Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC CHÍNH TẢ VÀ LUYỆN TỪ VÀ CÂU QUA NGỮ LIỆU VUI Ở TIỂU HỌC
2.3 Hệ thống ngữ liệu vui trong phân môn Chính tả
2.3.2 Hệ thống bài tập trong phần chính tả âm - vần
Hệ thống bài tập chính tả âm - vần trong chương trình phân môn Chính tả có số lượng phong phú và được thể hiện bằng nhiều hình thức đa dạng.
Nhờ sự đa dạng, phong phú đó, hệ thống bài tập chính tả âm – vần đã góp phần rèn luyện cho học sinh các kĩ năng chính tả, đặc biệt là kĩ năng viết đúng
chính tả trong những trường hợp khó hoặc dễ lẫn. Sự phong phú về hình thức bài tập giúp cho học sinh thực hành một cách thoải mái, không cảm thấy chán hay mỏi mệt. Thông qua hệ thống bài tập thích hợp, các kĩ năng chính tả ở học sinh được hình thành một cách tự nhiên và bền vững mà không cần đến những kiến thức phức tạp.
Căn cứ vào hình thức có thể chia bài tập âm – vần thành nhiều nhóm:
Bảng 2.1. Bảng hình thức bài chính tả âm – vần
STT Hình thức
1 Điền vào chỗ trống
2 Tìm từ có đặc điểm chính tả và có ý nghĩa nhất định( hoặc tìm từ có đặc điểm chính tả thuộc kiểu từ loại/ kiểu cấu tạo từ nhất định)
3 Phân biệt cách viết chính tả các chữ
4 Giải câu đố để tìm từ chứa hiện tượng chính tả cần học 5 Rút ra qui tức chính tả từ bài tập chính tả đã làm
6 Bài tập phát hiện và chữa lỗi chính tả
Ngoài các bài tập kể trên, giáo viên có thể bằng kinh nghiệm và sáng tạo của mình để tạo ra các bài tập đa dạng và phong phú, gây hứng thú cho học sinh và tạo hiệu quả cao trong giờ học Chính tả. Việc đưa ngữ liệu vui vào dạy học chính tả là cần thiết nhưng không phải dạng bài tập nào nêu trên cũng có thể sử dụng ngữ liệu vui như dạng bài Rút ra quy tắc chính tả từ bài tập chính tả đã làm và dạng bài tập phát hiện và chữa lỗi chính tả.
Sau đây là một số ví dụ:
Để viết đúng d/gi/r, những ngữ liệu sau được xem là hay:
Lũ nhỏ trò chuyện ríu ran
Róc rách nước chảy miên man suốt ngày Người cười rúc rích vui thay
Rinh rích tiếng dế đêm nay ngoài vườn Ríu ra ríu rít đến trường
Râm ran cười nói trên đường vui sao Rộn ràng tiếng trống xôn xao trong đầu Tiếng sáo réo rắt nơi đâu
Ra rả tiếng chú ve sầu ngân vang
(Dẫn theo Lê Phương Nga [8])
Hoặc xây dựng bài tập chính tả dưới dạng đố vui – câu đố tìm những từ có hiện tượng chính tả. Những bài tập chính tả như tìm các từ láy được bắt đầu bằng “n” hoặc “l” được tổ chức bằng hình thức thi tìm nhanh, thi đặt câu với những từ chứa hiện tượng chính tả hay mắc lỗi như chữa viết lẫn g/r cho học sinh miền Tây Nam Bộ sẽ có các câu: “Bắt con cá rô bỏ vào rổ, nó kêu rột rẹt.”… chữa lỗi lẫn l/n cho học sinh phương ngữ Bắc Bộ sẽ có các câu:
- Năm nay non nước nơi nơi
Ấm đẹp lòng người lúa lổ (trổ) lung linh - Lở / nở lo lắng nấu nung
Luyện lưỡi lanh lợi là long lâng lâng
- Anh nuôi làm lụng bên bếp lửa, vừa nấu vừa nếm hết nửa nồi.
