Các yếu tố tác động đến không gian CN CB LG vùng ĐBSCL trong kịch bản biến đổi khí hậu-nước biển dâng

Một phần của tài liệu Tổ Chức Không Gian Công Nghiệp Chế Biến Lúa Gạo Trong Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 181 - 185)

4.1 CƠ SỞ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CN CHẾ BIẾN LÚA GẠO VÙNG ĐBSCL TRONG KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU-NƯỚC BIỂN DÂNG

4.1.1 Các yếu tố tác động đến không gian CN CB LG vùng ĐBSCL trong kịch bản biến đổi khí hậu-nước biển dâng

4.1.1.1 Kịch bản biến đổi khí hậu-nước biển dâng ở ĐBSCL

ĐBSCL gồm 13 tỉnh-thành phố, trong đó có 7 tỉnh ven biển. Vùng có diện tích lãnh thổ trên đất liền rộng gần 40.000km², hàng năm, có khoảng 50% diện tích bị ngập lũ từ 3-4 tháng, 40% diện tích bị ảnh hưởng xâm nhập mặn. Dân số vùng ĐBSCL xấp xỉ 18 triệu người, chiếm 20% dân số cả nước, trong đó có 80% dân số sống ở vùng nông thôn. Do địa hình thấp và bằng phẳng, phần lớn diện tích bao phủ có cao độ trung bình từ 0.7-1.2 m so với mực nước biển nên chắc chắn bị ảnh hưởng từ tác động của BĐKH-NBD.

Kịch bản BĐKH đƣợc xây dựng theo dự báo phát thải, là đánh giá tính toán khối lượng khí nhà kính toàn thế giới trong tương lai theo các kịch bản phát thải khác

129

nhau. IPCC xây dựng các kịch bản phát thải vào năm 1990, 1992 và 2000, đƣợc sử dụng là số liệu đầu vào của các mô hình khí hậu. Các kịch bản phát thải và mô tả kịch bản đƣợc thể hiện từ mức thấp đến trung bình và cao. [Phụ lục 3]

Theo công bố Chiến lƣợc quốc gia về BĐKH và kịch bản BĐKH-NBD do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 7/3/2012, kịch bản BĐKH-NBD cho Việt Nam đƣợc xây dựng và công bố năm 2009 theo các kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A2, A1FI), trong đó kịch bản trung bình B2 được khuyến nghị cho các Bộ, ngành và địa phương làm định hướng ban đầu để đánh giá tác động và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH-NBD

4.1.1.2 Các yếu tố tác động đến không gian CN chế biến lúa gạo vùng ĐBSCL trong kịch bản Biến đổi khí hậu-Nước biển dâng

a. Vùng nguyên liệu

Trong kịch bản BĐKH-NBD đến năm 2020, tương ứng với mực nước biển dâng 12cm thì diện tích đất trồng lúa bị ảnh hưởng khoảng 550.000ha, chiếm 28.84%

tổng diện tích đất trồng lúa và sản lƣợng giảm 3.11 triệu tấn.

Trong kịch bản năm 2030, tương ứng với mực nước biển dâng 17cm, diện tích đất lúa bị ảnh hưởng là 640000ha, chiếm 33.23% tổng diện tích đất lúa toàn vùng, tăng 0.15 lần so với kịch bản BĐKH năm 2020, tương ứng sản lượng lúa bị mất là 3.71 triệu tấn.

Diện tích đất canh tác lúa bị ảnh hưởng nhiều nhất là các tỉnh thuộc tiểu vùng chuyên canh lúa Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên như: Kiên Giang, Long An, An Giang, Đồng Tháp. Các tỉnh mất sản lƣợng lúa nhiều nhất là Kiên Giang, Sóc Trăng,… Nguyên nhân gây tình trạng mất sản lượng lúa là do ngập lũ nước ngọt và nước biển dâng xâm nhập mặn.

b. Hạ tầng cho sản xuất CN

Hạ tầng cho sản xuất CN gồm có đất xây dựng CN, hệ thống giao thông thủy-bộ, nguồn cung cấp năng lƣợng.

Trong các kịch bản biến đổi khí hậu đến năm 2020, 2030, 2050, mức ngập đƣợc dự báo tương ứng từ 12cm đến 17cm và 30cm. Hiện tại, đất xây dựng CN (nhà máy,

kho tàng, khu CN tập trung) có cao độ 30-50cm so với mức lũ năm 2000, nên tác động đến quỹ đất CN là không lớn. Các khu CN có thời hạn hoạt động 50-60 năm, do đó, các khu CN thành lập trước năm 2000 có giới hạn nghiên cứu đến năm 2050;

các khu CN đƣợc thành lập sau năm 2010 cần tham chiếu kịch bản đến năm 2100 để nội suy các số liệu đến năm 2060, 2070.

Hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng do BĐKH-NBD làm ngập các tuyến giao thông bộ, phá vỡ hệ thống bờ kè, cầu cảng của giao thông thủy.

Hạ tầng bị ảnh hưởng nặng nề nhất là cấp thoát nước, trong đó, hạ tầng cấp nước không chỉ tác động trực tiếp sản xuất CN mà còn tác động đến dân cƣ-nguồn cung cấp lao động và dịch vụ cho sản xuất CN. BĐKH-NBD làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn, làm nguồn nước mặt bị nhiễm mặn. Phần lớn các hộ dân cư, và một số trạm cấp nước đô thị và CN, nhà máy nước với công suất lớn (100-300.000m3/năm) cũng sử dụng nguồn nước ngầm thay vì sử dụng nước mặt. Hiện trạng này dẫn tới việc khai thác quá mức, làm suy giảm mực nước và tăng nguy cơ nhiễm mặn tầng nước ngầm. Các địa phương có mực nước ngầm suy giảm mạnh là Long An và các huyện ven biển Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu.

c. Dân cƣ

Tổng hợp thống kê dân số bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn tại ngưỡng 2,5 g/l và ngập lũ 0,5m trong điều kiện BĐKH tại các tỉnh vùng ĐBSCL theo kịch bản BĐKH - NBD tương ứng với kịch bản phát thải B2 vào các năm 2020, 2030 và 2050 được xác định bằng phương pháp chồng lớp các bản đồ xâm nhập mặn, ngập lũ [Nguồn bản đồ: Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam] tích hợp với số liệu dân số và bản đồ mật độ dân số cấp huyện. Kết quả: dân số bị ảnh hưởng xâm nhập mặn là 41.4%, 45.3% và 47.6% vào năm 2020, 2030 và 2050; dân số bị ảnh hưởng ngập lũ tăng từ 66.7% lên 71.9%, 74% và 79.2% vào các năm 2020, 2030 và 2050. [Hình 4.1]

d. Yếu tố Quy hoạch

Gồm QH tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSCL và QH ngành NN. Trong các quy hoạch này, tác động của BĐKH-NBD đã đƣợc đề cập đến trong dự báo về các yếu tố nguyên liệu, hạ tầng, dân cƣ.

Chương IV

BÀN LUẬN TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU – NƯỚC

BIỂN DÂNG ĐẾN KHÔNG GIAN CN CB LG

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN LÚA GẠO

TRONG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG H 4.1

TÁC ĐỘNG TỪ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU- NƯỚC BIỂN DÂNG ĐỐI VỚI ĐBSCL Nguồn bản đồ: Tạp chí KHKT Thủy lợi và môi trường, số 46, tháng 9-2014

- Vùng nguyên liệu: Năm 2020, NBD 12cm, ngập 550.000ha, giảm 3,11 triệu tấn lúa.

Năm 2030, NBD 17 cm, ngập 640.000ha, giảm 3,71 triệu tấn.

- Dân cư: năm 2020, 2030 và 2050, dân số bị ảnh hưởng xâm nhập mặn là 41.4, 45.3 và 47.6%; bị ảnh hưởng ngập lũ là 66.7, 71.9, và 79.2%.

- Hạ tầng: giao thông bộ bị ngập; nguồn nước cấp bị nhiễm mặn.

(1) NHÀ MÁY GẮN VỚI VÙNG NGUYÊN LIỆU:

- Thiếu nguyên liệu, hạ tầng và lao động

- Xu hướng: không phát triển vượt quá công suất 3-4 triệu tấn (2) TỔNG KHO LÚA GẠO

- Tích trữ lúa thu gom từ mạng lưới kho vệ tinh ở vùng nguyên liệu quy mô nhỏ đủ khả năng điều tiết sản xuất

- Xu hướng: duy trì công suất lưu trữ 12-14 triệu tấn (3) KHU CN CB LG

- Liên kết với Tổng kho để chủ động nguồn nguyên liệu duy trì sản xuất - Phát triển công nghệ chế biến, đa dạng hóa sản phẩm ngoài gạo

- Xu hướng: phát triển đến công suất chế biến 12-13 triệu tấn NGẬP LŨ PHÍA ĐẦU NGUỒN

Kịch bản B2, năm 2050

XÂM NHẬP MẶN TỪ PHÍA BIỂN Kịch bản B2, năm 2050

Một phần của tài liệu Tổ Chức Không Gian Công Nghiệp Chế Biến Lúa Gạo Trong Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 181 - 185)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)