Nguyên tắc xây dựng hệ thống ngữ liệu vui trong dạy học Chính tả và Luyện từ và câu

Một phần của tài liệu Dạy học chính tả, luyện từ và câu qua ngữ liệu vui ở tiểu học (LV02108) (Trang 51 - 56)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC CHÍNH TẢ VÀ LUYỆN TỪ VÀ CÂU QUA NGỮ LIỆU VUI Ở TIỂU HỌC

2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống ngữ liệu vui trong dạy học Chính tả và Luyện từ và câu

2.1.1. Ngữ liệu vui phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học Ngữ liệu vui chứa đựng những nội dung kiến thức trong dạy học Tiếng Việt, có khả năng tạo hứng thú, khơi dậy niềm háo hức và tinh thần vui vẻ để các em tự học trong quá trình dạy học nhưng không phải ngữ liệu vui nào cũng có khả năng như nhau trong một tình huống, một bài học, một đối tượng học sinh cụ thể. Việc sử dụng ngữ liệu vui đạt hiệu quả đến mức độ nào không chỉ phụ thuộc vào “sự hàm chứa nội dung Tiếng Việt” hay “khả năng tạo hứng thú”

của ngữ liệu ấy, mà còn phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể của giáo viên, học sinh, của các yếu tố khác trong quá trình dạyhọc.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn và sử dụng ngữ liệu vui phải gần gũi với tâm hồn, cách nghĩ và sự hồn nhiên, ngây thơ của trẻ. Ngữ liệu không mang tính quá “hàn lâm” mà nó phải mang cho học sinh những bài học bổ ích, sự tươi mới trong cảm xúc cũng như suy nghĩ của các em ở từng độ tuổi nhất định, đảm bảo tính phát triển trong dạy học, hàm chứa được nội dung, giá trị dạy học, vừa tránh được sự quá tải trong việc sử dụng ngữ liệu vui.

Một vấn đề nữa đó là khả năng sử dụng ngữ liệu vui trong thực tế của giáo viên. Cùng một ngữ liệu, một bài học, nhưng cách sử dụng của mỗi người là khác nhau. Có người thành công và cũng có người không phát huy được hết tác dụng của ngữ liệu vuiđó. Vậy nên chúng tôi muốn đề cập tới vấn đề về năng lực cũng như tính hài hước của người giáo viên trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh cũng là rất quan trọng.

2.1.2. Ngữ liệu vui phải mang đặc thù của phân môn

Nội dung, nhiệm vụ của dạy học Tiếng Việt trong nhà trường được cụ thể hóa ở chương trình dạy học, ở sách giáo khoa nhằm cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức về Tiếng Việt, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và năng lực sử dụng Tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp, tư duy. Những tri thức, kĩ năng đó được cung cấp qua hệ thống các khái niệm, quy tắc, bài học, các đơn vị tri thức thuộc các lĩnh vực ngữ âm, chính tả, ngữ pháp....

Bên cạnh đó, có những ngữ liệu vui được đưa vào nhưng “không khớp”, thậm chí không phù hợp với đối tượng, lứa tuổi học sinh thì tương đồng với nó là sự nhàm chán, không phát huy được tính giáo dục cũng như tiếp nhận tri thức của học sinh. Có những ngữ liệu vui có nội dung rất sâu sắc được thể hiện bằng một phương pháp hấp dẫn, hình thức sống động, nhưng bên cạnh đó, nhận thức và cách tiếp cận của các em còn hạn chế, chưa tiếp nhận được hết, mặc dù đóng góp của ngữ liệu vui đó là rất lớn, nhưng phải phù hợp với nhận thức của các em.

Từ những lí do trên nên khi sử dụng ngữ liệu vui yêu cầu hàng đầu là cần phải có sự tìm hiểu, phân tích để nắm vững nội dung ngôn ngữ học chứa trong ngữ liệu và nội dung đó có đảm bảo được tính giáo dục, tiết kiệm, phát triển trong quá trình dạy học hay không? Được như thế, việc sử dụng ngữ liệu vui mới phát huy được những tác dụng tiềm tang của nó, hạn chế được những tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt nói chung và phần luyện câu, chính tả nói riêng.