Đặc biệt có loại bài chính tả chữa lỗi dưới dạng bài tập vui, kết hợp chữa các lỗi về logic chúng sẽ trở thành các ngữ liệu để tổ chức các trò chơi vui học tiếng. Ví dụ:
Mời các bạn nghiên cứu để xem ngoài lỗi chính tả còn những lỗi gì nữa? Hãy chữa lại cho đúng:
“Dũng dật mình troành tỉnh rấc… Đúng lúc đó, đồng hồ quả lắc treo trên tường cũng đổ truông 1h40’. Bên ngoài, giữa màn đêm tĩnh mịch, vẳng nại tiếng gà mái nhảy ổ: “ò, ó, o, o…”
Dũng nại đứng bên cửa xổ nhìn ra sân. Ngoài trời tối đen như mực, khiến tro Dũng không nhìn thấy gì cả. Trên bầu trời đen kịt không có nấy một gợn mây. Ở góc sân, trù mèo đang nằm cạnh gốc cây cau, nghếch đầu nên ngắm chăng. Bất chợt, Dũng thấy nành lạnh. “Trắc hẳn nà đó mùa đông bắc chàn về rồi đây!” – Dũng thầm nghĩ. Dũng quay chở lại dường và ngủ tiếp.
Xáng mai Dũng còn phải giậy xớm để đi nao động hè này nữa cơ mà. “Thế mà đã gần một dưỡi sáng rồi cơ đấy! Nhanh thật…”
Có 27 chữ viết sai chính tả cần sửa lại là: giật mình, choàng tỉnh giấc, đúng lúc đó, đổ chuông, vẳng lại, Dũng lại đứng, cửa sổ, nhìn ra sân, khiến cho, không nhìn thấy gì, bầu trời, không có lấy, chú mèo, nghếch đầu lên, ngắm trăng, lành lạnh, chắc hẳn là gió mùa đông bắc tràn về, quay trở lại giường, sáng mai, dậy sớm, lao động, một rưỡi.
(Dẫn theo Lê Phương Nga [8]) Bài 1: Điền ch /tr vào chỗ chấm:
…ùng …ục như con …ó thui
…ín mắt, …ín mũi, …ín đuôi, …ín đầu (Là con gì ?) Bài 2: Điền l / n vào chỗ chấm:
Đầu mang cánh …ỏ đứt dây
Cái …ưng đen, phẳng cho bầy sáo chơi.
Đến khi đồng áng thảnh thơi
Nằm …im dim mắt miệng xơi rơm vàng (Là con gì ?)
Bài 3: Điền vào chỗ chấm: s / x:
Con gì lách chách Hay bắt tìm …âu Cho cây …anh mầu Quản đêm khó nhọc?
(Là con gì ?) Bài 4: Điền vào chỗ chấm: s / x:
Trông tôi …ấu …í …ù …ì
Đêm về người ngủ tôi thì bắt …âu Khi nào trời nắng quá lâu
Tôi kêu mấy tiếng mưa đâu bay về?
(Là con gì ?) Bài 5: Điền l / n vào chỗ chấm:
Con gì cánh sặc sỡ Hay bay …ượn rập rờn Trên vườn hoa đua …ở Làm đẹp thêm muôn phần.
(Là con gì ?)
Bài 6: Điền vào chỗ trống s hay x và giải các câu đố sau:
a) Râu dài trắng muốt Tóc mượt, xanh rì Sống hôi ...ì ...ì
Chín thơm phưng phức.
(Là của gì?)
b) Quanh mình tua tủa những gai
...anh thì ...anh lét chẳng ai muốn dùng Chín thì rực rỡ lửa hồng
Tấm lòng ...on ...ắt bạn cùng nếp thơm
(Là quả gì?)
c) ...ừng ...ững mà đứng giữa đời Mặc ba áo kép, mặc mười áo đơn
(Là cây gì?)
Bài 7: Điền vào chỗ trống s hay x và giải các câu đố sau:
…áng …ớm mặc áo trắng bong
Chiều về phơn phớt áo hồng sáng tươi.
(Là hoa gì?)
Tên thì nghèo …ác nghèo …ơ
Thân giàu chất khoảng, trèo bờ rào chơi
(Là cây gì?)
Bài 8: Điền ng hay ngh vào chỗ trống và giải các câu đố sau:
Để ...uyên- tàu đến …ỉ ...ơi
Thêm huyền- đẻ trứng mọi người đến ăn
(Là chữ gì?)
Bài 9: Điền x hay s vào chỗ trống và giải các câu đố sau:
Hai O …inh …ắn
…ếp chồng lên nhau Mời bạn đoán mau
Đó là …ố mấy?
(Là số nào?) Bài 10: Điền vào chỗ trống l hay n và giải các câu đố sau::
a) Trong bụng có đàn …ập …òe
Đêm đến bay …ượn múa xòe góp vui
(Là con gì?)
b) Thịt da trắng muốt …õn …à Thế mà tên gọi nghe ra đen sì.
