Các loại hình cơ sở sản xuất CN CB LG trong kịch bản biến đổi khí hậu- nước biển dâng

Một phần của tài liệu Tổ Chức Không Gian Công Nghiệp Chế Biến Lúa Gạo Trong Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 185 - 188)

4.1 CƠ SỞ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CN CHẾ BIẾN LÚA GẠO VÙNG ĐBSCL TRONG KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU-NƯỚC BIỂN DÂNG

4.1.2 Các loại hình cơ sở sản xuất CN CB LG trong kịch bản biến đổi khí hậu- nước biển dâng

4.1.2.1 Nhà máy gắn với vùng nguyên liệu

a. Xu hướng của nhà máy trong kịch bản BĐKH-NBD là giảm công suất do thiếu hụt nguồn cung. Dưới tác động của BĐKH, vùng nguyên liệu bị thu hẹp về diện tích và giảm năng suất. Hai địa bàn bị ảnh hưởng rõ rệt là phía đầu nguồn sông Tiền- sông Hậu và phía cuối nguồn-giáp biển. Địa bàn bị tác động nhiều nhất ở ĐBSCL trong điều kiện BĐKH-NBD là các tiểu vùng chuyên canh lúa nhƣ Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười và tiểu vùng luân canh lúa nhƣ Bán đảo Cà Mau, Cửa sông ven biển Đông. Đây là địa bàn có loại hình cơ sở sản xuất CN CB LG phổ biến là nhà máy gắn với vùng nguyên liệu. Hiện tại, Bạc Liêu (tiểu vùng Bán đảo Cà Mau); An Giang (tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên), Đồng Tháp, Long An (tiểu vùng Đồng Tháp Mười) là các địa phương có nhiều nhà máy nhất. Diện tích vùng nguyên liệu đang cung ứng cho các nhà máy đã hoạt động là 91.000ha và tiếp tục đƣợc mở rộng tương ứng với lộ trình đạt công suất thiết kế là 200.000 tấn/năm/nhà máy.

b. Cùng với sự sụt giảm nguyên liệu đầu vào, nhà máy còn gặp khó khăn do vị trí xây dựng thuộc vùng bị ảnh hưởng ngập.

Hiện tại, ĐBSCL đã triển khai chương trình cụm tuyến dân cư vượt lũ, song song với các loại hình cƣ trú thích nghi với vùng ngập lũ nhƣ mô hình làng-hồ sinh thái, nên tác động ngập lũ đối với dân cƣ, nguồn cung cấp hạ tầng xã hội và lao động cho nhà máy đã có giải pháp thích ứng hiệu quả.

Đối với tình hình nhiễm mặn, với khoảng cách xâm nhập mặn ngày càng sâu trong nội đồng, theo dự báo năm 2050, ranh mặn trên sông Hậu sẽ vƣợt qua Tp Cần Thơ 5km và chƣa có giải pháp thích ứng hiệu quả cho tình trạng nhiễm mặn. Các địa phương chịu tác động xâm nhập mặn là các tỉnh ven biển, trong đó có Bạc Liêu và Sóc Trăng, địa bàn đƣợc đánh giá là có điều kiện phát triển loại hình nhà máy dây chuyền khép kín gắn với vùng nguyên liệu. (Bạc Liêu hiện có một nhà máy CB LG dây chuyền khép kín, công suất 200.000 tấn/năm, ở huyện Hồng Dân. Sóc Trăng dự

132

kiến xây dựng 01 nhà máy trong lộ trình đến năm 2018 – Nguồn: Trang thông tin của Tập đoàn Hạt ngọc trời).

Như vậy, trong điều kiện BĐKH-NBD tương ứng kịch bản B2, loại hình nhà máy gắn với vùng nguyên liệu gặp rủi ro cao vì vùng nguyên liệu chuyên canh lúa bị thu hẹp (về diện tích và năng suất). Các tuyến giao thông từ nhà máy - thuộc vùng nông thôn, đến kho/cảng là các tuyến nằm trong vùng ngập sâu và thời gian ngập kéo dài.

Dân cư vùng ven biển bị tác động xâm nhập mặn làm ảnh hưởng đến dịch vụ và lao động cung cấp cho nhà máy.

Với diễn biến của tình hình BĐKH tác động tổng hợp lên vùng trồng lúa nguyên liệu, hạ tầng giao thông, dân cƣ; đề xuất hạn chế phát triển loại hình nhà máy ở các vùng dự báo ngập và nhiễm mặn của tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng.

Loại hình công trình thay thế là kho trữ lúa đƣợc tổ chức theo mô hình ngân hàng lúa gạo ở Campuchia. Các nông hộ quy mô nhỏ, canh tác không thường xuyên do luân canh theo điều kiện thời tiết sẽ gửi hoặc bán lúa thu hoạch đƣợc vào kho, thay vì lưu trữ ở nhà hoặc bán tại ruộng với giá thấp. Lúa tập hợp được từ các nông hộ nhỏ có thể chọn cung cấp cho các cơ sở chế biến thực phẩm khác ngoài gạo có truyền thống ở địa phương như bún, bột,..; hoặc liên kết với kho trung chuyển của TT logistics CN CB LG, bố trí ở Ngã Bảy-Hậu Giang và Mỹ Xuyên-Sóc Trăng trong đề xuất giải pháp trình bày trong chương III.

4.1.2.2 Trung tâm logistics công nghiệp chế biến lúa gạo

Trung tâm logistics CN CB LG có chức năng lưu trữ dạng silo chứa hạt rời và thực hiện các nghiệp vụ bảo quản, đóng gói, xếp dỡ, vận chuyển.

