CƠ SỞ PHÂN TÍCH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng tỉnh Vĩnh Long (LV thạc sĩ) (Trang 32 - 39)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2 CƠ SỞ PHÂN TÍCH

1.2.1 Phương pháp lựa chọn chuỗi giá trị để phân tích chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng tại tỉnh Vĩnh Long (công cụ 1)

Đề tài nghiên cứu chọn chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng tại tỉnh Vĩnh Long là phù hợp với các tiêu chí sau:

- Tiềm năng tăng trưởng của sản phẩm.

- Tiềm năng phát triển đầu tư: Hiện tại, các sở ban ngành tỉnh Vĩnh Long đã và đang thực hiện phát triển sản phẩm trái cây nói chung và thanh long ruột đỏ nói riêng theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao vị thế của trái thanh long vươn xa hơn nữa đồng thời nâng cao thu nhập của người dân.

- Tiềm năng sử dụng nguồn lực lao động địa phương cao.

1.2.2 Vẽ sơ đồ và mô tả chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng (công cụ 2)

Nhằm mô tả một bức tranh về sự kết nối, phụ thuộc và hiểu biết lẫn nhau giữa các tác nhân và các quy trình vận hành trong chuỗi giá trị sản phẩm thanh long Nữ hoàng ở tỉnh Vĩnh Long.

1.2.2.1 Lập sơ đồ chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng

Sơ đồ chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng thể hiện các chức năng của chuỗi được thực hiện bởi những nhà vận hành chuỗi và nó cũng mô tả được mối liên hệ của các tác nhân trong chuỗi

1.2.2.2 Mô tả và lượng hoá chi tiết các chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị nhà cung ứng, chuỗi giá trị nhà sản xuất, chuỗi giá trị thị trường và chuỗi giá trị khách hàng.

1.2.2.3 Tính giá trị gia tăng, hiệu quả kinh tế và phân phối thu nhập giữa các tác nhân trong từng chuỗi giá trị

* Liên kết ngang: là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu (Ví dụ:

liên kết những người sản xuất/kinh doanh riêng lẻ thành lập nhóm cộng đồng/ tổ hợp tác) để giảm chi phí, tăng giá bán sản phẩm.

Nhà vườn trồng thanh long Nữ hoànghợp tác với nhau và mong đợi có được thu nhập cá nhân cao hơn từ những cải thiện trong tiếp cận thị trường đầu vào, đầu ra và các dịch vụ hỗ trợ. Tóm lại, liên kết ngang mạng lại các lợi thế như sau:

Giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng thành viên của tổ/nhóm qua đó tăng lợi ích kinh tế cho từng thành viên của tổ.

- Tổ/nhóm có thể đảm bảo được chất lượng và số lượng cho khách hàng.

- Tổ/nhóm có thể ký hợp đồng đầu ra, sản xuất quy mô lớn.

- Tổ/nhóm phát triển sản xuất, kinh doanh một cách bền vững.

* Liên kết dọc: là liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi (Ví dụ: nhóm cộng đồng nhà vườn liên kết với doanh nghiệp thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm).

Liên kết dọc mang lại các lợi thế như sau:

- Giảm chi phí chuỗi.

- Có cùng tiếng nói của những người trong chuỗi.

- Hợp đồng bao tiêu sản phẩm được bảo vệ bởi luật pháp Nhà nước.

- Tất cả thông tin thị trường đều được các tác nhân biết được để sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Niềm tin phát triển chuỗi rất cao.

* Giá trị gia tăng: Là thước đo về giá trị được tạo ra trong nền kinh tế. Khái niệm này tương đương với tổng giá trị được tạo ra bởi những người vận hành chuỗi (doanh thu của chuỗi = giá bán cuối cùng X số lượng bán ra).

1.2.3 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng (công cụ 3)

Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng là phân tích các mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi dưới gốc độ nhà kinh tế nhằm đánh giá năng lực, hiệu suất vận hành chuỗi. Bao gồm việc xác định sản lượng, chi phí, giá bán, lợi nhuận, giá trị gia tăng của các tác nhân tại các khâu trong chuỗi và đưa ra nhận xét phù hợp.

