghiệp, góp phần quảng bá hình ảnh của thành phố.

2.4.4 Hệ thống giao thông và thông tin liên lạc

Ý thức được tầm quan trọng của công tác quy hoạch là sẽ định hình cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đô thị, TP Đà Nẵng đã tổ chức khớp nối toàn bộ các đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, làm nền tảng cho việc triển khai và hình thành các khu đô thị mới với quy mô diện tích từ vài trăm đến hàng nghìn héc-ta; hình thành nhiều tuyến đường mới, nhiều cầu nối qua sông Hàn và các con sông khác của thành phố; nâng cấp, cải tạo các khu đô thị cũ; di dời các cơ sở sản xuất trong nội

thành ra các khu công nghiệp tập trung... Từ đó hạ tầng kỹ thuật đô thị của thành phố cơ bản được hoàn thiện.

Cở sở hạ tầng xanh, sạch, đẹp, hiện đại là ấn tượng ban đầu khi du khách đặt chân đến Đà Nẵng. Hệ thống giao thông không ngừng mở rộng và quy hoạch đồng bộ giúp thành phố giảm được vấn nạn ùn tắc giao thông, tai nạn đến mức thấp nhất có thể.

Tạo cho du khách sự thoải mái và những trải nghiệm tuyệt nhất khi tham quan Đà Nẵng. Sự tiện lợi và an toàn của giao thông là một trong những yếu tố then chốt của một điểm đến du lịch hấp dẫn. Cùng với thuận lợi về vị trí địa lí, Đà Nẵng đã làm rất tốt điều này, ví dụ như: sân bay, nhà ga ở ngay trung tâm thành phố, thuận lợi cho việc di chuyển khách du lịch đến và đi; hệ thống xe bus nội thành ngày càng tốt hơn; đường xá cải thiện, rộng rãi; những cây cầu bắt qua sông Hàn cũng được chú trọng để biến nó không chỉ là một công trình giao thông thuần túy mà còn là một biểu tượng, một điểm đến du lịch của Đà Nẵng; là một thành phố có sông có biển (cũng là một lợi thế du lịch) nên giao thông đường thủy cũng được quan tâm và đầu tư giúp cho khu khách có những trải nghiệm mới lạ hơn, tuy nhiên còn nhiều khó khăn hạn chế nên không phát huy hết tiềm năng của du lịch đường thủy. Hệ thống wifi cũng đang được thử nghiệm và đưa vào sử dụng toàn thành phố, tạo sự tiện lợi cho du khách, người dân… Tất cả đã góp phần nâng thêm vị thế của một Đà Nẵng hiện đại, đáng sống trong mắt du khách.

2.4.5 Sự thân thiện của người địa phương

Ngành Du lịch Đà Nẵng “sở hữu” một bản sắc rất riêng mà khó nơi nào có được, đó chính là ý thức trong văn minh thương mại và văn hóa về du lịch của người dân Đà Nẵng.

Nhiều du khách đến Đà Nẵng không chỉ được đáp ứng các dịch vụ tốt mà còn cảm mến trước tấm lòng thân thiện của người dân địa phương. “Có lần tôi bắt xe ôm về khách sạn. Khi đến nơi, tôi đưa tiền thì người này không nhận, rồi họ nói không phải là xe ôm nên chỉ cho đi nhờ thôi. Thực sự tôi rất ngạc nhiên trước tấm lòng mến khách của người dân Đà Nẵng”, anh Hiếu, một du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh cho biết. Hay là câu chuyện hy hữu của một chàng trai khi đang leo núi khám phá trong tour du lịch mạo hiểm ở Sơn Trà thì bị chấn thương đầu gối, ngay lập tức anh được hướng dẫn viên du lịch sơ cứu ban đầu trước khi chuyển đến bệnh viện. “Tôi nghĩ cần có đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp như vậy để nếu du khách có điều gì bất trắc xảy ra thì họ được hỗ trợ kịp thời”, anh này nói.

Tuy nhiên, ngành Du lịch thành phố vẫn còn những “hạt sạn”, nhất là dịp Đà Nẵng tổ chức các sự kiện lớn mang tầm quốc tế kéo theo những dịch vụ ăn theo.

“Chính người dân Đà Nẵng, chứ không phải ai khác phải nhặt những “hạt sạn” không đáng có, để không làm mất đi hình ảnh thành phố du lịch, thân thiện và mến khách”, ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng cho biết.

