CHƯƠNG VII: CHÂU MĨ Bài 35: KHÁI QUÁT CHÂU MĨ
Bài 44: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ
1. Kiến thức:
- Sự phân chia đất đai ở Trung và Nam Mĩ không đều thể hiện ở hai hình thức phổ biến là đại điền trang và tiểu điền trang.
- Cải cách ở Trung và Nam Mĩ ít thành công.
- Sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc và phân tích lược đồ nông nghiệp.
- Rèn kĩ năng phân tích ảnh.
II. Phương tiện dạy học
Trình ký, ngày 31/1/2015
Huỳnh Thị Thanh Tâm
Tuần 25 Tiết 47
- Lược đồ kinh tế Trung và Nam Mĩ.
- Tư liệu, tranh ảnh về đại điền trang và tiểu điền trang.
III. Các bước lên lớp : 1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm dân cư khu vực Trung và Nam Mĩ ? Giải thích sự phân bố dân cư không đều ở khu vực ở Trung và Nam Mĩ ?
2. Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung chính Hoạt động 1:
GV hướng dẫn HS quan sát hình 44.1, 44.2 và 44.3/ tr.
134, sgk
CH : Mô tả, phân tích và nhận xét về các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ở Nam Mĩ thể hiện trên các hình ảnh trên?
CH : Ở Trung và Nam Mĩ có mấy hình thức sản xuất nông nghiệp chính?
CH : Trong 3 ảnh trên, ảnh nào đại diện cho hình thức sản xuất nào?
Hoạt động 2:
GV chia lớp làm 2 nhóm, thảo luận (3 phút)
Mỗi nhóm tìm hiểu nội dung, đặc điểm của một hình thức sản xuất theo hướng dẫn sau:
+ Quy mô diên tích ? + Quyền sở hữu ? + Hình thức canh tác ? + Nông sản chủ yếu ? + Mục đích sản xuất ?
GV nhận xét, treo bảng phụ chuẩn xác kiến thức (Bảng phụ phần phụ lục)
CH : Nhận xét về chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ?
CH : Nội dung của luật cải cách ruộng đất? Điểm hạn
- quan sát h 44.1, 44.2 và 44.3/ tr. 134, sgk và trả lời
- Thảo luận, báo cáo kết quả và nhận xét
1. Nông nghiệp
a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp
- Có 2 hình thức:
+ Đại điền trang + Tiểu điền trang
(Theo phụ lục)
- Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí.
- Nền nông nghiệp nhiều nước còn bị lệ thuộc vào nước ngoài.
chế của luật cải cách ruộng đất ở khu vực này?
Hoạt động 3:
CH : Quan sát lược đồ kinh tế khu vực Trung và Nam Mĩ H 44.4 / tr. 135, SGK, cho biết ở khu vực này có những loại cây trồng chủ yếu nào? Phân bố ở đâu?
CH : Cho biết nông sản chủ yếu ở đây là cây gì? Trồng nhiều ở đâu ?Vì sao?
CH : Sự mất cân đối giữa cây công nghiệp và cây lương thực dẫn tới tình trạng gì?
GV nhấn mạnh đây là điểm hạn chế của nông nghiệp ở khu vực Trung và Nam Mĩ.
CH : Dựa vào lược đồ cho biết gia súc chủ yếu nào được nuôi ở Trung và Nam Mĩ?
Chúng được nuôi nhiều ở đâu? Vì sao?
HS trả lời, GV nhận xét, giải thích về ngành đánh bắt cá ở Pêru.
- Quan sát lược đồ kinh tế khu vực Trung và Nam Mĩ H 44.4, trả lời
b. Các ngành nông nghiệp - Trồng trọt:
+ Nông sản chủ yếu là cây công nghiệp và cây ăn quả để xuất khẩu.
+ Đa số các nước Trung và Nam Mĩ vẫn phải nhập lương thực và thực phẩm - Ngành chăn nuôi và đánh bắt cá khá phát triển
3. Củng cố :
- GV khái quát lại nội dung bài học.
- Yêu cầu HS lên xác định trên lược đồ kinh tế các loại cây trồng và vật nuôi chính ở Trung và Nam Mĩ và nơi phân bố của chúng.
* Bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
1. Điểm hạn chế lớn nhất của nông nghiệp Trung và Nam Mĩ là:
a. Năng suất cây trồng thấp. b. Đất nông nghiệp ít.
c. Nạn hạn hán và sâu bệnh. d. Lương thực chưa đáp ứng.
2. Đại điền trang và tiểu điền trang có điểm giống nhau về :
a. Diện tích canh tác. b. Kĩ thuật canh tác và chế biến.
c. Số lượng lao động d. Tất cả đều sai.
4. Hướng dẫn về nhà - Học bài cũ
- Tìm hiểu bài mới “ Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)”, tìm hiểu các vấn đề sau : + Trình bày sự phân bố sản xuất của một số nhagnh2 công nghiệp chủ yếu ở Trung và Nam
Mĩ ?
+ Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn ? + Tìm hiểu về khối thị trường chung Méc-cô-xua 6. Phụ lục:
Đặc điểm Tiểu điền trang Đại điền trang
Qui mô diện tích Quyền sở hữu Hình thức canh tác Nông sản chủ yếu Mục đích sản xuất
Dưới 5 ha
Các hộ nông dân
Thô sơ. năng suất thấp.
Cây lương thực Tự cung, tự cấp
Hàng ngàn ha Các đại điền chủ Hiện đại, cơ giới hoá Cây công nghiệp Xuất khẩu nông sản
IV. Rút kinh nghiệm: ...
...
Ngày soạn: 04/2/2015