Qua việc tìm hiểu sách giáo khoa hiện hành và một số cuốn sách tham khảo cùng với việc nghiên cứu chúng tôi thấy chủ yếu có hai loại bài tập Chính tả sau: Chính tả đoạn bài và Chính tả âm vần; Luyện từ và câu có hai dạng: mảng bài tập làm giàu vốn từ; bài tập theo các mạch kiến thức và kĩ năng về từ và câu.

2.1.3. Ngữ liệu vui phải phù hợp và vừa sức với đối tượng nhưng lại phải có tác dụng nâng cao hứng thú cho học sinh

Bước vào độ tuổi học tiểu học, kiến thức bài học từ các môn học không những giúp các em luyện tập các kỹ năng về học, viết, diễn đạt lại… mà còn giúp các em liên tưởng đến thực tế với đời sống thường ngày. Các môn học khác thường làm cho các em khó hiểu, phải suy nghĩ nhiều để hiểu, biết và trả lời, do vậy có phần làm cho các em căng thẳng trong quá trình học. Để làm giảm áp lực và căng thẳng cho các em, ngữ liệu vui đã được nghiên cứu và đưa vào giảng dạy trong chương trình Tiếng Việt tiểu học, ngữ liệu vui đã tạo hứng thú và kích thích sự ham học, sự tìm tòi đọc thêm tài liệu, tăng thêm kiến thức cho các em. Ngữ liệu vui thường thú vị, tạo cho các em những tiếng cười sảng khoái của tuổi thơ, chính việc tạo được hứng thú trong quá trình học đã làm giảm áp lực cho các em khi học các môn học khác, kính thích kỹ năng tự học của các em.

Ví dụ truyện Vẽ ngựa (Tiếng Việt 1, tập 2), đã tạo hứng thú và giúp các em liên tưởng đến hoàn cảnh là cháu bé vẽ ngựa nhưng bà lại hỏi “Cháu vẽ con gì thế?”, tạo tiếng cười thú vị ở các em khi đọc truyện.

2.1.4. Ngữ liệu vui phải đúng chủ đề, chủ điểm trong chương trình, sách giáo khoa

Nội dung các ngữ liệu vui được đưa vào trong chương trình giảng dạy phải bám sát nội dung, yêu cầu trong từng bài học, từng ý cụ thể, việc lựa chọn và đưa truyện cười vào trong bài giảng không được tùy tiện, ngẫu hứng mà làm cho nhận thức của các em bị chệch hướng, tạo sự liên hệ chặt chẽ giữa kiến thức học và thực tiễn. Nếu không bám sát nội dung trong từng bài học thì việc phân tích các ngữ liệu của truyện cười có thể là đúng nhưng không phù hợp và không đúng với nội dung, yêu cầu bài học, nhận thức của các em đối với chủ đề, chủ điểm.

2.1.5. Ngữ liệu vui được lựa chọn phải tương ứng với phần lí thuyết trong chương trình học nhằm khắc sâu và củng cố cho lí thuyết

Ngữ liệu vui được đưa vào trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt tiểu học không mang tính giàn trải, khó hiểu hay tính hình thức mà ngược lại, những ngữ liệu vui được nghiên cứu và biên soạn đưa vào trong sách giáo khoa thường được tối giải, cô động, ngắn gọn nhưng chứa đựng đầy đủ kiến thức được đưa vào trong ngữ liệu vui để các em học sinh tiếp nhận đầy đủ kiến thức đó.

