CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH ĐÀ NẴNG
3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Đà Nẵng trong giai đoạn từ nay đến năm 2020
3.3.4 Xâu dựng môi trường trong lành, an toàn
Trước hết cần xây dựng phương án đảm bảo môi trường du lịch bằng các biện pháp kiên quyết và triệt để, thông qua việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, khai thác và sử dụng hợp lý có hiệu quả các tài nguyên du lịch vật thể và phi vật thể trên địa bàn thành phố.
Đánh giá toàn diện và khách quan tiềm năng tài nguyên môi trường du lịch ( cả tự nhiên và xã hội) để xây dựng hệ thống quản lý nguồn tài nguyên đó. Thường xuyên theo dõi các biến động và đặc biệt là tình trạng xuống cấp về cơ sở vật chất môi trường cảnh quan ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch, để có giải pháp kịp thời xử lý hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng cùng xử lý.
Tăng cường các biện pháp quản lý môi trường kinh doanh dịch vụ trọng điểm, chống tệ nạn xã hội thâm nhập vào hoạt động du lịch, chú trọng công tác kiểm tra việc xử lý chất thải của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.
Ngành Du lịch Đà Nẵng đã đề ra nhiều giải pháp nhằm xây dựng môi trường du lịch thân thiện, đảm bảo an toàn cho du khách. Ngành cùng với Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, Câu lạc bộ HDV Du lịch tổ chức gặp mặt các HDV du lịch trên địa bàn thành phố để động viên và vận động lực lượng này cung cấp thông tin thông qua Câu lạc bộ HDV hoặc gửi trực tiếp đến các cơ quan Sở văn hóa-thể thao và du lịch Đà Nẵng;
Công an Thành phố để xử lý các trường hợp đe dọa hướng dẫn viên, bắt ép du khách phải mua hàng tại cơ sở mua sắm, ăn uống tại các nhà hàng; Chỉ đạo các khu điểm du lịch triển khai lắp đặt camera theo dõi và thực hiện bố trí an ninh theo dõi đặc biệt trong mùa cao điểm, lễ hội. Đồng thời, Trung tâm hỗ trợ du khách Đà Nẵng thường xuyên tiếp nhận các thông tin và hỗ trợ du khách kịp thời khi có yêu cầu.
3.3.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ làm du lịch
Tiếp tục hoàn chỉnh công tác quy hoạch cán bộ. việc bổ nhiệm, đề bạt và đào tạo cán bộ làm du lịch phải dựa trên năng lực, tâm huyết với nghề du lịch. Hằng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch. Tổ chức trang thông tin về nhu cầu lao động cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ, tổ
chức giao lưu giữa các chủ doanh nghiệp du lịch với học sinh sinh viên các trường có khoa đào tạo nghề du lịch, thông qua đó tạo cơ hội việc làm cho lực lượng đã qua đào tạo. Đồng thời, doanh nghiệp có thể đặt hàng cho các cơ sở có chức năng giáo dục đào tạo về số lượng và chất lượng đội ngũ làm du lịch trong tương lai, tạo ra mối quan hệ giữa doanh nghiệp – nhà trường và lao động, hướng đến việc kế hoạch đào tạo sát đúng với nhu cầu thực tiễn.
Coi trọng công tác hợp tác quốc tế, tranh thủ them các nguồn lực đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng hoạt động tư vấn phát triển du lịch. Hiện nay trong hệ thống giáo dục của ta, kể cả chuyên ngành du lịch cũng chưa coi công tác tư vấn phát triển du lịch như một bộ môn chính, mặc dù đối với ngành đây là việc làm trước tiên hết sức cần thiết và quan trọng, nó giúp định hướng phát triển và quy hoạch lâu dài cho một vùng, miền du lịch, giúp cho việc bảo tồn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các tài nguyên du lịch. Lĩnh vực này trên thế giới thường tập trung các chuyên gia đầu ngành nhiều kinh nghiệm và đã được đào tạo chuyên sâu cả về lý luận và thực tiễn tham gia.
