Nội dung chương trình dạy học Chính tả và Luyện từ và câu ở tiểu học

Một phần của tài liệu Dạy học chính tả, luyện từ và câu qua ngữ liệu vui ở tiểu học (LV02108) (Trang 27 - 31)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC CHÍNH TẢ VÀ LUYỆN TỪ VÀ CÂU QUA NGỮ LIỆU VUI Ở TIỂU HỌC

1.2. Cơ sở thực tiễn của việc dạy học Chính tả, Luyện từ và câu qua ngữ liệu

1.2.1. Nội dung chương trình dạy học Chính tả và Luyện từ và câu ở tiểu học

1.2.1.1. Phân bố chương trình

Bảng 1.1. Phân bố chương trình dạy học các phân môn Tiếng Việt theo tuần trong chương trình sách giáo khoa hiện hành

Lớp

Môn lớp 1 lớp 2 lớp 3 lớp 4 lớp 5

Chính tả

2 tiết/ tuần (bắt đầu từ tuần 25)

2 tiết / tuần 2 tiết / tuần

1 tiết / tuần

1 tiết / tuần Luyện từ và

câu 1 tiết / tuần 1 tiết /

tuần

2 tiết / tuần

2 tiết / tuần

Tập đọc 3 tiết / tuần 3 tiết /

tuần

2 tiết / tuần

2 tiết / tuần Tập làm văn 1 tiết / tuần 1 - 2 tiết /

tuần

2 tiết / tuần

2 tiết / tuần

Qua thống kê trên có thể thấy rằng phân bố chương trình dạy học môn Chính tả và Luyện từ và câu chiếm một lượng kiến thức nhiều hơn so với những phân môn khác trong một tuần học. Vì vậy, việc đưa ngữ liệu vui vào hai phân môn này là vô cùng quan trọng giúp học sinh không cảm thấy

“chán” và thích học hơn.

Để nắm rõ được số lượng ngữ liệu vui được sử dụng trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học, chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê và thu được kết quả như bảng dưới đây:

Bảng 1.2. Thống kê ngữ liệu vui trong sách giáo khoa Tiếng Việt hiện hành

Phân môn

Lớp Tập đọc Chính tả Luyện từ và câu

Tập làm

văn Tổng số

1 10 4 14

2 9 1 4 14

3 1 15 3 5 23

4 8 2 10

5 6 15 21

Tổng số 20 34 24 5 83

Như vậy có tất cả 83 ngữ liệu vui được sử dụng trong chương trình Tiếng Việt tiểu học. Số lượng các ngữ liệu vui được sử dụng trong từng khối lớp được tổng kết bằng biểu đồ sau:

Hình 1.2. Biểu đồ so sánh số lượng các ngữ liệu vui được sử dụng trong các khối lớp

Tùy theo mục tiêu, nội dung dạy học của từng phân môn cụ thể mà sự sắp xếp của hệ thống các ngữ liệu vui cũng có sự khác nhau. Điều này được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 1.3. Biểu đồ so sánh số lượng các ngữ liệu vui được sử dụng trong các phân môn

Ở lớp 2, ngữ liệu vui được sử dụng nhiều trong phân môn Tập đọc. Hầu hết các tiết tập đọc ở tuần thứ 2 đều có một truyện vui. Những câu chuyện này nhằm khai thác ở các em các kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc

17%

17%

28%

12%

26% Lớp 1

Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5

24%

41%

29%

6%

Tập đọc Chính tả Luyện từ và câu Tập làm văn

hiểu, đọc diễn cảm, nghe và nói); trau dồi vốn tiếng Việt; phát triển một số thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán, so sánh, lựa chọn, …);

mở rộng hiểu biết của học sinh về cuộc sống … Lên lớp 3, ngữ liệu vui được dạy nhiều trong phân môn Tập làm văn nhằm rèn luyện cho các em kĩ năng nghe - kể, có khá nhiều truyện được lấy đề tài từ cuộc sống hàng ngày. Ở lớp 4, sách giáo khoa đã tuyển chọn được 10 ngữ liệu vui trong đó có 8 ngữ liệu được sử dụng trong bài chính tả âm vần. Lên lớp 5, hầu hết các ngữ liệu vui được sử dụng trong phân môn Luyện từ và câu, chủ yếu bố trí trong các bài tập ôn tập về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang,... nhằm giúp các em hệ thống hóa kiến thức đã học cũng như nâng cao kĩ năng sử dụng chúng trong giao tiếp hàng ngày.

1.2.1.2. Cấu trúc bài Chính tả a. Chính tả đoạn, bài

- Về nội dung: Bài viết chính tả được trích từ bài tập đọc trước đó hoặc là nội dung tóm tắt của bài tập đọc, hoặc nội dung biên soạn mới (độ dài khoảng 70 chữ).

- Về hình thức: Có ba hình thức chính tả đoạn bài được sử dụng là chính tả tập chép, chính tả nghe - viết và chính tả nhớ - viết.

b. Chính tả âm, vần

- Về nội dung: Bài chính tả âm, vần là bài tập lựa chọn, được đặt trong ngoặc đơn. Mỗi bài tập lựa chọn gồm 2-3 bài tập nhỏ dành cho các vùng phương ngữ nhất định.

- Về hình thức: Hình thức bài tập chính tả âm, vần rất phong phú và đa dạng. Nội dung bài tập mang tính tình huống và thể hiện rõ quan điểm giao tiếp trong dạy học.

Ngoài các bài tập chính tả đoạn, bài, chính tả âm, vần SGK còn có các bài tập về trật tự bảng chữ cái.

1.2.1.3. Cấu trúc bài Luyện từ và câu:

* Cấu trúc kiểu bài lí thuyết gồm ba phần:

+ Nhận xét:

1. Cung cấp ngữ liệu: thường là những câu thơ, câu văn, đoạn văn, đoạn thơ có chứa các hiện tượng ngôn ngữ cần tìm hiểu.

2. Cung cấp hệ thống câu hỏi gợi ý để HS tìm ra các đặc điểm có tính chất quy luật của hiện tượng được khảo sát.

+ Ghi nhớ: Là nội dung kiến thức và quy tắc sử dụng từ và câu được rút ra sau phần nhận xét để yêu cầu HS ghi nhớ. Ghi nhớ được đóng khung trong sách giáo khoa.

+ Luyện tập: gồm hệ thống bài tập nhằm củng cố và vận dụng các kiến thức đã học vào những tình huống mới. Có hai loại bài tập ở phần luyện tập là bài tập nhận diện và bài tập vận dụng.

* Cấu trúc kiểu bài thực hành gồm:

+ Tên bài

+ Các bài tập từ 3 - 5 bài có mối quan hệ chắt chẽ với nhau.

Như vậy, giữa hai kiểu bài lí thuyết và thực hành đều có chung phần bài tập để giúp học sinh củng cố kiến thức. Đó cũng là cơ sở để chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập Chính tả và Luyện từ và câu qua ngữ liệu vui.

Một phần của tài liệu Dạy học chính tả, luyện từ và câu qua ngữ liệu vui ở tiểu học (LV02108) (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)