(Là con gì?)
Bài 11: Điền vào chỗ trống c, k hay q và giải các câu đố sau::
…ây gì chỉ có một hoa
…uanh năm …ết trái nõn nà vàng thơm Lá to, che rợp góc sân
Sum xuê ...on cháu, ...uây ...uần bên nhau (Là cây gì?)
Bài 12: Tìm các tên riêng trong mẩu chuyện dưới đây và viết hoa lại cho đúng
Kinh doanh ngòi bút
Một lần đại văn hào Pháp Vich To Huy Go đi thăm nước Phổ. Khi đến biên giới Pháp- Phổ. Một nhân viên hải quan nước Phổ hỏi:
- Xin ông cho biết ông làm nghề gì?
- Tôi viết.
- Tôi muốn hỏi ông sinh sống bằng nghề gì? Lần này Huy Go đáp gọn:
- Bằng ngòi bút.
Nhân viên hải quan nọ gật đầu ra vẻ thông hiểu. Sao đó anh ta ghi vào tờ thị thực nhập cảnh: “Huy go, nhà kinh doanh ngòi bút”.
Bài 13: Giải các câu đố sau: Tiếng có âm ch hay âm tr?
Thân tròn mặc áo xanh xanh
Chua ngoa nổi tiếng thành danh lưu truyền (Là quả gì?)
Bài 14: Em chọn những tiếng bắt đầu bằng r, d hay gi điền vào chỗ trống:
Làm theo Bà mẹ dặn con trai mới … vợ:
- Sang nhà bên ấy, thấy bố vợ làm … thì phải làm theo nghe con!
- Vâng! Con nhớ rồi!
Ðến nơi, thấy bố vợ đang ngồi tréo mảy uống trà, anh ta liền đến kéo ghế, ngồi tréo mảy bên cạnh, … nước uống tự nhiên. Vừa lúc thấy con chó đến gần, ông ta .... chân đá nó một cái. Con chó kêu “oẳng” một tiếng rồi chạy đi. Chàng … vội kêu lên:
- Ðứng lại cho tao đá, rồi hãy chạy!
Bài 15: Tìm tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã thích hợp với mỗi chỗ chấm:
Trứng ngót
Có một cô gái mới về nhà chồng, mẹ chồng … luộc rau. Lúc … rau sống vào nồi, rau đầy nồi. Nước sôi, rau chín, rau chỉ còn một nạm. Vớt ra thấy ít, cô ta ngồi khóc. Mẹ chồng …, cô ta kể đầu đuôi, mẹ chồng cười nói:
- Nó ngót đi đấy con ạ!
Ít hôm sau, nhà có khách, mẹ chồng … đem mười … trứng ra luộc. Cô ta ăn bớt đi hai quả. Thấy trứng không … mười quả, mẹ chồng …, cô ta nói:
- Nó ngót đi đấy mẹ ạ!
Bài 16: Có thể đặt dấu hỏi hay dấu ngã vào chữ in đậm nào trong mẩu chuyện vui sau:
Ai vẽ
Một họa si mở phòng triển lam tranh. Một bà quý tộc đến xem, đứng trước một bức tranh hồi lâu rồi hoi:
- Tôi muốn biết ai là tác gia bức tranh này? Họa si đứng gần đấy, vội đi lại nói:
- Thưa quý bà, tôi là tác giả. Bà khách hoi:
- Tuyệt lắm! Ông có thể cho tôi biết ai đa may chiếc váy cho cô gái trong tranh không?
Bài 17: Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn:
Câu chuyện trong một hiệu cắt tóc
- Bác thợ! Sao bác chỉ kể (chuyện/ truyện) ma, chuyện (giết/ diết) người, cướp của vậy. Bác không thấy là tôi đã sợ đến mức (dựng/ rựng) hết cả tóc gáy lên à!
- Bác chẳng biết (dì / gì) hết! Sau gáy bác, tóc đã mềm lại mọc (sát/
xát) đầu, (rất/ dất) khó cắt.
Bài 18: Giải câu đố sau: Tiếng có vần ân hay âng?
Đi nằm, đứng nằm, nằm thì đứng.
(Là cái gì?)
Bài 19: Tìm tiếng có vần ăn hoặc ăng thích hợp với mỗi chỗ chấm:
Cáo và gà
Cáo bất ngờ chộp được Gà. Từ trong cái mồm đầy … của Cáo, gà nói vọng ra: “Bác gặp may rồi, trưa nay sẽ được một bữa … ngon lành. Thế mà bác lại … cảm ơn dịp may này à?”
