KHÁI QUÁT VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng tỉnh Vĩnh Long (LV thạc sĩ) (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 KHÁI QUÁT VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ

Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động của một công ty hoạt động trong một ngành cụ thể. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của một công ty hoạt động một ngành nghề cụ thể. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản xuất thu được một số giá trị nào đó.

Khái niệm chuỗi giá trị sau đó được áp dụng cho mọi chuỗi cung ứng và phân phối. Chẳng hạn, Gereffi và cộng sự, (2005), theo Phạm Văn Sáng, (2009) phát triển khái niệm “Chuỗi cung ứng toàn cầu” (GCC), sử dụng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá mức độ hội nhập của các doanh nghiệp và các quốc gia. Khái niệm GCC tập trung vào mối quan hệ quyền lực trong hoạt động điều phối các hệ thống sản xuất toàn cầu. Gereffi chỉ ra rằng các chuỗi giá trị thường do một mắt xích lãnh đạo, quyết định tính chất, đặc điểm của toàn bộ chuỗi. Các quan hệ trong chuỗi được Gereffi chia làm 4 nhóm chính: quan hệ đầu vào, đầu ra; quan hệ cơ cấu lãnh thổ; quan hệ thể chế và quan hệ quản trị (Kaplinsky và Morris, 2002). Khái niệm này cũng được áp dụng trong quản trị chất lượng, ví dụ như quản trị chất lượng cafe trong nghiên cứu của Ponte (2002).

Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu và cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị khác nhau và theo Kaplinsky và Morris (2001) thì không có cách tiếp cận nào là

“chuẩn nhất”. Về cơ bản, phương pháp phân tích cụ thể phụ thuộc vào câu hỏi nghiên cứu và đặc điểm của sản phẩm nghiên cứu. Điều này là do chuỗi giá trị hiện nay có thể rất phức tạp, đặc biệt với nhiều mắt xích trung gian. Một hộ sản xuất nông nghiệp (hay một doanh nghiệp) có thể tham gia vào nhiều chuỗi giá trị khác nhau.

Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi đều hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi. Theo nghĩa hẹp: Một chuỗi giá trị gồm một chuỗi các hoạt động được thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản lượng nào đó. Theo nghĩa rộng: là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện để chế biến nguyên liệu thô được sản xuất liên kết với người tiêu dùng cuối cùng.

Chuỗi giá trị là cả loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến khi phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng ( Kaplins Rapheal, 1999).

Trong khi tiếp cận chuỗi giá trị của UNIDO và USAID tập trung nhiều vào mục tiêu phân tích chuỗi giá trị thì tiếp cận của Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) lại chú trọng vào phương pháp thực hiện. Để hỗ trợ phân tích chuỗi giá trị trên thực tế một cách hiệu quả và nhất quán, GTZ đi theo phương pháp luận Liên kết giá trị (ValueLinks). Tiếp cận của GTZ hướng về thực hành, trong đó phân chia phân tích chuỗi giá trị thành các module bao gồm các nguyên tắc và tiêu chuẩn lựa chọn công cụ phân tích. Các module này không phải là các nhiệm vụ cố định, mà chỉ là các tiêu chuẩn, nguyên tắc, còn việc thực hiện thực tế lại rất linh hoạt. Phân tích liên kết giá trị sẽ thu thập và phân tích thông tin sao cho có đủ cơ sở cần thiết để thực hiện các hành động can thiệp vào chuỗi giá trị, đảm bảo hiệu quả can thiệp.

Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ chặt chẽ với nhau, từ việc cung cấp các đầu vào cho đến sản xuất và phân phối một sản phẩm nào đó đến người tiêu dùng cuối cùng (GTZ, 2007).

Theo Võ Thị Thanh Lộc (2013) phân tích chuỗi giá trị là phân tích mối quan hệ tương tác của các tác nhân đang kinh doanh cùng một sản phẩm trên một thị trường cụ thể. Phân tích chuỗi giá trị mô tả hệ thống kinh tế được tổ chức xoay quanh các thị trường sản phẩm cụ thể. Phân tích chuỗi giá trị cung cấp một cái nhìn tổng thể và một bí quyết sản xuất sâu sắc về các thực tiễn kinh tế cụ thể. Kết quả

của các phân tích này được sử dụng để chuẩn bị cho các quyết định về mục tiêu và chiến lược. Dựa trên một phân tích chuỗi được chia sẽ, các doanh nghiệp có thể xây dựng một tầm nhìn chung và xác định các chiến lược nâng cấp phối hợp.