Nếu đánh giá tình hình một cách khái quát, chưa xem xét các phương án ứng phó, mà QH hệ thống thủy lợi là một trong các giải pháp đang đƣợc triển khai, thì dự báo nguồn cung bị thiếu hụt đáng kể do diện tích vùng trồng lúa bị tác động chiếm hơn 25% tổng diện tích. Tuy nhiên, theo kết quả phân tích bản đồ đánh giá hiệu quả của hệ thống thủy lợi phòng chống thiên tai vùng ĐBSCL, có những tiểu vùng chuyên canh lúa dù thuộc địa bàn có cao độ thấp hơn mực nước lũ nhưng nhờ hệ thống đê

bao phòng hộ, nên vẫn tiếp tục duy trì sản xuất, thu hoạch, với điều kiện là giảm số vụ canh tác trong năm để chọn thời điểm mở đê tận dụng nước lũ rửa phèn, rửa độc.

Trong tầm nhìn đến năm 2050, ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất chế biến nông sản của cả nước, có giá trị gia tăng cao. Đồng thời, ĐBSCL còn là trung tâm sản xuất-vận chuyển hàng hóa của khu vực với lợi thế về vị trí trung tâm Đông Nam Á, có các tuyến đường sắt/bộ thuộc hành lang kinh tế Đông Á, thông suốt với các nước tiểu vùng Mekong. Vai trò của TT logistics CN CB LG từ nhiệm vụ giảm chi phí vận chuyển, giảm tỉ lệ thất thoát trong bảo quản lúa gạo, sẽ phát triển thêm vai trò là cơ sở phát triển kinh tế dịch vụ, khai thác lợi nhuận từ dịch vụ thứ cấp. Phạm vi vùng phục vụ không chỉ trong nội vùng ĐBSCL mà còn mở rộng ra vùng nguyên liệu ở Campuchia.

Vị trí bố trí TT logistics ở Cảng Mỹ Tho và Mỹ Thới khai thác đƣợc các lợi thế này, nhất là cảng Mỹ Tho, đã từng là trung tâm thị trường của ĐBSCL - “Mỹ Tho Đại phố” - giao thương tới tận Nam Vang trong thế kỷ XVIII-XIX. Do đó, TT logistics CN CB LG là loại hình có điều kiện duy trì hoạt động hiệu quả trong điều kiện BĐKH làm giảm sản lƣợng nguồn nguyên liệu tại chỗ.

4.1.2.3 Khu công nghiệp chế biến lúa gạo

Điều kiện để khu CN CB LG hoạt động hiệu quả, tỉ lệ lấp đầy KCN cao; là có hạ tầng đáp ứng nhu cầu sản xuất CN, lao động và nguồn việc cho các nhà máy trong khu CN.

Trong tình hình chịu tác động bởi BĐKH-NBD, xu hướng của các điều kiện cung cấp cho khu CN CB LG có khả năng diễn biến nhƣ sau:

- Khu CN CB LG có mối quan hệ cung cấp và vận chuyển với Trung tâm logistics CN CB LG, do đó, với nguồn nguyên liệu đƣợc dự trữ tại tổng kho, khu CN CB LG vẫn có khả năng duy trì hoạt động của các nhà máy trong khu. Ngoài ra, khu CN CB LG còn đóng vai trò vệ tinh có chức năng sản xuất theo điều phối của Trung tâm logistics CN CB LG, nên có nguồn việc ổn định.

Định hướng phát triển công nghệ chế biến sâu, giảm mặt hàng gạo giá rẻ cho thị trường thế giới, thay thế bằng sản phẩm chế biến sau gạo, có giá trị gia tăng cao, là

134

cơ hội cho các khu CN CB LG duy trì hoạt động trong tình hình sụt giảm sản lƣợng nguyên liệu lúa thô.

- Giao thông: trong thiết kế QH đề xuất cho khu CN CB LG, có bổ sung loại hình giao thông đường thủy, đường ống trên cao là giải pháp duy trì lưu thông nội bộ thông suốt trong tình huống ngập lũ gây ách tắc giao thông bộ. Vị trí xây dựng khu CN CB LG nếu nằm trong khu vực QH hệ thống đê bao thủy lợi phòng hộ thì không bị gián đoạn lưu thông hàng hóa, nguồn lực đi và đến trong quá trình hoạt động.

- Lao động: khu CN CB LG có địa bàn bố trí là các hành lang CN-đô thị, theo trục QL1A từ Mỹ Tho đến Tân An, QL91 từ Long Xuyên đến Cần Thơ. Trong bản đồ tổng hợp xác định các khu vực bị tác động do BĐKH-NBD, địa bàn bố trí KCN thuộc khu vực ít bị tác động do ngập nước và xâm nhập mặn, nên không bị thiếu hụt lao động do xu hướng dịch chuyển dân cư về khu vực này.

Nhƣ vậy, loại hình khu CN CB LG có khả năng tiếp tục hoạt động trong điều kiện tác động bởi BĐKH-NBD nếu áp dụng các giải pháp thay đổi công nghệ, và khu CN CB LG có vị trí thuộc phạm vi an toàn trong điều kiện Biến đổi khí hậu-Nước biển dâng. [Hình 4.2]

Một phần của tài liệu Tổ Chức Không Gian Công Nghiệp Chế Biến Lúa Gạo Trong Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 185 - 188)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)