CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CHÈ BIỂN HỒ
2.2. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CHÈ BIỂN HỒ
2.2.1. Phân tích trực trạng cấu trúc tài chính tại công ty 2.2.1.1. Phân tích cấu trúc tài sản của Công ty
Phân tích cấu trúc tài sản tức là phân tích và đánh giá sự biến động các bộ phận cấu thành tổng số vốn của doanh nghiệp. Qua đó ta sẽ thấy được trình độ sử dụng vốn cũng như tính hợp lý của việc phân bổ các loại vốn…Từ đó đề ra các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Điểm đầu tiên khi phân tích quy mô tài sản của công ty, ta đi phân tích tình hình biến động quy mô tổng tài sản.của Công ty
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ biến động quy mô tổng tài sản (2011-2013) (Nguồn: Dựa vào bảng CĐKT của Công ty trong 3 năm 2011-2013)
Từ biểu đồ phân tích biến động quy mô tổng tài sản ta rút ra nhận định rằng, quy mô tổng tài sản của doanh nghiệp có sự biến động. Cụ thể ở năm 2011, giá trị tổng tài sản là 32.133.981.494 đồng, đến năm 2012 tăng lên gần 3 tỷ đồng nhưng đến năm 2013 thì giá trị tổng tài sản lại giảm xuống còn 31.986.707.617 đồng. Để biết được nguyên nhân tăng cũng như tình hình phân bổ tài sản qua các năm có hợp lí không, ta tiến hành phân tích quy mô và kết cấu của từng loại tài sản cụ thể.
Để phân tích quy mô tài sản của công ty, ta cần lập bảng tính các chỉ tiêu như sau
Bảng 2.4. Phân tích quy mô tài sản của Công ty TNHH MTV Chè Biển Hồ (2011-2013) ĐVT: Đồng
CHỈ TIÊU chênh lệch 2012/2011 chênh lệch 2013/2012
2011 2012 2013 +/- % +/- %
(1) (2) (3) (4)=(2)-(1) (5)=(4)/(1) (6)=(3)-(2) (7)=(6)/(2)
I.TÀI SẢN NGẮN HẠN 18.938.857.146 22.678.401.088 20.302.558.166 3.739.543.942 19,75 -2.375.842.922 -10,48 1. Tiền và các khoản tương
đương tiền 255.060.420 7.856.623.100 2.237.074.828 7.601.562.680 2.980,30 -5.619.548.272 -71,53 2. Các khoản phải thu 3.534.849.050 2.307.597.318 3.693.082.606 -1.227.251.732 -34,72 1.385.485.288 60,04 3. Hàng tồn kho 14.981.174.522 12.394.497.764 14.162.440.223 -2.586.676.758 -17,27 1.767.942.459 14,26 4. Tài sản ngắn hạn khác 167.773.154 119.682.906 209.960.509 -48.090.248 -28,66 90.277.603 75,43 II. TÀI SẢN DÀI HẠN 13.195.124.348 12.681.736.354 11.684.149.451 -513.387.994 -3,89 -997.586.903 -7,87 1. Phải thu dài hạn
2. Tài sản cố định 13.019.896.140 12.525.472.984 11.539.886.081 -494.423.156 -3,80 -985.586.903 -7,87
- NG TSCĐ HH 23.056.389.022 23.571.251.158 23.318.905.569 514.862.136 2,23 -252.345.589 -1,07
- KH TSCĐ HH (10.427.536.800) (11.770.223.857) (12.928.263.714) -1.342.687.057 12,88 -1.158.039.857 9,84
- NG TSCĐ VH 150.000.000 315.732.857 300.732.857 165.732.857 110,49 -15.000.000 -4,75
- KH TSCĐ VH (71.250.000) (94.417.749) (109.491.033) -23.167.749 32,52 -15.073.284 15,96
- Chi phí XDCB 312.293.918 503.130.575 958.002.402 190.836.657 61,11 454.871.827 90,41
3. Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn 175.228.208 156.263.370 144.263.370 -18.964.838 -10,82 -12.000.000 -7,68
TỔNG TÀI SẢN 32.133.981.494 35.360.137.442 31.986.707.617 3.226.155.948 10,04 -3.373.429.825 -9,54 (Nguồn: tính toán dựa trên bảng CĐKT của Công ty trong 3 năm 2011-2013)
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Qua bảng phân tích 2.4 (trang 36) cho ta thấy, tổng tài sản của Công ty có sự biến động thất thường trong giai đoạn 2011 - 2013.
