Đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN QUA

2.5 Đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch thành phố Đà Nẵng

- Thành công về việc giải quyết các mối quan hệ giữa các đối tác có liên quan. Vai trò của chính quyền địa phương được thể hiện trên góc độ có tầm nhìn trong quy hoạch và phát triển hạ tầng. Tầm nhìn này đảm bảo cho sự phát triển bền vững của TP Đà Nẵng trong mấy chục năm nữa vẫn không gặp phải những thách thức về tình trạng quá tải.

Chính quyền cũng đã ban hành những chính sách đúng đắn, hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược.

- Thành công về quản lý điểm đến thông qua việc kết nối các điểm đến trên địa bàn với các sản phẩm ở trung tâm TP kết hợp mua sắm và giải trí, sản phẩm nghỉ dưỡng biển, sản phẩm nghỉ dưỡng núi… Bên cạnh đó là sự kết nối liên tỉnh với Hội An, Mỹ Sơn…

ở phía Nam, Huế, Quảng Bình… ở phía Bắc. Như vậy là Đà Nẵng không chỉ phát triển du lịch của mình mà còn hỗ trợ và mang đến dòng khách quốc tế và nội địa cho các điểm đến khác trong vùng.

- Thành công trong việc quảng bá hình ảnh Đà Nẵng, mà phải nói đến vai trò chính là của khách du lịch. Đến một điểm du lịch như thế này, du khách cảm thấy hài lòng khi được sử dụng dịch vụ đạt chất lượng, đi trong không gian của một thành phố phát triển nhưng rất yên bình, rất an toàn. Họ cảm nhận được sự thân thiện từ những nụ cười của người dân Đà Nẵng. Và chính họ trở thành những người tuyên truyền, quảng bá cho Đà Nẵng, cho du lịch của thành phố. Năm 2

- Thành công về doanh thu du lịch, cũng như đi đúng với định hướng phát triển của Đà Nẵng là đưa du lịch- dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

2.5.2 Hạn chế

-Chưa khai thác hết tiềm năng du lịch sẳn có của thành phố. Ví dụ như du lịch biển, khai thác còn hạn chế so với những lợi ích nó mang lại, còn thiếu nhiều hoạt động vui

chơi giải trí cao cấp kèm theo, chỉ mới dừng lại ở hoạt động tắm biển đơn thuần; thiếu các khu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, các làng nghề truyền thống….

-Ô nhiễm môi trường do ý thức của người dân chưa cao, hay rác thải, nước thải từ các hoạt động dịch vụ phục vụ du khách (nhà hàng, khách sạn…).

-Thiếu nguồn nhân lực ở trình độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng khắc khe hơn của khách du lịch.

-Sự liên kết giữa các khách sạn và các hoạt động dịch vụ khác để du khách có sự tương tác là không cao, nó đơn giản chỉ dừng lại ở mức độ một công trình chứ không phải điểm đến.

-Thiếu các sản phẩm du lịch đặc sắc, ấn tượng, các loại hình dịch vụ mua sắm, giải trí hấp dẫn, cao cấp, đặc biệt là khu vui chơi, giải trí dịch vụ về đêm, trong nhà.

-Du lịch đường sông chậm phát triển; chưa có đội tàu du lịch, bến tàu phục vụ du lịch đường sông do thiếu cầu tàu, bến neo đậu tàu du lịch và khó khăn về vốn đầu tư, thủ tục đầu tư.

2.5.3 Bài học kinh nghiệm

Chúng ta cần có tầm nhìn dài hạn, lựa chọn được những ý tưởng, phương án quy hoạch phù hợp, lựa chọn được các nhà tư vấn thực sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển du lịch và phải đúc kết, học tập kinh nghiệm từ sự thành công cũng như thất bại trong xây dựng, thực thi chính sách phát triển du lịch của các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Chúng ta cần phải chú ý quy hoạch, xây dựng các cơ sở hạ tầng du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể, thống nhất với quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác; giải quyết tốt mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp với du lịch, giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trường sinh thái; tăng cường bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, các lễ hội truyền thống; phát triển các sản phẩm du lịch mới, tăng cường tổ chức các sự kiện du lịch, các giải thể thao, văn hóa, nhất là trong mùa thu, mùa đông để thu hút khách du lịch; có chiến lược quảng bá phù hợp đối với từng khu vực, từng đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch; tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng, sự đóng góp của du lịch, trách nhiệm của người dân đối với việc phát triển du lịch đi đôi với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch để tránh tình trạng lộn xộn, tăng giá dịch vụ, “chặt chém” khách du lịch ở một số khu du lịch như hiện nay.

Có thể thấy, đội ngũ thiết kế giữ vai trò mang tính chất quyết định đối với quá trình kinh doanh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các sản phẩm du lịch do họ thiết kế ra phải đảm bảo phù hợp với nhu cầu thị trường, phù hợp với cơ chế chính sách của Nhà nước, phù hợp với khả năng của doanhnghiệp, đảm bảo tính cạnh tranh

mạnh mẽ đối với các sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Hơn thếnữa, họ còn phải chịu trách nhiệm trong suốt quá trình phát triển và tồn tại lâu dài của sản phẩm trên thị trường

Vai trò của chính quyền địa phương cũng hết sức quan trọng, nó được thể hiện trên góc độ có tầm nhìn trong quy hoạch và phát triển hạ tầng. Tầm nhìn này đảm bảo cho sự phát triển bền vững của TP Đà Nẵng trong mấy chục năm nữa vẫn không gặp phải những thách thức về tình trạng quá tải. Chính quyền cũng đã ban hành những chính sách đúng đắn, hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược.

Cần chú trọng đến vai trò của doanh nghiệp, họ là những nhà đầu tư, những người đã quyết định nên diện mạo hôm nay cho du lịch Đà Nẵng. Chính nhà đầu tư là động lực, là chủ thể viết nên câu chuyện thành công này, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược. Đơn cử như Tập đoàn Sun Group đã đầu tư một loạt dự án lớn để định vị nên hình ảnh, nên sản phẩm và nên thương hiệu cho du lịch Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.

Cần định hướng một chiến lược phát triển về sản phẩm và dịch vụ theo hướng:

Một là, tận dụng những lợi thế của mình; hai là, tạo ra sự khác biệt và ba là, tập trung đi thẳng vào hướng phát triển dịch vụ chất lượng cao. Cần khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của thành phố để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tốt nhất có thể.

So với lợi thế về tài nguyên, thiên nhiên, các loại hình và sản phẩm du lịch của thành phố Đà Nẵng vẫn chưa được khai thác tương xứng, các sản phẩm du lịch chưa phong phú, đặc sắc: chưa mở rộng được các chủng loại, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, các loại hình du lịch, như xây dựng các tour, các tuyến du lịch, các sản phẩm đặc trưng… Chính vì vậy, trong thời gian qua, các sản phẩm du lịch của thành phố vẫn chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của khách du lịch, điều này đã làm cho thời gian lưu trú của khách du lịch tại Đà Nẵng ngắn hơn so với các trung tâm du lịch khác trong nước, đây là yếu tố làm ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của Đà Nẵng trong các năm qua.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)