PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng tỉnh Vĩnh Long (LV thạc sĩ) (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Địa bàn khảo sát được chọn để nghiên cứu đề tài là tỉnh Vĩnh Long trong đó nghiên cứu chủ yếu ở huyện Mang Thít, Bình Minh, và huyện Tam Bình, vì đây là vùng có diện tích và sản lượng thanh long tiêu thụ cao trong tỉnh (các địa bàn này chiếm khoảng 80% diện tích trồng thanh long toàn tỉnh và 85% tổng sản lượng sản phẩm toàn tỉnh).

1.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

1.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Từ các nguồn có sẵn như báo cáo, tạp chí khoa học, tài liệu của các dự án, website, sách, niên giám thống kê, Báo cáo của Ủy ban nhân dân Tỉnh Vĩnh Long, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long, Sở Công thương Vĩnh Long, các nghiên cứu có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ thanh long.

1.3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

+ Thảo luận với nông dân chủ yếu là thu thập thông tin, trao đổi với họ về những vấn đề liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ thanh long. Thông qua việc trao đổi sẽ giúp xác định được những thuận lợi, khó khăn và tâm tư nguyện vọng của người nông dân trồng thanh long. Những thông tin này sẽ dùng trong việc phân tích, tổng hợp và làm báo cáo.

+ Phỏng vấn các tác nhân trong ngành thanh long như người có kinh nghiệm trồng thanh long lâu năm, người bán sỉ, người bán lẻ, công ty, doanh nghiệp thu mua thanh long, người tiêu dùng theo phương pháp liên kết chuỗi để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.

+ Phỏng vấn các chuyên gia trong ngành bằng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu để có được cái nhìn khách quan và giúp làm rõ, đào sâu dữ liệu.

(Xem Phụ lục 2)

1.3.3 Phương pháp phân tích

Sau khi số liệu thu thập được kiểm tra, phân tích, mã hóa và nhập vào máy tính bằng phương pháp thống kê mô tả thì phân tích lợi ích chi phí và phân tích SWOT. Sử dụng phần mềm Excel để tiến hành kiểm tra, điều chỉnh trước khi xử lý, phân tích và đưa vào báo cáo. Sử dụng phần mềm Word để viết báo cáo.

1.3.3.1 Phương pháp phân tích thống kê mô tả:

Phân tích thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình bày số liệu và lập bảng phân phối tần số, hình,…. Đây là cơ sở để tổng hợp và phân tích cơ bản các dữ liệu được thu thập trên tất cả các tác nhân tham gia chuỗi. Trong đề tài này, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích thực trạng và tình hình tiêu thụ thanh long Nữ hoàng trong thời gian qua của các tác nhân (lao động, thu nhập, số lao động tham gia, chi phí, giá bán, sản lượng, các hoạt động mua bán, hỗ trợ chuỗi,…)

1.3.3.2 Phương pháp tính các chỉ tiêu kinh tế, tài chính

* Giá trị gia tăng: Là thước cách đo lường mức độ tịnh vượng đã được tạo ra trong nền kinh tế. Theo định nghĩa đã được sử dụng trong các hệ thống kế toán quốc

gia thì tổng giá trị gia tăng bằng với tổng giá trị thuần của tất cả các dịch vụ và sản phẩm được sản xuất ra trong nền kinh tế phục vụ cho tiêu dùng và đầu tư (tổng sản phẩm quốc nội –GDP), sau lạm phát.

Để tính được giá trị gia tăng trong một chuỗi giá trị cụ thể thì các chi phí mua nguyên vật liệu, các bộ phận và dịch vụ phải được khấu trừ từ giá trị bán (GTZ, 2007).

Khái niệm này tương đương với tổng giá trị được tạo ra bởi những người vận hành chuỗi (doanh thu của chuỗi = giá bán cuối cùng x số lượng bán ra).