Năm 2012/2011:
Như đã nhận định ở trên, quy mô tài sản của doanh nghiệp năm 2012 đã tăng so vơi năm 2011. Cụ thể, năm 2011 là 32.133.981 nghìn đồng, nhưng đến năm 2012 đạt được 35.360.137 nghìn đồng, tức là quy mô tổng tài sản năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 3.226.156 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 10,04%. Sự tăng về quy mô của tổng tài sản chủ yếu là do mức tăng của tài sản ngắn hạn. Ta thấy, giá trị tài sản ngắn hạn năm 2012 so với năm 2011 đã tăng 19,75% tương ứng mức tăng là 3.739.544 nghìn đồng, mức tăng này là do giá trị khoản tiền và tương đương tiền tăng mạnh trong năm 2012 tăng 2.980,30% tương ứng với 7.601.563 nghìn đồng so với năm 2011. Nguyên nhân khoản mục tiền và tương đương tiền tăng là do công ty thực hiện tốt chính sách bán hàng thu tiền ngay và thu hồi tốt các khoản nợ. Trong khi đó các khoản mục khác như khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác đều giảm, tuy nhiên mức giảm lại thấp hơn với mức tăng của tiền nên vẫn làm cho quy mô của tài sản ngắn hạn tăng.
Bên cạnh giá trị tài sản ngắn hạn làm tăng quy mô tài sản thì giá trị tài sản dài hạn lại làm giảm quy mô tài sản. Tuy nhiên mức giảm của tài sản dài hạn lại ít ảnh hưởng đến tổng tài sản, Cụ thể là khoản mục tài sản cố định năm 2011 có 13.019.896 nghìn đồng nhưng đến năm 2012 đã giảm xuống còn 12.525.473 nghìn đồng tức là giảm 494.423 nghìn đồng, mức giảm này đã làm cho tỷ trọng TSCĐ giảm đi 5,09% (40,52% – 35,42%). Mặc khác các khoản đầu tư tài chính dài hạn cũng có xu hướng giảm nên đã làm cho giá trị của tài sản dài hạn giảm. Kết cấu tài sản thay đổi như vậy nhìn chung là hợp lý, vì nhà quản lý nhận thấy nền kinh tế ổn định nên đang thực hiện chiến lược mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao doanh thu hàng hóa nhưng lại thu hẹp chính sách bán nợ nên đã làm cho tỉ trọng nợ phải thu giảm, đồng thời khoản mục tiền và tương đương tiền tăng lên đáng kể, do thực hiện tốt chính sách bán hàng nên cũng làm cho hàng tồn kho giảm đáng kể. Bên cạnh đó, công ty giảm khoản mục tài sản dài hạn cho thấy rằng nhà quản lý đang chú trọng mở rộng sang đầu tư khác do nhận thấy rằng doanh thu tăng cụ thể doanh thu năm 2011 là 56.714.591 nghìn đồng, năm 2012 đạt 76.204481 nghìn đồng nên TSCĐ vẫn hoạt động đạt năng suất cao chưa cần thiết phải đầu tư mới.
