Đề xuất tổ chức Cảng Mỹ Thới thành Trung tâm logistics CN CB LG

Một phần của tài liệu Tổ Chức Không Gian Công Nghiệp Chế Biến Lúa Gạo Trong Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 200 - 222)

- TT logistics CN CB LG Mỹ Thới theo đề xuất gồm cảng Mỹ Thới, và hạ tầng CN dọc bờ sông Hậu từ Mỹ Thới đến Mỹ Quý. Trong đó, cảng có diện tích 17.500 m2, cầu cảng: 106 m, độ sâu trước bến: - 7m, có năng lực tiếp nhận tàu trọng tải 10.000 DWT. Dòng luân chuyển hàng hóa của cảng: khu vực Long Xuyên đến Thốt Nốt.

TT logistics CN CB LG Mỹ Thới có thể tiếp cận thuận lợi từ vùng nguyên liệu Tứ giác Long Xuyên với mạng lưới giao thông thủy bộ ra trục QL80, QL91 ở phía Tây;

vùng nguyên liệu giữa s.Tiền và s.Hậu với tuyến Rạch Cái Tàu và kênh Lấp Vò ra sông Hậu; và có khả năng mở rộng đến vùng nguyên liệu trong lãnh thổ Campuchia.

- Tác động đến quá trình CN hóa-đô thị hóa trên địa bàn: TT logistics CN CB LG Mỹ Thới là cực tăng trưởng, thu hút CN và dịch vụ thứ cấp, góp phần vào vai trò hạt nhân của Long Xuyên trong vùng đô thị trung tâm có hạt nhân là Cần Thơ kết nối với Cao Lãnh, Sa Đéc, Vĩnh Long; của mô hình “vùng đô thị trung tâm và 2 chùm đô thị đối trọng” trong QH phát triển đô thị vùng ĐBSCL với trục hành lang kinh tế đô thị chính là sông Hậu, và QL80, QL91.

4.3.2.2 Đánh giá hiệu quả khai thác cảng Mỹ Thới trong vai trò Trung tâm logistics - Trung tâm logistics CN CB LG Mỹ Thới chuyên trách loại hàng hóa lúa gạo, thu hút các cơ sở CN CB LG, thúc đẩy quá trình phi CN hóa, tập trung phát triển kinh tế dịch vụ của Cần Thơ ở phía hạ nguồn sông Hậu hướng ra biển Đông. Đồng thời, trên tuyến vận chuyển nguyên liệu - thành phẩm qua lại giữa Mỹ Thới với vùng nguyên liệu/khu CN ở Rạch Giá theo trục QL80, kênh Rạch Sỏi, kênh Rạch Giá- Long Xuyên sẽ thu hút CN và dịch vụ thứ cấp, hình thành hành lang kinh tế Long Xuyên- Rạch Giá, hướng về phía biển Tây. Tam giác Long Xuyên-Rạch Giá-Cần Thơ, với vai trò của TT logistics CN CB LG Mỹ Thới, là lõi của vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL gồm Cần Thơ-An Giang-Kiên Giang-Cà Mau. [Hình 4.4]

- Theo QH cảng vùng 6, có cảng nước sâu Nam Du trên biển Tây, thuộc địa bàn huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Cảng nước sâu kết hợp với cụm cảng ven bờ từ Rạch Giá tới Hòn Chông và cụm cảng sông Đốc-Cà Mau để trung chuyển hàng hóa từ các tàu tải trọng lớn-200.000 tấn vào bờ. Cụm cảng ven bờ kết nối với hành lang Duyên hải phía Nam (đi qua Bạc Liêu-Cà Mau-Rạch Giá-Hà Tiên-Campuchia-Thái Lan) hình thành tuyến giao thông vận tải hàng hóa quốc tế, trong đó ĐBSCL, cụ thể là Tp Rạch Giá và Tp Cà Mau là đầu mối chuyển tiếp từ luồng vận tải hàng hải sang đường bộ và đường sắt nội địa và liên tiểu vùng Mekong. Trục QL80 và kênh Rạch Giá- Long Xuyên kết nối TT logistics CN CB LG Mỹ Thới với Rạch Giá. Mối liên kết này là điều kiện thuận lợi cho cả TT logistics và Rạch Giá. Khi đó, đầu mối Rạch Giá có điều kiện kết nối với trục đường sắt Cần Thơ-Cam-Thái, mở rộng khối lượng hàng hóa lưu thông trên tuyến; phát triển dịch vụ vận tải và hậu cần. Đối với TT logistics Mỹ Thới-Long Xuyên; qua trục QL 80, có thêm hướng lưu thông hàng hóa ra phía Tây, nhập vào tuyến duyên hải phía Nam của hành lang kinh tế Đông Á và tuyến vận tải biển thông qua đầu mối tại Tp Rạch Giá. TT logistics CN CB LG Mỹ Thới trong liên kết Rạch Giá-Long Xuyên-Cần Thơ có lợi thế để phát triển các dịch vụ logistics, tiếp cận nhiều thị trường đa dạng, thúc đẩy phát triển CN CB LG ở phía Tây sông Hậu.