Giá trị gia tăng (GTGT) = Tổng giá trị bán - giá trị các hàng hóa trung gian

* Giá trị gia tăng thuần hay lợi nhuận (NVA - Net Value Added) được xác định như sau: Giá trị gia tăng thuần = GTGT – IC

Trong đó: IC (chi phí tăng thêm) là những chi phí phát sinh ngoài chi phí dùng để mua những sản phẩm trung gian, chi phí tăng thêm có thể là chi phí thuê lao động, chi phí vận chuyển, đóng gói, liên lạc, điện, nước, chi phí bán hàng, v.v…

1.3.3.3 Phân tích chuỗi giá trị theo phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị của GTZ, M4P

Phương pháp liên kết chuỗi giá trị của GTZ cho rằng giá trị là một loạt các hoạt động kinh doanh có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các giá trị đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó đến sơ chế, chuyển đổi, marketing, cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng. Bao gồm phân tích chức năng chuỗi, tác nhân tham gia chuỗi, kênh thị trường và hỗ trợ thúc đẩy chuỗi.

Phân đoạn chuỗi giá trị (Các chức năng)

Cung cấp - Thiết bị - Đầu vào

Trồng, chăn nuôi Thu hoạch Sấy khô

Phân loại Chế biến Đóng gói

Vận chuyển Phân phối Bán hàng

Các danh mục của các nhà vận hành trong chuỗi và mối quan hệ của họ

Sơ đồ 1.1 Chuỗi giá trị theo cách tiếp cận của GTZ, 2007 ( Nguồn: Phương pháp liên kết chuỗi giá trị Valuelinks) Ghi chú:

Các giai đoạn sản xuất Người tiêu dùng

Các tác nhân tham gia chuỗi Những nhà hỗ trợ chuỗi

Theo GTZ, phân tích chuỗi giá trị gồm 3 bước chính, trong đó bước quan trọng và cốt lõi nhất là lập sơ đồ chuỗi giá trị. Các bước cụ thể như sau:

(1) Vẽ sơ đồ chuỗi và mô tả chuỗi giá trị: Nhằm mô tả một bức tranh về sự kết nối, phụ thuộc và hiểu biết lẫn nhau giữa các tác nhân và các quy trình vận hành trong chuỗi giá trị.

(2) Mô tả và lượng hoá chi tiết các chuỗi giá trị - chuỗi giá trị nhà cung ứng, chuỗi giá trị nhà sản xuất, chuỗi giá trị thị trường và chuỗi giá trị khách hàng.

Đầu vào

Vận chuyển Sản

xuất

Tiêu dùng Thương

mại

Các nhà cung cấp đầu vào cụ

thể

Các nhà sản xuất sơ cấp

Các trung tâm hậu cần, công

nghiệp

Các thương gia

Điểm bán cuối cùng, người bán lẻ

Thị trường tiêu dùng

cụ thể

Chính quyền địa phương, Ngân hàng, các sở/ngành liên quan

(3) Tính giá trị gia tăng, hiệu quả kinh tế và phân phối thu nhập giữa các tác nhân trong từng chuỗi giá trị.

1.3.3.4 Phương pháp phân tích ma trận SWOT

Khi áp dụng phương pháp này thì ngành hàng trồng thanh long Nữ hoàng tỉnh Vĩnh Long được xem là một chủ thể, trên cơ sở đó tiến hành phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của ngành. Từ kết quả đó giúp đưa ra các giải pháp, đề xuất cơ bản nhằm góp phần cải thiện hiệu quả chuỗi và phát triển, nâng cấp chuỗi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương này trình bày phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đê làm cơ sở cho việc nghiên cứu luận văn. Trong chương đã trình bày về những khái niệm về chuỗi giá trị và những khái niệm có liên quan khác. Phương pháp luận được lựa chọn để phân tích chuỗi là tiếp cận theo một số khung lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001), đặc biệt là vận dụng lý thuyết “Liên kết chuỗi giá trị - ValueLinks” của GTZ (2007). Phương pháp nghiên cứu, phương pháp phân tích số liệu và cách phân tích ma trận SWOT để làm cơ sở hình thành các chiến lược. Đây là cơ sở lý luận quan trọng cho các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng tỉnh Vĩnh Long (LV thạc sĩ) (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)