Cáo muốn tỏ ra lịch sự, mở miệng. Chỉ chờ vậy, Gà vụt bay ra và đáp lên … cây cạnh đó.
Bài 20: Giải câu đố sau: Tên dụng cụ sản xuất có vần en hay eng?
Vật gì có lưỡi không răng
Thân dài, tròn, thẳng hay ăn đất vườn Moi hầm trồng trụ xoi mương
Nếu mà không có, việc thường không xong.
(Là cái gì?)
Bài 21: Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu l hoặc n để hoàn chỉnh truyện sau:
Nói khoác gặp nhau
Có một anh đi … ăn xa, … ngày về …, bà con đến thăm, hỏi anh ta đi xa thế hẳn biết nhiều chuyện … xin kể cho nghe. Anh … được dịp nói khoác:
- Tôi được thấy có nhiều cái …, nhưng … nhất là có một chiếc thuyền, dài không lấy gì mà đo cho xiết, có người thuở hai mươi tuổi đứng ở đằng mũi bắt đầu đi ra đằng …, đi đến giữa cột buồm thì đã già, râu tóc bạc phơ, cứ thế đi, đến chết vẫn chưa tới ....
Trong … cũng có một anh nói khoác … tiếng, nghe vậy kể ngay một câu chuyện:
- Như thế đã lấy gì làm … ! Tôi đi rừng thấy có một cây cao ghê gớm.
Có một con chim đậu trên cành cây ấy, đánh rơi một hạt đa. Hạt đa rơi xuống
… chừng gặp mưa, gặp bụi rồi nảy mầm, đâm rễ thành cây đa. Cây đa ..., sinh hoa, kết quả, hạt đa ở cây đa đó lại rơi vãi ra, đâm chồi, … lộc thành nhiều cây đa con, đa con cũng như cây đa mẹ …, sinh hoa kết quả, lại … ra hàng đàn cây đa cháu. Cứ thế mãi cho đến khi rơi tới đất thì đã bảy đời tất cả.
Anh đi xa về nghe thế gân cổ lên cãi:
- … gì có cây cao thế ! Chả ai tin được. Anh kia cười ranh mãnh:
- Ấy không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ mà đóng chiếc thuyền của anh?
Bài 22: Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu c, k hoặc q để hoàn chỉnh mẩu truyện sau:
Thi nói khoác
Một hôm được nghỉ, bốn … họp nhau đánh chén, nhân lúc … hứng liền mở … thi nói khoác. Quan thứ nhất nói:
- Tôi còn nhớ, ngày tôi trọng nhậm ở huyện nọ, tôi được trông thấy một
… trâu to lắm, nó liếm một cái hết cả sào mạ!
Quan thứ hai nói: - Thế đã lấy gì làm lạ. Tôi còn thấy một sợi giăng thừng gấp mười cái … đình làng này!
Quan thứ nhất biết ông … nói lỡm mình, bèn chịu thua và giục quan thứ ba lên tiếng.
- Quan thứ ba nói: Tôi đã từng thấy một cây …. Dài lắm, đứng đầu này không thể trông thấy đầu … Chỉ biết rằng có hai bố con nhà nọ, … ở bên này, người ở bên kia, mà chẳng bao giờ gặp nhau được. Lúc ông bố chết, người con nghe tin, vội vã sang đưa đám ma, nhưng khi qua cầu sang đến nơi thì đã đoạn tang được ba năm rồi.
- Đến lượt quan thứ tư: Thế kể cũng đã ghê đấy. Nhưng tôi lại còn trông thấy một cái cây … khiếp lắm! Cứ biết rằng trứng chim ở ngọn cây rơi xuống mới đến nửa chừng, chim đã nở đủ lông đủ … đã bay đi rồi.
Quan thứ ba hiểu ý muốn nói cây dùng để làm cái cầu mình nói nên đành chịu thua. Bốn ông quan đắc ý, vỗ đùi cười ha ha.