Phân tích kinh tế chuỗi bao gồm:

- Phân tích tình hình chi phí, cấu trúc chi phí tại mỗi tác nhân tham gia chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng tại tỉnh Vĩnh Long.

- Phân tích giá trị đạt được của từng tác nhân tham gia vận hành trong chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng .

- Phân tích toàn bộ giá trị tăng thêm được tạo ra trên toàn chuỗi và tỷ trọng của giá trị tăng thêm tại các khâu khác nhau trong chuỗi trong chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng.

- Phân tích năng lực của tác nhân tham gia chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng (quy mô, năng lực sản xuất, lợi nhuận,…)

1.2.4 Phân tích lợi thế cạnh tranh của Micheal Porter cho sản phẩm thanh long Nữ hoàng tỉnh Vĩnh Long

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter còn gọi là mô hình “Năm lực lượng của Porter” là công cụ hữu dụng và hiệu quả để định vị sản phẩm trên thị trường và đồng thời mô hình này còn cung cấp thêm các thông tin về đối thủ cạnh tranh tiềm tàng và quyền lực thị trường của Nhà cung cấp, cũng như người mua. Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau:

1.2.4.1 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ( đối thủ cạnh tranh tiềm tàng) Theo Micheal Porter, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các vùng trong tỉnh, vùng miền khác hiện chưa có mặt trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu phụ thuộc vào sức hấp dẫn của ngành, những rào cản gia nhập ngành như kỹ thuật, vốn, các yếu tố thương mại, các nguồn lực đặc thù.

1.2.4.2 Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành (cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành)

Các tỉnh, vùng đang trồng Thanh long nữ hoàng sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Những yếu tố sau đây sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh lên ngành:

- Tình trạng ngành: Nhu cầu, tốc độ tăng trưởng của ngành, số lượng đối thủ cạnh tranh.

- Cấu trúc của ngành: Ngành tập trung hay phân tán. Ngành phân tán là ngành có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại. Ngành tập trung là ngành có một hoặc vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò chi phối ngành.

- Các rào cản rút lui: Rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn.

1.2.4.3 Áp lực cạnh tranh từ khách hàng (Năng lực thương lượng của người mua)

Khách hàng ở đây được hiểu là người tiêu dùng trực tiếp hoặc những nhà phân phối sản phẩm. Sức mạnh khách hàng là ảnh hưởng của khách hàng đối với loại trái cây này. Nhìn chung, khi sức mạnh khách hàng lớn, thì mối quan hệ giữa khách hàng với s ả n p h ẩ m t h a n h l o n g N ữ h o à n g sẽ gần với cái mà các nhà kinh tế gọi là độc quyền mua – tức là thị trường có nhiều nhà cung cấp nhưng chỉ có một người mua. Trong điều kiện thị trường như vậy, khách hàng có khả năng áp đặt giá.

Nếu khách hàng mạnh, họ có thể buộc giá hàng phải giảm xuống, khiến tỷ lệ lợi nhuận của ngành giảm. Khách hàng có sức mạnh lớn trong những trường hợp sau:

1.2.4.4 Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp (Năng lực thương lượng của nhà cung cấp)

Một ngành sản xuất đòi hỏi phải có các nguyên liệu thô – bao gồm lao động, các đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…Những nhà cung cấp yếu thế có thể phải chấp nhận các điều khoản nhà vườn đưa ra, nhờ đó nhà vườn giảm được chi phí và tăng lợi nhuận trong sản xuất, ngược lại những nhà cung cấp lớn có thể gây sức ép đối với chi phí mua đầu vào phục vụ cho sản xuất tlong bằng nhiều cách, chẳng hạn đặt giá bán nguyên liệu cao để chia sẻ phần lợi nhuận của ngành.

1.2.4.5 Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế

Theo các nhà kinh tế, nguy cơ thay thế xuất hiện khi nhu cầu về một loại trái cây này bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá cả của một loại trái cây khác thay thế.

Độ co giãn nhu cầu theo giá của một thanh long Nữ hoàng chịu tác động của sự thay đổi giá ở các loại trái cây thay thế. Càng có nhiều loại trái cây thay thế thì đồ thị thể hiện nhu cầu trái cây có độ co giãn càng cao vì lúc này người mua có nhiều sự lựa chọn hơn. Vì vậy, sự tồn tại của các loại trái cây thay thế làm hạn chế

khả năng tăng giá của các tác nhân trong việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm thanh long Nữ hoàng.