Chương IV

BÀN LUẬN VAI TRÒ CỦA TRUNG TÂM LOGISTICS CN CB LG TRONG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TỔNG THỂ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN LÚA GẠO

TRONG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG H 4.4

BIỂN ĐÔNG VỊ TRÍ TRUNG TÂM LOGISTICS CN CB LG VÀ PHẠM VI TÁC ĐỘNG Nguồn: Tác giả đề xuất trên nền bản đồ QHXD vùng ĐBSCL đến 2020, tầm nhìn 2050

Cửa Đại Cửa Hàm Luông

TT logistics Mỹ Thới

Cảng

Cao Lãnh Cảng Sa Đéc

Cảng Cái Bè

TT logistics Mỹ Tho

TRÊN TRỤC SÔNG HẬU:

- Đô thị hóa hành lang từ Mỹ Thới tới Châu Đốc do mở rộng nguồn nguyên liệu từ Campuchia;

- Thúc đẩy xd đường sắt Cần Thơ -Long Xuyên

TRÊN TRỤC SÔNG TIỀN:

- Đô thị hóa hành lang từ Cao Lãnh - Mỹ Tho-Châu Thành/Chợ Gạo - Thúc đẩy xd đ.sắt Sài Gòn-Mỹ Tho

- Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL: Cần Thơ-An Giang-Kiên Giang-Cà Mau

- TT tâm logistics CN CB LG Mỹ Thới thu hút CN và dịch vụ thứ cấp thúc đẩy đô thị hóa hành lang Mỹ Thới-Rạch Giá hướng ra biển Tây và Mỹ Thới-Cần Thơ hướng ra biển Đông.

 Tam giác Rạch Giá-Mỹ Thới-Cần Thơ là lõi phát triển Nông nghiệp-Công nghiệp-Dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL

Biển Tây

Biển Đông Mỹ Thới

Cần Thơ

Rạch Giá

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

1. Không gian CN CB LG là một bộ phận trong không gian vùng đô thị và CN vùng ĐBSCL. Các cơ sở sản xuất CN CB LG đóng vai trò điểm CN tạo động lực CN hóa thúc đẩy quá trình đô thị hóa trong vùng đô thị và hành lang kinh tế đô thị-CN đúng với định hướng của mô hình phát triển không gian đô thị vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.

Loại hình nhà máy bố trí ở địa bàn thị tứ vùng nguyên liệu có vai trò điểm nút chuyển tiếp từ nông thôn sang thành thị trong cấu trúc khung phát triển không gian đô thị vùng ĐBSCL.

Khu CN CB LG bố trí trong đô thị trên các tuyến giao thông trục có vai trò cực tăng trưởng tạo động lực hình thành hành lang đô thị - CN trong mô hình phát triển không gian đô thị gồm các vùng đô thị và hành lang đô thị mở. Lưu thông trong quá trình sản xuất CN CB LG thu hút dịch vụ và CN thứ cấp, thúc đẩy quá trình đô thị hóa trong hành lang các tuyến trục QL1A, QL91, QL80, QL30.

2. Không gian CN CB LG vùng ĐBSCL gồm 2 thành phần, phía Đông s.Tiền và phía Tây s.Hậu; tương quan với khung phát triển không gian vùng ĐBSCL.

Phần phía Đông sông Tiền có hạt nhân là TT logistics ở cảng Mỹ Tho-Tp Mỹ Tho- đô thị hạt nhân của vùng đô thị Đông Bắc của ĐBSCL; có hai cánh phát triển từ hạt nhân, là cánh Bắc Nam và Đông Bắc-Tây Nam- trùng với trục hành lang đô thị-CN dọc QL1A và dọc sông Tiền.

Phần phía Tây sông Hậu có hạt nhân là TT logistics ở cảng Mỹ Thới - Tp Long Xuyên. Từ hạt nhân phát triển ra 2 cánh: cánh Đông Bắc-Tây Nam dọc sông Hậu, từ Long Xuyên về phía biên giới với Campuchia và từ Long Xuyên tới Cần Thơ; cánh Bắc Nam dọc QL80, từ Long Xuyên tới Rạch Giá.

3. Cấu trúc lãnh thổ không gian CN CB LG vùng ĐBSCL là cấu trúc liên kết các đô thị: TpCao Lãnh-Sa Đéc-TT Cái Bè-Tp Mỹ Tho dọc sông Tiền và Tp Mỹ Tho-Tp Tân An-dọc QL1A, ở phía Đông sông Tiền; và Tp Long Xuyên-Tp Cần Thơ-Sóc Trăng dọc sông Hậu, QL91 và Tp Long Xuyên-Tp Rạch Giá dọc QL80. Cấu trúc

147

này có điểm khác với cấu trúc liên kết Tp Cần Thơ-Tp Cao Lãnh-Vĩnh Long-Long Xuyên của vùng đô thị Trung tâm trong mô hình phát triển không gian đô thị vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.

3. Không gian CN CB LG vùng ĐBSCL gồm 3 loại hình cơ sở sản xuất: (1) Nhà máy gắn với vùng nguyên liệu; (2) Khu CN CB LG và (3) Trung tâm logistics CN CB LG. Mỗi loại hình có vị trí tương ứng với vai trò hạt nhân tạo động lực CN trong cấu trúc khung phát triển không gian đô thị vùng ĐBSCL.

Nhà máy CN CB LG bố trí ở đô thị-thị tứ vùng nguyên liệu chuyên canh lúa, trong phần phía Đông sông Tiền là các thị trấn huyện lỵ trong vùng Đồng Tháp Mười;

trong phần phía Tây sông Hậu là thị trấn huyện lỵ trong Tứ Giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, một phần của Bán đảo Cà Mau và tiểu vùng cửa sông ven biển Đông từ Bạc Liêu đến Sóc Trăng.

Khu CN CB LG bố trí ở các đô thị trong hành lang trục phát triển đô thị-CN; phía Đông sông Tiền là Tp Cao Lãnh, Sa Đéc, Tp Mỹ Tho, TT Tân Hiệp, Tân Phú, Tp Tân An, TT Bến Lức.

Trung tâm logistics CN CB LG đƣợc bố trí ở cảng Mỹ Thới-Tp Long Xuyên, đô thị vệ tinh của Tp Cần Thơ-hạt nhân của vùng đô thị Trung tâm và cảng Mỹ Tho- Tp Mỹ Tho, Tiền Giang-là hạt nhân vùng đô thị đối trọng Đông Bắc trong cấu trúc phát triển không gian đô thị vùng ĐBSCL.

4. Các loại hình cơ sở sản xuất CN CB LG liên kết theo cấu trúc chuỗi và cấu trúc hạt nhân-vệ tinh tương ứng với điều kiện bối cảnh trong các giai đoạn quy hoạch.

Cấu trúc chuỗi phù hợp với điều kiện và mục tiêu của vùng ĐBSCL giai đoạn đến năm 2030 đƣợc xác định trong QH ngành NN, ngành CN và QH xây dựng vùng.

Đây là giai đoạn hình thành không gian sản xuất NN quy mô lớn, tập trung; sắp xếp lại cơ sở CN CB LG theo hướng hiện đại hóa; hình thành các khu cụm CN chuyên đề để tập trung phát triển CN chế biến sau thu hoạch. Trong giai đoạn này, khu CN CB LG giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động sản xuất tạo giá trị lợi nhuận từ mặt hàng lúa gạo. Đối với mục tiêu đô thị hóa, khu CN CB LG có vai trò chủ lực thúc đẩy hình thành các hành lang đô thị-CN dọc trục QL1A, QL91, QL80.

Cấu trúc hạt nhân - vệ tinh phù hợp điều kiện và mục tiêu của vùng ĐBSCL giai đoạn từ sau năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong QH xây dựng vùng. Đây là giai đoạn ổn định cấu trúc không gian NN trồng trọt lúa gạo và CN CB LG theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn. Hệ thống hạ tầng giao thông phát triển thêm trục đường sắt Cần Thơ-Mỹ Tho-TpHCM; Cần Thơ-Phnompenh; hoàn thành tuyến duyên hải phía Nam qua Cà Mau-Rạch Giá-Hà Tiên-Phnompenh-Thái Lan; hoàn thành cảng nước sâu Nam Du; phát huy lợi thế vị trí địa lý là trung tâm khu vực của ĐBSCL. Trong giai đoạn này, Trung tâm logistics CN CB LG giữ vai trò chủ đạo trong điều tiết hoạt động sản xuất tạo giá trị lợi nhuận liên quan đến mặt hàng lúa gạo. Trong tầm nhìn định hướng quy hoạch xây dựng vùng, TT logistics CN CB LG có vai trò thúc đẩy quá trình chuyển từ không gian kinh tế CN sang kinh tế dịch vụ ở Tp Mỹ Tho và Tp Long Xuyên.

5. Tình hình biến đổi khí hậu-nước biển dâng tác động trực tiếp đến không gian CN CB LG do các yếu tố nguồn nguyên liệu và dân cƣ, hạ tầng cung cấp cho CN CB LG biến động trong tình huống ngập lũ, xâm nhập mặn. Trong dự báo với tầm nhìn đến năm 2050, vùng có xu hướng dịch cư về phía trung tâm, khu vực ít chịu tác động do ngập/mặn. Không gian CN CB LG với cấu trúc hạt nhân-vệ tinh và phạm vi bố trí công trình phù hợp với điều kiện bối cảnh vùng ĐBSCL trong diễn biến của BĐKH-NBD, sẽ tiếp tục sản xuất hiệu quả, đạt đến mục tiêu theo định hướng là vùng sản xuất NN trọng điểm quốc gia, bảo đảm an ninh lương thực; góp phần quan trọng trong xây dựng CN CB nông sản sau thu hoạch thành ngành CN mũi nhọn của vùng ĐBSCL.

PHẦN KIẾN NGHỊ

1. Hạn chế phát triển loại hình nhà máy CN CB LG dây chuyền khép kín gắn với vùng nguyên liệu.

Khi vùng nguyên liệu bị sụt giảm năng suất, thu hẹp diện tích do tác động của BĐKH-NBD và tác động từ các đập thủy điện trên thƣợng nguồn sông Mekong, loại hình nhà máy trong vùng nguyên liệu hoạt động không hiệu quả do nguồn cung không đáp ứng đủ công suất của dây chuyền. Ngoài ra, việc hạn chế loại hình nhà

149

máy gắn với vùng nguyên liệu cũng phù hợp với lộ trình chuyển từ thu nhập chủ yếu dựa vào số lượng với sản phẩm chính là gạo dạng lương thực cơ bản sang nguồn thu từ nhiều loại sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao.

2. Phát triển mạng lưới kho theo hai dạng vùng nguyên liệu: chuyên canh và luân canh lúa trong QH NN vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Đối với vùng nguyên liệu chuyên canh lúa, phát triển loại kho chứa hạt rời dạng silo, trong vai trò trạm trung chuyển giữa nhà máy với TT logistics CN CB LG.

Phía Đông sông Tiền, cải tạo khu vực chợ Bà Đắc hiện hữu thành kho trung chuyển.

Kho đƣợc coi nhƣ hạng mục ngoài ranh của TT logistics Mỹ Tho. Phía Tây sông Hậu, xây dựng kho trung chuyển ở Mỹ Xuyên, Sóc Trăng và Ngã Bảy, Hậu Giang, dựa trên lợi thế đầu mối tập trung giao thông đường thủy từ các vùng nguyên liệu đến. Từ kho, nguyên liệu đƣợc điều tiết đến các khu CN CB LG bố trí trên trục từ Cần Thơ tới Long Xuyên, theo kế hoạch sản xuất của TT logistics ở Long Xuyên, giảm luồng giao thông chồng chéo.

Đối với vùng nguyên liệu luân canh lúa, khoảng 0.6 triệu ha; phát triển loại hình kho theo mô hình ngân hàng lúa gạo ở Battambang-Campuchia. Kho có vai trò giữ hộ/thu gom lúa của các nông hộ quy mô nhỏ, canh tác lúa không thường xuyên.

Kho có công suất đa dạng, linh hoạt, phù hợp với điều kiện của vùng nguyên liệu.

Loại kho dạng ngân hàng lúa gạo là giải pháp phù hợp với đề xuất hạn chế xây dựng nhà máy CN CB LG công suất lớn trong các địa bàn có nguy cơ chịu tác động của Biến đổi khí hậu-nước biển dâng, như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh thuộc tiểu vùng cửa sông ven biển Đông.

3. Nghiên cứu điều chỉnh thiết kế quy hoạch và xây dựng nội dung điều lệ quản lý xây dựng của một số khu CN đã được phê duyệt theo hướng chuyển đổi thành khu CN CB LG.

Trong hành lang trục kết nối với TT logistics CN CB LG, cảng Mỹ Tho và cảng Mỹ Thới, lựa chọn các khu CN trong hệ thống khu CN đã đƣợc phê duyệt nhƣng chƣa triển khai để điều chỉnh thiết kế QH giao thông, cơ cấu sử dụng đất theo nội dung của khu CN CB LG. Đồng thời xây dựng điều lệ quản lý và chính sách ƣu đãi đầu

tƣ để thu hút các nhà máy trong lĩnh vực CB LG. Với thiết kế đặc thù phù hợp với đặc điểm nguồn nguyên liệu, phương tiện vận tải và có chính sách ưu đãi cụ thể, cùng với mối quan hệ hữu cơ với mạng lưới Nhà máy/kho vệ tinh-TT logistics, khu CN CB LG có lợi thế để thu hút công nghệ CB sau thu hoạch, thúc đẩy ngành CN CB LG vùng ĐBSCL phát triển theo định hướng gia tăng giá trị sản phẩm chế biến từ nông sản.

4. Tiếp tục nghiên cứu thiết kế quy hoạch TT logistics CN CB LG Mỹ Tho và Long Xuyên. Trong đó, tại vị trí đề xuất bố trí TT logistics CN CB LG ở Mỹ Tho hiện đang có cảng Mỹ Tho và khu CN Mỹ Tho. Cần nghiên cứu quy hoạch cải tạo khu vực này với hạ tầng cảng và khu CN hiện hữu trở thành TT logistics CN CB LG.

Tại vị trí đề xuất bố trí TT logistics CN CB LG ở Long Xuyên có cảng Mỹ Thới, tuyến đường bộ kết nối với tuyến nội địa Campuchia. Cần nghiên cứu cơ chế thủ tục hải quan tạo điều kiện tiếp nhận nguồn nguyên liệu từ Campuchia. Trên cơ sở đó, quy hoạch TT logistics CN CB LG Mỹ Thới với công suất tương ứng quy mô bao gồm phần mở rộng tới vùng nguyên liệu của Campuchia, và tiềm năng là TT phân phối gạo thành phẩm của Campuchia ra thị trường thế giới với năng lực của cụm cảng quốc tế trên sông Hậu./.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Lê Thị Bảo Thư, “Công tác quy hoạch phát triển vùng”, Tạp chí Quy hoạch Xây dựng - ISSN 1859-3054, số 22

2. Lê Thị Bảo Thư, “Quy hoạch phát triển công nghiệp cho ĐBSCL”, Tạp chí Quy hoạch xây dựng - ISSN 1859-3054, số 51

3. Lê Thị Bảo Thư, “Phân bố công nghiệp ở vùng ĐBSCL”, Tạp chí quy hoạch xây dựng - ISSN 1859-3054 số 64

4. Lâm Ngọc Mai, Lê Thị Bảo Thư, “Mạng lưới CN cộng sinh ĐBSCL”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, T-KTXD 2013/51, ĐH Bách Khoa, ĐHQG TpHCM

5. Lâm Ngọc Mai, Lê Thị Bảo Thư, “Mạng lưới công nghiệp cộng sinh ở ĐBSCL”, Tạp chí Xây dựng- ISSN 0866-0762, số 554

6. Lê Thị Bảo Thư, “Cấu trúc lãnh thổ của CN CB LG sau thu hoạch ở ĐBSCL”, Tạp chí Quy hoạch xây dựng - ISSN 1859-3054 Số 71 + 72

7. Lê Thị Bảo Thư, “Tổ chức không gian CN CB LG vùng ĐBSCL”, Tạp chí Xây dựng - ISSN 0866-0762, số 574

8. Lê Thị Bảo Thư, “Urbanisation from Industrialisation in outskirt of the city”, Research Paper in the 11th SEATUC Symposium 2017

Một phần của tài liệu Tổ Chức Không Gian Công Nghiệp Chế Biến Lúa Gạo Trong Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 200 - 222)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)