KẾT LUẬN
Việc nâng cao chất lượng dịch vụ trong du lịch đối với thành phố Đà Nẵng là hết sức quan trọng và cần thiết, nó có ý nghĩa sống còn với sự phát triển ngành nói riêng và nền kinh tế Đà Nẵng nói chung. Đà Nẵng đã và đang làm rất tốt phương hướng, nhiệm vụ của mình trong đó có ngành du lịch. Tuy nhiên không phải là không có những tồn tại thiếu xót cần được thành phố giải quyết ở thời gian tới. Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới năng động và cũng tiềm ẩn nhiều bất ổn định về chính trị xã hội, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển chung, thì việc du khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng đã khẳng định sức hút mạnh mẽ và đầy thuyết phục của thị trường dịch vụ du lịch nhiều tiềm năng nhưng cũng đặc biệt an toàn cho du khách của Việt Nam, trong đó có thành phố Đà Nẵng, trung điểm của 5 trên 6 di sản văn hóa thế giới đã được tổ chức UNESCO công nhận ở nước ta. Việc xác định một cách khách quan, khoa học về lợi thế so sánh và tiềm năng của du lịch Đà Nẵng cùng những khó khăn thách thử sau thời điểm hội nhập WTO có ý nghĩa hết sức quan trọng; nó giúp cho công tác quy hoạch và định hướng phát triển du lịch phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc: phát triển đồng bộ và bền vững, bảo đảm hài hòa lợi ích kinh tế gắn với chính trị, xã hội và môi trường, phát triển có trọng tâm trọng điểm theo kế hoạch và định hướng vào việc tôn tạo và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.Để làm tốt công tác đó, phải dựa trên cơ sở đánh giá hết sức khách quan về thực trạng hoạt động và những bước phát triển thiếu tính đồng bộ và bền vững. Cần tạo ra sự đột phá trong phát triển du lịch Đà Nẵng mà trước hết phải bắt đầu từ nhận thức và quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân thành phố, tiếp đó là phải đổi mới thực sự hệ thống cơ chế chính sách mang tính ưu việt và đồng bộ cho đầu tư phát triển, cho công tác xúc tiến và quảng bá du lịch, cho công tác đào tạo nguồn nhân lực và nhiều công tác khác, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp thúc đẩy du lịch phát triển. Chúng ta đã nói nhiều về quan điểm và cũng rất dễ thống nhất với nhau về quan điểm phải phát triển ngành du lịch, nhưng còn thiếu xót nhiều trong việc định ra cơ chế chính sách mang tính cụ thể và đột phá cho sự phát triển đó. Và trong đó không thể không nhắc đến vai trò cực kỳ quan trọng và quyết định đối với mọi thành công là con người – vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển. cần có những con người thực sự tâm huyết, có bản lĩnh, có trình độ nghiệp vụ, có đầy đủ năng lực, phẩm chất chính trị và có quyết tâm cao đưa ngành du lịch Đà Nẵng vươn lên trước mọi khó khăn thử thách, để phát triển xứng với tầm vóc, tiềm năng và lợi thế, xứng đáng là trung tâm du lịch của miền Trung – Tây Nguyên và của cả nước.
Trên đây là bài báo cáo thực tập tốt nghiệp “ Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại thành phố Đà Nẵng” của em. Một lần nữa xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn Lê Thị Hồng Dương và các anh chị trong phòng kế hoạch đầu tư đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này. Em xin cảm ơn quý thầy cô đã bỏ thời gian xem xét bài của em. Kính chúc quý thầy cô sức khỏe dồi dào. Em xin hết!
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
Bảng thống kê số liệu an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2015- Sở y tế Đà Nẵng.
Báo cáo tình hình du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015 (Sở văn hóa- thể thao và du lịch thành phố Đà Nẵng).
Niên giám thống kê Đà Nẵng- cục thống kê Đà Nẵng.
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Đà Nẵng, Ngày tháng năm 2016 Ký tên, đóng dấu