Tóm lại, ta có thể kết luận rằng, việc mở rộng quy mô và thay đổi kết cấu tài sản của công ty TNHH MTV Chè Biển Hồ là hợp lý trong ngắn hạn, nhưng xét trong dài hạn thì công ty nên chú trọng nhiều hơn trong việc nâng cấp, đầu tư thêm vào TSCĐ vì công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thương mại cần trang thiết bị máy móc tốt trong việc sản suất sản phẩm có chất lượng hơn…
Năm 2013/2012:
So với năm 2012 thì năm 2013 hoạt động của Công ty có xu hướng đi xuống. Ta thấy tổng tài sản trong năm 2013 là 31.986.708 nghìn đồng trong khi đó năm 2012 là 35.360.137 nghìn đồng cho thấy đã giảm đi 3.373.430 nghìn đồng tương ứng giảm đi 9,54%. Mức giảm này là do giá trị của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn năm 2013 đều giảm. Xét về tài sản ngắn hạn, Công ty nhận thấy nền kinh tế khó khăn nên đã mở rộng chính sách bán nợ, gia tăng các khoản nợ cho khách hàng nên đã làm cho khoản mục nợ phải thu tăng, đồng thời khoản mục tiền và tương đương tiền lại giảm đi đáng kể, do mở rộng chính sách tín dụng thương mại, nên cũng làm cho hàng tồn kho tăng đáng kể. Tuy nhiên mức tăng của hàng tồn kho và nợ phải thu vẫn không bù đắp được mức giảm của khoản mục tiền, nên chính sách này vẫn không làm cho hoạt động của Công ty hiệu quả như trong năm 2012 mà làm cho giá trị của tài sản ngắn hạn giảm xuống.
Cũng như tài sản ngắn hạn, thì về tài sản dài hạn trong năm 2013 cũng giảm đi so với năm 2012. Nguyên nhân làm giá trị tài sản cố định giảm đi là do nguyên giá giảm nhưng mức trích khấu hao lại tăng cao, bên cạnh đó thì các khoản đầu tư tài chính dài hạn cũng giảm đi so với năm 2012. Với đặc thù hoạt động kinh doanh của Công ty thì tài sản cố định của Công ty chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm, nhà xưởng và máy móc thiết bị. Trước tình hình này Công ty cần thay mới cây trồng, nâng cấp sửa chữa nhà xưởng và máy móc chế biến, để kéo dài tuổi thọ tăng nguyên giá, giảm chi phí khấu hao góp phần tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao.
Với tình hình sử dụng tài sản của Công ty trong năm 2013 qua phân tích trên đã làm cho tổng tài sản của Công ty, cũng là nguyên nhân làm cho doanh thu của năm 2013giảm đi đáng kể, cụ thể năm 2013 doanh thu chỉ đạt được 64.995.500 nghìn đồng, trong khi đó năm 2012 là 76.204.481 nghìn đồng. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần có giải pháp khắc phục nhằm cải thiện tình hình tài chính hợp lý, hiệu quả hơn.
Tiếp đến ta tiến hành phân tích kết cấu tài sản của Công ty thồng qua bảng sau:
Bảng 2.5: Phân tích kết cấu tài sản của Công ty TNHH MTV Chè Biển Hồ
(2011-2013) ĐVT: Đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013
A. TÀI SẢN 32.133.981.494 35.360.137.442 31.986.707.617 I.TÀI SẢN NGẮN HẠN 18.938.857.146 22.678.401.088 20.302.558.166 Tiền và các khoản tương
đương tiền 255.060.420 7.856.623.100 2.237.074.828
Các khoản phải thu 3.534.849.050 2.307.597.318 3.693.082.606 Hàng tồn kho 14.981.174.522 12.394.497.764 14.162.440.223 Tài sản ngắn hạn khác 167.773.154 119.682.906 209.960.509 II. TÀI SẢN DÀI HẠN 13.195.124.348 12.681.736.354 11.684.149.451 Tài sản cố định 13.019.896.140 12.525.472.984 11.539.886.081 Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn 175.228.208 156.263.370 144.263.370
Tỷ trọng tiền và (%) 0,79 22,22 6,99
Tỷ trọng KPT ngắn hạn (%) 11,00 6,53 11,55
Tỷ trọng HTK (%) 46,62 35,05 44,28
Tỷ trọng TSNH khác (%) 0,52 0,34 0,66
Tỷ trọng TSCĐ (%) 40,52 35,42 36,08
Tỷ trọng các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn (%) 0,55 0,44 0,45
(Nguồn: tính toán dựa trên bảng CĐKT của Công ty trong 3 năm 2011-2013)
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tỷ trọng các khoản mục trong tổng tài sản (2011-2013) (Nguồn: tính toán dựa trên bảng CĐKT của Công ty trong 3 năm 2011-2013)
Qua bảng phân tích 2.5 và biểu đồ 2.2 (trang 39), ta có thể nhận định khái quát
rằng quy mô tài sản của doanh nghiệp tăng giảm không ổn định qua các năm và kết cấu tài sản cũng có sự biến động. Khoản mục tiền và các khoản tương đuơng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của doanh nghiệp, nhưng tỷ trọng này lại có xu hướng tăng. Cụ thể: tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 2011 chỉ có 0,79% đến cuối năm 2012 tăng cao lên 22,22% và đến 2013 lại giảm xuống là 6,99%. Sở dĩ tỷ trọng khoản mục tiền và tương đương tiền tăng là do công ty thực hiện tốt chính sách bán hàng thu tiền ngay bằng cách bán hàng kem theo quà tặng, giảm giá sản phẩm để tăng lượng đặt hàng từ khách hàng, và thu hồi tốt các khoản nợ bằng cách khuyến khích khách hàng thanh toán bằng tiền mặt, thực hiện chính sách chiết khấu thanh toán rút ngắn thời gian trả nợ của khách hàng…
Tiếp đến là khoản mục KPT ngắn hạn thì tỷ trọng có xu hướng giảm nhưng đến 2013 thì lại tăng mạnh trở lại. Cụ thể: tỷ trọng KPT ngắn hạn cuối năm 2011 chiếm tỷ trọng 11,00% đến cuối năm 2012 giảm xuống còn là 6,53% cho thấy tình hình công nợ của công ty qua 2 năm cũng tương đối tốt nhưng đến 2013 thì tỷ trọng này lại tăng lên là 11,55% đây là một dấu hiệu không tốt thể hiện chính sách không hợp lí trong việc quản lí và thu hồi nợ của công ty, Việc tỷ lệ nợ phải thu quá lớn luôn là nổi boăn khoăn, lo lắng của các nhà lãnh đạo công ty, nó thể hiện số vốn của công ty bị các tổ chức, cá nhân khác tạm thời chiếm dụng quá nhiều, điều đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Tương tự khoản mục HTK là khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, tỷ trọng HTK có xu hương giảm nhưng đến 2013 lại tăng trở lại. Cụ thể tỷ trọng HTK cuối năm 2011 là 46,62 % đến 2012 giảm xuống là 35,05% nhưng đến cuối năm 2013 lại tăng lên là 44,28%.
TSCĐ cũng là một khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản nhưng đã có xu hướng giảm. Cụ thể tỷ trọng TSCĐ cuối năm 2011 là 40,52% nhưng đến năm cuối năm 2013 lại giảm xuống còn 36,08%, sỡ dĩ như vậy là do mức trích khấu hao TSCĐ qua 3 năm tăng cao và công ty ít chú trọng việc đầu tư vốn vào TSCĐ.
Còn khoản mục TSNH khác và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng thấp và ít biến động cho thấy Công ty ít quan tâm đến khoản mục này.
Như vậy, tình hình cơ cấu tài sản của công ty có biến động rõ rệt, tài sản chủ yếu tập trung vào nợ phải thu, hàng tồn kho và tài sản cố định.
2.2.1.2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn của Công ty
a. Phân tích tình hình biến động quy mô nguồn vốn
Để thấy rõ tình hình biến động quy mô nguồn vốn ta có bảng phân tích 2.6
Qua bảng phân tích 2.6 (trang 42) có thể nhận thấy quy mô nguồn vốn của Công ty liên tục biến động qua các năm 2011 đến năm 2013, và nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của khoản mục nợ phải trả, mặc dù sự gia tăng liên tục của nguồn vốn chủ sở hữu qua 3 năm vẫn không thể làm cho tổng nguồn vốn của công ty tăng lên được.
Với sự tăng lên của khoản mục nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu đã làm cho nguồn vốn của Công ty tăng lên trong năm 2012. Cụ thể ta thấy, năm 2012 nợ phải trả tăng thêm 2.359.130 nghìn đồng (20.634.637 – 18.275.507) so với năm 2011, trong đó chủ yếu là mức tăng cao của vay ngắn hạn lên đến 8.089.625 nghìn đồng, trong khi đó khoản mục nợ dài hạn lại giảm nhẹ. Lý giải cho điều này là do: năm 2012, công ty đã thay đổi cơ cấu nợ phải trả chuyển từ vay dài hạn sang vay ngắn hạn, điều này hiệu quả khi nền kinh tốt nhưng sẽ làm tăng áp lực thanh toán cho công ty. Khi tình hình sản xuất đi vào ổn định và mang lại hiệu quả, thì công ty nên giảm các khoản vay ngắn hạn và tăng cường vay dài hạn, điều này sẽ làm tăng hiệu quả ổn định tài chính và giảm áp lực khi thanh toán . Đối với nguồn vốn chủ sở hữu thì giá trị vốn chủ sở hữu trong năm 2012 tăng 867.026 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 6.26% là so với năm 2011. Vốn chủ sở hữu của Công ty tăng qua năm 2012 là do Công ty làm ăn có hiệu quả, doanh thu tăng cao và toàn bộ lợi nhuận của Công ty được các chủ sở hữu để lại để làm vốn kinh doanh, bổ sung nguồn kinh phí và quỹ khác.
Chỉ tiêu năm 2011 năm 2012 năm 2013 chênh lệch 2012/1011 chênh lệch 2013/2012
+/- % +/- %
I. NỢ PHẢI TRẢ 18.275.507.070 20.634.637.032 15.281.291.93
2 2.359.129.962 12,91 -5.353.345.100 -25,94 1. Nợ ngắn hạn 16.863.592.424 19.467.192.293 14.086.117.340 2.603.599.869 15,44 -5.381.074.953 -27,64 Trong đó vay ngắn hạn 1.639.029.690 9.728.654.513 4.803.321.025 8.089.624.823 493,56 -4.925.333.488 -50,63 2. Nợ dài hạn 1.411.914.646 1.167.444.739 1.195.174.592 -244.469.907 -17,31 27.729.853 2,38 II.VỐN CHỦ SỞ HỮU 13.858.474.424 14.725.500.410 16.705.415.68
5 867.025.986 6,26 1.979.915.275 13,45 1. Vốn chủ sở hữu 13.858.474.424 14.725.500.410 16.705.415.685 867.025.986 6,26 1.979.915.275 13,45 2. Nguồn kinh phí và quỹ
khác 0 0 0 0 0 0 0
TỔNG NGUỒN VỐN 32.133.981.494 35.360.137.442 31.986.707.61
7 3.226.155.948 10,04 -3.373.429.825 -9,54 (Nguồn: Tính toán dựa trên bảng CĐKT của Công ty trong 3 năm 2011-2013)
Nhưng sang năm 2013 thì tổng nguồn vốn của Công ty có xu hướng giảm, và mức giảm này là do Công ty thay đổi cơ cấu nợ phải trả từ nợ ngắn hạn sang nợ dài hạn, điều này làm giảm áp lực thanh toán trong ngắn hạn của Công ty trong năm 2012, làm giảm khoản vay ngắn hạn và tăng vay dài hạn, tuy nhiên mức tăng của vay dài hạn lại thấp hơn mức giảm mạnh của vay ngắn hạn nên vẫn làm cho khoản mục nợ phải trả năm 2013 giảm đi 5.353.345 nghìn đồng (20.634.637-15.218.292). Mặc dù nguồn vốn chủ sở hửu của Công ty tăng đều trong 2 năm qua, nhưng trong năm 2013 mức tăng của nguồn vốn chủ sở hữu không bằng mức giảm của nợ phải trả nên đã làm cho tổng nguồn vốn của Công ty trong năm 2013 đã giảm đi 3.373.430 nghìn đồng so với năm 2012
b. Phân tích tính tự chủ về tài chính
Nếu xét từ gốc độ quyền sở hữu thì vốn kinh doanh của công ty được hình thành từ hai nguồn: nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Nếu Công ty huy động vốn chủ yếu bằng nguồn vốn chủ sở hữu thì tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp cao tuy nhiên trong điều kiện kinh doanh thuận lợi thì công ty không thể tận dụng được hiệu ứng đòn cân nợ. Nếu công ty huy động nguồn vốn từ nguồn vốn vay thì tính tự chủ của công ty thấp nhưng khi công ty kinh doanh có hiệu quả thì công ty lại sử dụng tốt hiệu ứng đòn cân nợ. Một cơ cấu vốn được coi là hợp lý nếu có sự kết hợp hài hòa giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu trong điều kiện nhất định.