Nỗ lực và quyết liệt chấn chỉnh môi trường du lịch, tạo hình ảnh về một điểm tham quan tốt, bảo vệ quyền lợi du khách, Đà Nẵng dần khẳng định thương hiệu của riêng mình để đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

2.4.6 Hệ thống cơ sở vui chơi, giải trí

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tiếp tục được phát triển với việc hình thành hệ thống các khách sạn, khu nghỉ mát cao cấp 5 sao ven biển và các khách sạn cao cấp 3- 5 sao trong thành phố và các khách sạn tiêu chuẩn 1-2 sao, đáp ứng nhu cầu từ khách du lịch nghỉ dưỡng cao cấp đến khách công vụ, khách du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị (MICE), khách vãng lai. Các thương hiệu du lịch nổi tiếng thế giới đã có mặt tại Đà Nẵng: InterContinental, Novotel, Hyatt, Vinpearl, Pullman…

Hệ thống doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành cũng phát triển mạnh, cuối năm 2015, trên địa bàn thành phố có 185 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 108 doanh nghiệp lữ hành quốc tế.

Bảng 2.5 Tình hình đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú

Năm 2013 Năm 2014

Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài

Số lượng

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Số lượng

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Số lượng

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Số lượng

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

49 91.460 12 30.063 56 136.760 15 35.039

Nguồn: Nguồn: Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du lịch Năm 2011, toàn Tp có 252 doanh nghiệp, đến nay đã có trên 900 doanh nghiệp đăng ký tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch( kể cả doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả), trong đó có 33 doanh nghiệp nhà nước, 30 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 150 công ty cổ phần, 400 công ty trách nhiệm hữu hạn, 415 doanh nghiệp tư nhân, 50 chi nhanh và 18 đơn vị - tổ chức khác kinh doanh du lịch.

Như vậy so với năm 2011, thì số lượng doanh nghiệp kinh doanh du lịch hiện nay đã tăng hơn 3,2 lần. Mặc dù có tăng trưởng về quy mô, nhưng còn tồn tại một số doanh nghiệp chất lượng và năng lực kinh doanh chưa được hiệu quả. Vì vậy, cần phải tiếp tục rà soát để sắp xếp lại các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, nhằm hướng

đến khi tăng trưởng về quy mô thì luôn đi kèm với chất lượng năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp.

Trong giai đoạn này, cơ sở hạ tầng thành phố có sự phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của cơ sở vật chất ngành Du lịch đã làm Đà Nẵng trở thành một thành phố năng động, hấp dẫn đối với khách du lịch. Hàng loạt công trình lớn về du lịch được hoàn thành, đưa vào hoạt động như Cáp treo Bà Nà, khu giải trí Fantasy Park, Vòng quay Mặt trời (Sun Wheel), Công viên Châu Á, Khu giải trí Helio Center…Về địa điểm vui chơi giải trí thì ở Đà Nẵng có 9 vũ trường, 8 phòng trà, 45 quán coffee nổi tiếng trên địa bàn thành phố không kể đến những địa điểm vui chơi nhỏ lẻ; về khách sạn có 150 khách sạn với tổng cộng 4.783 phòng; về cơ sở ăn uống và mua sắm hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng 35 cơ sở ăn uống và 26 cơ sở mua sắm đạt chuẩn để phục vụ khách du lịch.

Bảng 2.6 Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Số lượng

doanh nghiệp 324 485 578 689 924

Nguồn: Sở Văn Hóa- Thể Thao và Du lịch

Đà Nẵng liên tiếp được nhiều tổ chức du lịch quốc tế có uy tín bình chọn là điểm đến hấp dẫn. Nhiều sản phẩm của thành phố đã đoạt những giải thưởng lớn như Khu nghỉ dưỡng 5 sao InterContinental Danang Sun Peninsula Resort vừa đoạt giải Khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất châu Á 2014 do World Travel Awards trao thưởng. Tạp chí Smart Travel Asia bình chọn Đà Nẵng là top 10 điểm đến hấp dẫn của châu Á năm 2014. Đà Nẵng đứng đầu danh sách top 10 điểm đến mới nổi trên thế giới năm 2015 theo kết quả bình chọn trên trang thông tin điện tử du lịch uy tín TripAdvisor.

Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và nâng cao về chất lượng. Nhiều khu, điểm tham quan, du lịch trên địa bàn thành phố đã được xây dựng mới hoặc nâng cấp và bổ sung thêm nhiều sản phẩm du lịch mới phục vụ du khách. Du lịch nghỉ dưỡng biển được phát triển theo hướng mở rộng cung ứng các dịch vụ vui chơi thể thao biển như canô, dù kéo, jetski, kayak, lặn biển… kết hợp với hàng loạt các khu nghỉ mát, biệt thự cao cấp dọc tuyến biển cung cấp những dịch vụ ngày càng hoàn thiện cho du khách.

Khu du lịch Bà Nà trong những năm qua đã được đầu tư phát triển mạnh phục vụ du lịch như hệ thống cáp treo đạt 4 kỷ lục thế giới và các dịch vụ vui chơi, giải trí tại Bà Nà; các tour tuyến, điểm tham quan, khám phá Sơn Trà được khai thác. Du lịch công vụ, hội nghị hội thảo (MICE) được tổ chức ngày càng chuyên nghiệp hơn với các

sự kiện mang tầm cỡ quốc tế. Các dịch vụ trọn gói kết hợp cùng các điểm du lịch nghỉ dưỡng đang dần khẳng định uy tín và thương hiệu cho du lịch Đà Nẵng.

2.4.7 Tình hình ô nhiễm môi trường

Đà Nẵng đang tập trung xây dựng trở thành “thành phố môi trường” vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu này, thành phố đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải rác thải và triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường. Thế nhưng, hiện vẫn còn nhiều “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng tới hình tượng du lịch của Đà Nẵng.

Sông Phú Lộc, đoạn chảy qua phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê là “điểm nóng” về ô môi trường kéo dài nhiều năm nay ở Đà Nẵng. Hàng ngày, một lượng lớn nước thải sinh nhiễm hoạt chưa qua xử lý đổ thẳng xuống sông rồi chảy ra Vịnh Đà Nẵng. Người dân sống ở khu vực này hàng ngày hứng chịu mùi hôi thối nồng nặc.

Những ngày nắng nóng, tại cửa sông Phú Lộc, cá chết phơi bụng dày đặc cả một đoạn sông.

Tình trạng ô nhiễm ở sông Phú Lộc kéo dài, trong khi đó một trạm xử lý nước thải được đầu tư tiền tỷ xây dựng tại đây vẫn không sử dụng được.

Lâu nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng còn một số “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường chưa được xử lý triệt để như: Âu thuyền Thọ Quang, bãi rác Khánh Sơn, bàu Tràm, một số bãi tắm ven biển... Trong những ngày nắng nóng gay gắt kéo dài, nhiều người dân phàn nàn về tình trạng ô nhiễm, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Mới đây, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành kế hoạch tập trung xử lý các điểm nóng ô nhiễm môi trường, nhất là tại khu vực âu thuyền Thọ Quang, sông Phú Lộc, các lô đất trống và tiến tới giải quyết cơ bản tình trạng ngập úng trên địa bàn. Theo đó, thành phố tập trung xử lý ô nhiễm bãi chôn lấp rác ở Khánh Sơn bằng cách bổ sung thêm bạt che phủ, nạo vét bể xử lý kỵ khí, tiến tới đóng cửa bãi rác Khánh Sơn cũ; nạo vét một số vị trí trọng yếu khu vực âu thuyền và cảng cá Thọ Quang... Trong năm nay, thành phố triển khai dự án kết nối một số trạm xử lý nước thải ở Ngũ Hành Sơn, Hoà Xuân và nâng cấp trạm Sơn Trà.

Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động dịch vụ du lịch của Đà Nẵng nói chung và các địa bàn bị ô nhiễm trên thành phố nói riêng. Đây cũng là một trong những vấn đề bức thiết trong thời gian qua đối với thành phố vì những hậu quả mà nó mang lại không chỉ đối với ngành du lịch.

2.4.8 Tính liên kết giữa các vùng lân cận

Theo các chuyên gia kinh tế, du lịch sẽ trở thành ngành công nghiệp đóng góp một phần quan trọng cho phát triển kinh tế ở mỗi địa phương. Với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, sự phát triển của

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)