( Nguồn: Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son, 2013) Hình 1.1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh

1.2.5 Phân tích SWOT toàn chuỗi sản phẩm thanh long Nữ hoàng (công cụ 7) Phân tích thuận lợi và khó khăn cũng như cơ hội và thách thức/nguy cơ của mỗi tác nhân tham gia chuỗi cũng như của toàn chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng từ đó đề xuất các chiến lược phù hợp nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng.

Đối thủ tiềm ẩn ( những vùng,

tỉnh có thể trồng thanh

Nhà cung cấp đầu vào (phân bón, thuốc

BVTV, giống…)

Khách hàng (Người tiêu dùng nội địa,

nước ngoài)

Loại trái cây thay thế (cam,

quýt, bưởi, xoài…) Cạnh tranh nội bộ ngành (giữa các vùng trồng thanh long Nữ

hoàng)

Bảng 1.1 Ma trận SWOT

Môi trường bên ngoài Môi trường

bên trong

Cơ hội (O) Liệt kê những cơ hội chủ yếu

Thách thức (T) Liệt kê những đe dọa chủ yếu

Điểm mạnh (S) Liệt kê những điểm mạnh tiêu biểu

SO

Tận dụng cơ hội để phát huy điểm mạnh

ST

Phát huy điểm mạnh để có thể né tránh đe dọa

Điểm yếu (W)

Liệt kê những điểm yếu quan trọng

WO

Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu

WT

Tối thiểu hóa những điểm yếu và né tránh các đe dọa ( Nguồn: Quản trị chiến lược, Fred R.David, 2015)

S (điểm mạnh): Những yếu tố thuận lợi, nguồn lực bên trong chuỗi giá trị thanh long góp phần thúc đẩy phát triển tốt hơn (xảy ra trong hiện tại)

W (điểm yếu): Các yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích hợp bên trong chuỗi giá trị thanh long làm hạn chế phát triển (xảy ra trong hiện tại)

O (cơ hội): Những yếu tố tác động bên ngoài cần được thực hiện nhằm tối ưu hóa sự phát triển, các kết quả dự kiến sẽ đạt được (xảy ra trong tương lai)

T (thách thức/nguy cơ): Những yếu tố bên ngoài có khả năng tạo ra những kết quả xấu, những kết quả không mong đợi, hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển (xảy ra trong tương lai).

SWOT có thể đưa ra mô hình kết hợp lần lượt từng cặp giữa các yếu tố bên trong (điểm mạnh và điểm yếu) và các yếu tố bên ngoài (cơ hội và thách thức). Sự kết hợp này nhằm tận dụng một cách tốt nhất các yếu tố có lợi và giảm thiểu hoặc né tránh các yếu tố bất lợi.

Phối hợp S – O: Sử dụng các mặt mạnh để tận dụng các cơ hội

Phối hợp W – O: Khắc phục các yếu kém để tận dụng tốt các cơ hội, đồng thời tận dụng các cơ hội để khắc phục yếu kém hiện nay.

Phối hợp S – T: Sử dụng các mặt mạnh để khắc phục, né tránh các đe dọa.

Phối hợp W – T: Khắc phục những mặt yếu kém, hạn chế để giảm nguy cơ.

1.2.6 Nâng cấp chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng (công cụ 9)

Nâng cấp chuỗi giá trị là yếu tố quan trọng trong một hệ thống chuỗi giá trị vì nó cung cấp các giải pháp để đạt được tầm nhìn chiến lược nâng cấp cũng như kế hoạch hành động cụ thể nhằm phát triển chuỗi giá trị bền vững.

Để đưa ra chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị dựa trên cơ sở phân tích chuỗi giá trị hiện tại của chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng, phân tích hoạt động của các tác nhân, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm thanh long Nữ hoàng và phân tích SWOT kết hợp với kế hoạch phát triển của tỉnh Vĩnh Long.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng tỉnh Vĩnh Long (LV thạc sĩ) (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)