Bài 23: Điền vào chỗ trống âm d hoặc gi để hoàn chỉnh truyện sau:
Có con giun đất
Quan tuần …ậm …âu, ngồi ăn cơm với quan án không …âu. Có hạt cơm …ính vào …âu quan tuần, anh lính hầu quan tuần vội bẩm:
- Bẩm cụ lớn, trong bộ …âu cụ lớn có hòn ngọc minh châu. Quan tuần thủng thẳng vuốt …âu để cho hạt cơm …ơi xuống. Quan án về nhà, bảo anh lính hầu mình:
- Ðấy mày xem! Lính bên quan tuần khôn ngoan thế đây! …á mày học được như nó thì có phải tao cũng được mát mặt không? Cách mấy hôm sau, quan tuần sang quan án ăn cơm. Có sợi bún dính ở mép quan án, anh lính hầu trông thấy vội bẩm:
- Bẩm cụ lớn, trên mép cụ lớn có con …un đất đấy ạ!
Bài 24: Giải câu đố sau: Tên cây bắt đầu bằng ch hoặc tr?
Cây xanh thì lá cũng xanh
Ăn sống thì được, nấu canh thì đừng.
(Là cây gì?)
Bài 25: Giải câu đố sau: Tên cây có thanh hỏi hoặc thanh ngã?
Sừng sững mà đứng giữa đồng
Quan đi không tránh lại đòi đánh quan.
(Là cây gì?)
Bài 26: Điền vào chỗ trống ch hoặc tr để hoàn chỉnh truyện sau:
Thiếu Một người khoe với hàng xóm:
- Nhà tôi .. .ẳng có gì là không có cả.
Nói rồi ông gập từng ngón tay lại, hạ giọng:
- Nhưng nếu kể thật ...i li thì còn thiếu mỗi ông ...ăng và ông ...ời. Vừa lúc đúa con ...ạy từ bếp ra thưa:
- Ba ơi, nhà ta hết củi đun rồi!
Điềm tĩnh, ông gập thêm một ngón tay nữa, nói tiếp:
- Thiếu mỗi ông ...ăng, ông ...ời và củi!
Bài 27: Điền vào chỗ trống tiếng chưa ươn hoặc ương để hoàn chỉnh mẩu truyện sau:
Hổ phụ sinh hổ tử
Hai cha con nhà kia đều nóng nảy ... ngạnh, không ... nhịn ai chút nào.
Một hôm, nhà có khách, người cha sai con vào thành mua thịt về nhắm rượu.
Người con mua miếng thịt ngon đem về, vừa sắp ra khỏi cổng thành, bỗng đụng ngay một người từ ngoài thành vào, hai người không ai chịu … đường đi, cùng … ngực nghênh nhau chắn ngang lối đi.
Ở nhà chờ lâu không thấy, người cha đi tìm con. Đến nơi, thấy tình hình như vậy liền bảo:
- Con hãy cầm thịt về trước làm cơm mời khách xơi, để cha ở đây cùng y đứng nghênh nhau tiếp!
Bài 28: Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn:
Trông cá
Hai mẹ con (bắt/ bắc) được một con cá rất to. Chú bé được (giao/ rao)
ở nhà (trông/ chông) cá, còn mẹ thì ra chợ mua (gia/ ra) vị. Chú bé chơi trên (bậc/ bật) thềm, (sơ/ xơ) ý thế nào để mèo tha cá đi mất. Bà mẹ đưa gia vị về đến nhà thì đã mất cá rồi. Chú bé vô cùng hối hận. Bỗng chú nhìn thấy gói gia vị hãy còn trên tay mẹ, chú dỗ (dành/ giành) mẹ: “Mẹ ơi, ta phải cất rất kĩ gói gia vị này đi để con mèo đáng (ghét/ gét) kia ăn cá mất ngon. Cho đáng kiếp cái con mèo hư!”
Bài 29: Điền vào các tiếng thích hợp chứa ia, iê và giải câu đố sau:
Thân thì ở dưới … Làm chú ở trên non Mặc áo nhuộm … màu Râu …dài thậm thượt
(Là con gì?)
Bài 30: Truyện vui dưới đây có một số chữ ghi sai vị trí dấu thanh, em hãy tìm và sửa lại cho đúng:
Không nỡ nhìn
Trên một chuyến xe buýt đông người, có anh thanh niên đang ngồi cứ lấy hai tay ôm mặt. Một bà cụ ngồi thấy thế bèn hỏi:
- Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không? Anh thanh niên nói nhỏ:
- Không ạ. Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
Bài 31: Truyện vui dưới đây có một số chữ ghi sai vị trí dấu thanh, em hãy tìm và sửa lại cho đúng:
Việc tốt Tèo hí hoáy viết vào một quyển sổ nhỏ:
1. Lấy chổi ra.
2. Quýet nhà thật sạch.
3. Hót rác đổ đi Thấy vậy, bố hỏi: