CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH ĐÀ NẴNG
3.1 Quan điểm và định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Đà Nẵng trong giai đoạn từ nay đến năm 2020
3.1.1 Quan điểm
Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế-xã hội lớn của miền trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ, là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế,trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính ngân hang, một trong những trung tâm văn hóa- thể thao, giáo dục- đào tạo và khoa học công nghệ của miền trung, là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước. Từ những chỉ đạo mang tính chiến lược của các cấp lãnh đạo, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Tập trung phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh, xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại, dịch vụ lớn của cả nước.
Có thể nhận thấy rằng, hoạt động của ngành du lịch nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo từ chỉ đạo đường lối chiến lược phát triển đến chỉ ra mục tiêu cụ thể cho ngành để có những bước đi phù hợp. Điều đó xét về quan điểm phát triển là hoàn toàn phù hợp với tiềm năng và lợi thế mà thiên nhiên đã ưu đãi cho Đà Nẵng;
đồng thời đó cũng là xu thế phát triển chung của cả khu vực miền Trung- Tây Nguyên, mà trong đó Đà Nẵng được xác định là nơi giữ vị trí trung tâm chiến lược. Đó cũng là một bước tiến lớn về mặt nhận thức xã hội đối với loại hình dịch vụ du lịch bởi chính hiệu quả tổng hợp mà ngành mang lại, một khi được quản lý và khai thác tốt. Trước đây không phải ai cũng nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của ngành công nghiệp không khói này và hiện nay mặc dù nó vẫn chưa phát triển theo đúng với tầm chiến lược trong cơ cấu kinh tế chung. Tuy nhiên, sự thành công và nguồn siêu lợi nhuận ngành nó mang lại cho một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc hay Thái Lan đã khiến cho các nhà hoạch định chiến lược kinh tế nước ta phải có sự nghiên cứu và chuyển đổi tư duy. Du lịch Đà Nẵng được đặt trong tầm chiến lược phát triển kinh tế của cả nước, theo đó cơ cấu GDP năm 2015 : nông nghiệp 6-7%, công nghiệp và xây dựng 44-45%, dịch vụ 55-57%.
Về mục tiêu chiến lược đã được cụ thể hóa thành mục tiêu của ngành thông qua các chỉ tiêu kinh tế và tốc độ tăng trưởng, càng thấy rõ quyết tâm của toàn Đảng bộ thành phố trong việc tăng cường đầu tư cho du lịch từ cơ sở vật chất đến bộ máy nhân sự, nâng cao nguồn thu từ dịch vụ du lịch nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ, tạo thêm
nhiều việc làm cho xã hội, giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp trên địa bàn thành phố do chính tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, đồng thời tạo động lực phát triển các ngành kinh tế khác trên địa bàn thành phố.
Tập trung sực lực, trí tuệ và kinh nghiệm tiến hành rà soát lại toàn bộ quy hoạch trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng và xác định mục tiêu của phát triển kinh tế du lịch Đà Nẵng đúng với tầm vóc chiến lược của ngành, trong cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng:
Để thực hiện trọng trách nặng nề trên, trước hết đòi hỏi toàn ngành du lịch phải thực hiện sự đoàn kết, tập trung cao độ trí tuệ và bản lĩnh đánh giá đúng thực trạng hoạt động trong những năm qua. Đây là một việc làm đòi hỏi sự nghiên cứu một cách khoa học, nghiêm túc và đầy trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và hoạt đôngh ngành. Bởi hơn ai hết, đây lf những người phải nhận thức đúng vị trí của du lịch Đà Nẵng trên bức tranh hiện thực chung của toàn ngành du lịch Việt Nam và trong khu vực miền Trung với đầy đủ tiền năng cùng thách thức trước yêu cầu và nhiệm vụ mới. Đánh giá đúng thực trạng về sự tụt hậu của hoạt động du lịch so với các vùng miền trong khu vực và cả nước đồng thời xác định đúng mức về lợi thế tự nhiên, văn hóa, xã hội… của thành phố, sẽ là tiền đề cho việc hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đà Nẵng xứng với vị trí chiến lược là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Hướng tới thực hiện thành công mục tiêu đã đặt ra, vì sự phát triển một cách đồng bộ và bên vững của ngành du lịch thành phố Đà Nẵng.