1.1.2 Các khái niệm khác có liên quan

Chủ thể trong chuỗi giá trị bao gồm tất cả các cá nhân, doanh nghiệp và các cơ quan của Nhà nước có quan hệ với chuỗi giá trị. Cụ thể là những người vận hành chuỗi, các nhà cung cấp dịch vụ vận hành, và những nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ.

Nói rộng hơn một số cơ quan Nhà nước ở cấp vĩ mô cũng có thể được coi là chủ thể của chuỗi nếu họ thực hiện những chức năng quan trọng trong môi trường kinh doanh của chuỗi.

Người vận hành chuỗi là các doanh nghiệp thực hiện những chức năng cơ bản của chuỗi giá trị. Những người vận hành điển hình là nhà vườn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các công ty công nghiệp, các nhà xuất khẩu, các nhà bán buôn và các nhà bán lẻ. Họ có một điểm chung là tại một khâu nào đó trong chuỗi giá trị, họ sẽ trở thành người chủ sở hữu của sản phẩm (nguyên liệu thô, bán thành phẩm hay thành phẩm).

Người hỗ trợ chuỗi là những người tạo điều kiện giúp chuỗi phát triển như:

chính quyền địa phương các cấp; viện/trường và các dịch vụ hỗ trợ đại diện cho lợi ích chung của các chủ thể trong chuỗi.

Sản phẩm là một nhóm sản phẩm có chung các đặc tính vật lý hữu hình cũng như các dịch vụ có chung đặc tính được bán cho khách hàng. Chuỗi giá trị được xác định bởi một sản phẩm hay một nhóm sản phẩm, ví dụ như chuỗi giá trị cà chua, hay chuỗi giá trị rau tươi.

Thúc đẩy chuỗi giá trị có nghĩa là hỗ trợ sự phát triển của chuỗi giá trị bằng cách tạo điều kiện từ bên ngoài cho một chiến lược nâng cấp chuỗi.

Nâng cấp chuỗi là nói về hoạt động ở nhiều khía cạnh nhằm cải thiện các liên kết kinh doanh, các hiệp hội, các đối tác; tăng cường cung và cầu dịch vụ; và đưa vào áp dụng các tiêu chuẩn và cải thiện chính sách, môi trường kinh doanh của

chuỗi. Một khía cạnh nữa là việc mở rộng năng lực sản xuất nhằm tăng lượng hàng hóa bán ra (Thuật ngữ của Valuelinks)

Chiến lược nâng cấp chuỗi là một thỏa thuận giữa các chủ thể trong chuỗi về những biện pháp chung nhằm nâng cấp chuỗi.

Phối hợp theo chiều dọc / hợp nhất theo chiều dọc :Khi chuỗi giá trị được nâng cấp, sự phối hợp theo chiều dọc giữa các khâu khác nhau trong chuỗi giá trị cũng tăng lên. Điều này có nghĩa là những mối quan hệ được điều tiết thông qua các thoả thuận và các hợp đồng bằng văn bản. Chức năng điều phối hoạt động này thường được một công ty đầu mối thực hiện. Ở cấp độ cao nhất, mối quan hệ giữa các nhà cung cấp và người mua sẽ được “hợp nhất” tới mức các chức năng sản xuất và marketing của nhà cung cấp sẽ hoàn toàn bị kểm soát bởi công ty mua.

Tầm nhìn/ xác định tầm nhìn (để phát triển chuỗi giá trị): Thúc đẩy chuỗi giá trị cần phải có một tầm nhìn chiến lược. Tầm nhìn này mô tả sự thay đổi mà chúng ta mong muốn đối với chuỗi giá trị, trả lời cho câu hỏi: sau năm năm nữa, chuỗi giá trị của chúng ta trông sẽ như thế nào? Một điều vô cùng quan trọng là phải đảm bảo rằng tầm nhìn được các chủ thể và các tổ chức hỗ trợ chuỗi giá trị cùng nhau xây dựng và chia sẻ, để có thể đạt được các mục tiêu vận hành và tạo điều kiện cho việc phối hợp các hoạt động nâng cấp chuỗi.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng tỉnh Vĩnh Long (LV thạc sĩ) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)