2.1.6. Ngữ liệu vui phải bám sát nội dung bài dạy, mục tiêu bài dạy

Việc lựa chọn ngữ liệu vui đưa vào chương trình giảng dạy thì điều đầu tiên ta cần chú ý là nó phải có nội dung sát với mục tiêu bài học, nó phải làm bật ra được những tri thức ta cần dạt trong bài học đó. Từ thực tế giảng dạy cho thấy, việc sử dụng các ngữ liệu nói chung và ngữ liệu vui nói riêng vào bài giảng sẽ góp phần sinh động hơn, khơi dậy tính ham học và phục vụ tốt cho nội dung dạy và học, tạo những điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình dạy và học Tiếng Việt so với các môn khác trong chương trình học. Đồng thời với những ngữ liệu mang tính điển hình, tối giản, súc tích sẽ phát huy tác dụng tối đa với bài hình thành tri thức mới. Hay lựa chọn các ngữ liệu vui cho dạng bài thực hành ta cần chú ý tới sự đồng nhất với lý thuyết hay lệnh bài tập. Vậy cho nên khi lựa chọn và sử dụng cần phải đặt câu hỏi: Vai trò của ngữ liệu này để làm gì? Có tác dụng gì trong việc truyền đạt tri thức, rèn luyện các kĩ năng, phát triển tư duy, bồi dưỡng nhân cách? Ngữ liệu có phát huy được tính sang tạo, vai trò chủ động học tập, tiếp thu bài học, phát huy hứng thú nhận thức, tạo không khí và những điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập của học sinh hay không? Và ngoài tác dụng trực tiếp, nó còn có tác dụng gián tiếp nào để giúp các em trong quá trình học?…

Chính những câu hỏi trên đều nhằm làm cho việc lựa chọn và sử dụng ngữ liệu vui bám sát được mục đích, yêu cầu, nội dung bài học. Giúp cho các

nhà nghiên cứu phải tập trung hơn nữa trong việc nghiên cứu để ứng dụng vào thực tế việc dạy và học.

2.1.7. Ngữ liệu vui phải đa dạng, phù hợp với thực tế học tập và giao tiếp của học sinh tiểu học

Tiếng Việt nói chung là tiếng nói có tính chất cộng đồng, là hoạt động ứng xử văn hóa có tính chất tự nhiên, ngẫu hứng, là hoạt động giao tiếp và nói năng cụ thể của con người trong cuộc sống lao động hằng ngày

Nguyên tắc giao tiếp (hay còn gọi là nguyên tắc phát triển lời nói, nguyên tắc thực hành) yêu cầu:

- Việc lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy học phải lấy hoạt động giao tiếp làm mục đích, tức là hướng vào việc hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh.

- Xem xét các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức, tức là đưa chúng vào các đơn vị lớn hơn, ví dụ xem xét từ hoạt động trong câu như thế nào, câu ở trong đoạn, bài ra sao.

- Phải tổ chức hoạt động nói năng của học sinh để dạy học tiếng Việt, nghĩa là phải sử dụng giao tiếp như một phương pháp dạy học chủ đạo ở Tiểu học.

- Theo nguyên tắc giao tiếp, trong dạy học luyện câu và chính tả đòi hỏi người dạy phải sử dụng giao tiếp như một phương pháp dạy học chủ đạo: tạo điều kiện cho học sinh được thực hiện những hoạt động nói năng thật như:

trong cuộc sống. Giáo viên cũng nên áp dụng những hình thức dạy học khác nhau để học sinh được luyện tập trong nhiều môi trường giao tiếp khác nhau, với nhiều đối tượng giao tiếp, từ đó mang lại hiệu quả cao trong dạy học. Đối tượng nghe, đọc bài làm của học sinh cần được thay đổi thường xuyên để học sinh có hứng thú khi luyện câu và chính tả.

- Phương pháp thực hành, đặc biệt là thực hành quan sát trực tiếp cần được tận dụng để giúp học sinh tăng cường vốn sống, có những cảm nhận

thực cho bài bài thực hành.

Một phần của tài liệu Dạy học chính tả, luyện từ và câu qua ngữ liệu vui ở tiểu học (LV02108) (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)