3.1.2 Định hướng
Định hướng về thị trường và sản phẩm du lịch:
Mở rộng và khai thác có hiệu quả quy mô các thị trường khách du lịch hiện có. Bên cạnh đó, chú trọng tìm kiếm và phát triển các thị trường mới, đặc biệt là các thị trường Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Ấn Độ. Phát triển du lịch Đà Nẵng theo 3 hướng chính:
- Du lịch biển, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái:
+ Phát triển du lịch biển tại cả 3 vùng du lịch: Non Nước - Ngũ Hành Sơn - Bắc Mỹ An; Mỹ Khê - Sơn Trà; Xuân Thiều - Nam Ô - Hải Vân. Bên cạnh đó, cần chú trọng các dịch vụ khác như thuyền buồm, lướt ván, câu cá thể thao trên biển, lặn biển, du thuyền ban đêm... hình thành các khu nghỉ dưỡng ven biển quy mô lớn, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Xem đây là là hướng đột phá để xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.
+ Tăng cường đầu tư, xây dựng Khu du lịch Bà Nà và vùng phụ cận trở thành khu nghỉ dưỡng núi đặc trưng, riêng có của thành phố. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái vùng Sơn Trà, Hải Vân, Đồng Nghệ - Phước Nhơn kết hợp với vùng Bạch Mã, Cù Lao Chàm tạo thành liên vùng du lịch sinh thái đa dạng và đặc sắc.
- Du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề:
+ Tiếp tục nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Thành Điện Hải, Bảo tàng Đà Nẵng, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, nâng cấp hệ thống đường kết hợp xây dựng Khu du lịch sinh thái sông Cổ Cò gắn với văn hoá Phật giáo tại đây. Ngoài ra, phát triển du lịch văn hoá cần gắn với di tích văn hoá, lịch sử của các vùng phụ cận như: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn.
+ Khai thác thế mạnh của các làng nghề, làng quê phía Nam và phía Tây thành phố Đà Nẵng, sông Hàn, sông Trường Định..., tạo thêm sự phong phú hấp dẫn cho các chương trình du lịch tại Đà Nẵng.
- Du lịch công vụ, mua sắm, hội nghị - hội thảo: Đây là loại hình du lịch mới mà Đà Nẵng có lợi thế để phát triển nhằm thu hút nguồn khách công vụ trong và ngoài nước đến tổ chức, tham gia hội nghị, hội thảo, triển lãm kết hợp tham quan, nghỉ mát.
Định hướng không gian phát triển du lịch:
- Khoanh vùng để phát triển du lịch, tạo các điểm đến, kết nối với du lịch các địa phương, nâng cấp các tuyến du lịch.
- Định hướng không gian mở, quy hoạch một cách tập trung và có hệ thống cũng như đáp ứng đủ nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng của du khách.
Định hướng tổ chức hoạt động du lịch:
- Tổ chức các hoạt động du lịch một cách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và giữa các ngành. Có chính sách để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch phát triển.
- Xây dựng các quy định nghiêm ngặt về môi trường, về dịch vụ, về văn hóa xã hội.
- Xây dựng hệ thống lữ hành phục vụ khách tốt nhất, hiệu quả và uy tín nhằm làm cho khách yên tâm và quyết định nghỉ ở Đà Nẵng. Hướng thành phố trở thành trung tâm du lịch với các tiêu chí như thân thiện, an toàn, yên bình, xinh đẹp…
Định hướng liên kết, hợp tác trong hoạt động du lịch:
Tăng cường mối liên kết giữ ba lĩnh vực của ngành, liên kết các ngành, các lĩnh vực khác; đồng thời mở rộng liên kết, hợp tác với các địa phương trong nước, liên kết với các nước nằm trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông -Tây, liên kết, hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch thành phố.’
Định hướng đầu tư:
Triển khai theo đúng quy hoạch trên cơ sở các dự án đầu tư được đánh giá tác động môi trường theo quy định, cần đặc biệt ưu tiên các dự án trọng điểm.
Định hướng xúc tiến, quảng bá du lịch:
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng để thu hút du khách đến với Đà Nẵng ngày càng tăng.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch không chỉ ở trong nước mà còn trên trường quốc tế, không ngừng tìm kiếm thị trường mới.