Việc dạy học Chính tả và Luyện từ và câu qua Ngữ liệu vui ở tiểu học

Một phần của tài liệu Dạy học chính tả, luyện từ và câu qua ngữ liệu vui ở tiểu học (LV02108) (Trang 31 - 36)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC CHÍNH TẢ VÀ LUYỆN TỪ VÀ CÂU QUA NGỮ LIỆU VUI Ở TIỂU HỌC

1.2. Cơ sở thực tiễn của việc dạy học Chính tả, Luyện từ và câu qua ngữ liệu

1.2.2. Việc dạy học Chính tả và Luyện từ và câu qua Ngữ liệu vui ở tiểu học

Trước tiên, chúng tôi điều tra sự hiểu biết của giáo viên về ngữ liệu vui.

Để có được kết quả chính xác, khách quan chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra kết hợp với trao đổi, trò chuyện với giáo viên.

Nội dung phiếu điều tra: Câu 1 (phụ lục 1)

Kết quả phiếu điều tra được chúng tôi tổng kết bằng biểu đồ dưới đây:

Hình 1.4. Biểu đồ mức độ nhận thức của giáo viên về ngữ liệu vui

Qua biểu đồ ta thấy giáo viên cũng có hiểu biết nhất định về ngữ liệu vui. Trong số các giáo viên điều tra có tới 70% giáo viên hiểu chính xác về ngữ liệu vui, tuy nhiên vẫn còn 30% giáo viên lúng túng hoặc chưa hiểu đầy đủ thế nào là ngữ liệu vui. Đây là một hạn chế không chỉ xảy ra ở một trường tiểu học mà còn diễn ra ở nhiều trường tiểu học khác. Muốn sử dụng ngữ liệu vui trong dạy học thì ngoài việc hiểu thế nào là ngữ liệu vui, giáo viên cần nắm rõ đặc điểm của chúng, từ đó lựa chọn, sử dụng vào trong dạy học.

Để nắm rõ mức độ hiểu biết về ưu điểm và hạn chế của ngữ liệu vui, chúng tôi đã điều tra theo câu hỏi 2 (phụ lục 1). Kết quả điều tra được tổng kết ở bảng sau:

70%

25%

5%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

Quan niệm 1 Quan niệm 2 Ý kiến khác

Bảng 1.3. Bảng thống kê kết quả lựa chọn của giáo viên về ưu điểm của việc sử dụng ngữ liệu vui

STT Nội dung Kết quả lựa chọn

Số GV Tỉ lệ (%) 1 Tạo ra hứng thú học tập cho học sinh 31 100 2 Mang lại không khí vui vẻ trong giờ học 27 87 3 Tích hợp được nhiều kiến thức khoa học,

xã hội,...

20 64,5

4 Đánh giá được khả năng phân tích, óc phê phán của học sinh.

15 48,4

5 Phát triển tư duy trừu tượng 10 32,3

Nhìn vào kết quả điều tra, chúng ta có thể thấy rõ hiều hết các giáo viên đều đồng ý ngữ liệu vui có ưu điểm là tạo ra hứng thú học tập cho học sinh và mang lại không khí vui vẻ trong giờ học (87% đến 100%), đây là những ưu điểm nổi trội của ngữ liệu vui so với các ngữ liệu khác. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít giáo viên không nắm rõ vấn đề này: có 64,5% giáo viên đồng ý rằng ngữ liệu vui tích hợp được nhiều kiến thức khoa học, xã hội và các nội dung giáo dục khác; 48,4% giáo viên cho rằng nó cũng góp phần đánh giá được khả năng phân tích, óc phê phán của học sinh và 10% giáo viên chắc chắn rằng chúng giúp học sinh phát triển tư duy trừu tượng. Từ những ưu điểm của việc sử dụng ngữ liệu vui, chúng tôi đã điều tra để thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng nó đối với giáo viên theo câu hỏi 3 (phụ lục 1) và thu được kết quả như sau:

Hình 1.5. Biểu đồ tầm quan trọng của việc việc sử dụng ngữ liệu vui Từ biểu đồ trên ta thấy, có 50% giáo viên đồng ý với quan điểm sử dụng ngữ liệu vui cũng được vì nó cũng có khá nhiều tác dụng, còn lại với hai quan điểm: có trong sách thì phải sử dụng và nên sử dụng thường xuyên vì nó phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học có sự chọn ngang nhau (25%). Như vậy 75% ý kiến các thầy cô đã thấy được phần nào tầm quan trọng và ý nghĩa của việc sử dụng ngữ liệu vui đối với học sinh tiểu học.

Việc sử dụng ngữ liệu vui trong dạy học Tiếng Việt hiện nay chưa được quan tâm nhiều, thực trạng của việc áp dụng và hiệu quả của chúng đã được chúng tôi tiến hành điều tra theo câu hỏi 4 (phụ lục 1).

Kết quả điều tra được cụ thể hóa ở bảng sau:

Bảng 1.4. Bảng tỉ lệ sử dụng nguồn ngữ liệu vui

Tài liệu Sách giáo khoa Sách tham khảo khác Tự biên soạn

Tỉ lệ % 100 25 2

25%

50%

25%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

Quan niệm 1 Quan niệm 2 Quan niệm 3

Theo kết quả trên, chúng tôi nhận thấy: 100% giáo viên sử dụng các ngữ liệu vui trong sách giáo khoa và rất ít giáo viên dành thời gian tự biên các bài tập có sử dụng ngữ liệu vui để đưa vào bài dạy.

Đối với học sinh

Vậy với học sinh, các em hiểu như thế nào về ngữ liệu vui và sự yêu thích đối với các bài tập này ra sao? Để biết được điều này chúng tôi điều tra sự hiểu biết của học sinh về ngữ liệu vui. Để có được kết quả chính xác, khách quan chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra kết hợp với trao đổi, trò chuyện với các em.

Nội dung phiếu điều tra: Câu 1 (phụ lục 2)

Kết quả phiếu điều tra được chúng tôi tổng kết bằng biểu đồ dưới đây:

Kết quả phiếu điều tra được chúng tôi tổng kết bằng biểu đồ dưới đây:

Hình 1.6. Biểu đồ nhận thức về ngữ liệu vui của học sinh

Qua biểu đồ ta thấy học sinh có sự hiểu biết vể ngữ liệu vui nói chung còn rất hạn chế. Các em chỉ cho rằng ngữ liệu vui là bài tập có sử dụng các truyện cười, câu đố (45%) và ngữ liệu vui là các bài tập mà đọc lên em thấy buồn cười (35%), và đặc biệt có tới 20% học sinh không hiểu gì về các bài tập này.

45%

35%

20%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

50%

Quan niệm 1 Quan niệm 2 Ý kiến khác

Để nắm được sự hứng thú của các em với các bài tập có sử dụng ngữ liệu vui, chúng tôi đã điều tra theo câu hỏi 2 (phụ lục 2) và thu được kết quả rất cao với 95% học sinh đều rất thích và thích được học các bài học có sử dụng ngữ liệu vui, hài hước. Các em cũng tin tưởng rằng các bài tập này sẽ giúp chính các em học tập được thoải mái, dễ tiếp thu kiến thức hơn và mong muốn các thầy (cô) sẽ tăng cường sử dụng nó nhiều hơn trong các giờ dạy không những chỉ với bộ môn Tiếng Việt mà còn với tất cả các bộ môn khác trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Dạy học chính tả, luyện từ và câu qua ngữ liệu vui ở tiểu học (LV02108) (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)