Cơ cấu tỷ trọng của 2 bộ phận này được thể hiện qua biểu đồ và bảng sau
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện tỷ suất nợ, tỷ suất tự tài trợ (2011-2013)
(Nguồn: tính toán dựa trên bảng CĐKT của Công ty trong 3 năm 2011-2013)
Bảng 2.7: Phân tích tính tự chủ về tài chính của Công ty TNHH MTV Chè Biển Hồ (2011-2013) Đvt: đồng
Chỉ tiêu năm 2011 năm 2012 năm 2013 chênh lệch 2012/1011 chênh lệch 2013/2012
+/- % +/- %
1. Nợ phải trả 18.275.507.070 20.634.637.032 15.281.291.932 2.359.129.962 12,91 -5.353.345.100 -25,94 2. Vốn chủ sở hữu 13.858.474.424 14.725.500.410 16.705.415.685 867.025.986 6,26 1.979.915.275 13,45 3. Nguồn vốn 32.133.981.494 35.360.137.442 31.986.707.617 3.226.155.948 10,04 -3.373.429.825 -9,54 4. Tỷ suất nợ (%)
(4)=(1):(3) 56,87 58,36 47,77 1,48 2,61 -10,58 -18,13
5. Tỷ suất tự tài trợ (%)
(5)=(2):(3) 43,13 41,64 52,23 -1,48 -3,44 10,58 25,41
6. Tỷ suất Nợ/ VCSH
(lần) (6)=(1):(2) 1,32 1,40 0,91 0,08 6,26 -0,49 -34,72
(Nguồn: tính toán dựa trên bảng CĐKT của Công ty trong 3 năm 2011-2013)
chính của Công ty có sự biến động nhẹ và theo hướng tích cực. Cụ thể, năm 2012 nguồn vốn của Công ty tăng so với năm 2011, trong đó mức tăng chủ yếu là của nợ phải trả dẫn đến tỷ suất nợ phải trả của Công ty chiếm tỷ trọng cao trên 50% tổng số vốn của công ty.
Năm 2012 tỷ suất nợ là 58,36% trong khi năm 2011 chỉ có 56,87%. Mà tỷ suất nợ cao thể hiện mức độ phụ thuộc của công ty vào các chủ nợ nhiều, khả năng tiếp nhận các khoản vay nợ càng khó. Và cùng với sự biến động của tỷ suất nợ thì tỷ suất tự tài trợ biến động tuơng ứng, cụ thể: năm 2011 tỷ suất tự tài trợ của công ty 43,13%, năm 2012 giảm xuống còn 41,46%. Với tỷ lệ như vậy thì ta thấy tính tự chủ của công ty vẫn đang ở mức thấp, công ty còn phụ thuộc chủ yếu vào chủ nợ và ngân hàng. Nếu tình trạng nợ đọng như thế này tiếp tục diễn ra, đến một lúc nào đó công ty sẽ đứng trước tình trạng khó khăn trong việc thanh toán nợ, và các nhà cung cấp sẽ không cho công ty nợ nữa, gây hậu quả cho quá trình hoạt động sản xuất của công ty.
Nhưng sang năm 2013, để khắc phục tình trạng tỷ suất nợ cao tỷ suất tự tài trợ và ảnh hưởng đến tính tự chủ về tài chính, Công ty đã thay đổi chính sách sử dụng nợ làm giảm khoản mục nợ phải trả và tăng nguồn vốn của chủ sở hữu, nên đã cải thiện được tình hình tài chính của Công ty. Cụ thể, năm 2013 tỷ suất nợ chỉ còn 47,77% trong khi năm 2012 là 58,36% tương ứng giảm đi 10,58%. Và bên cạnh đó thì tỷ suất tự tài trợ năm 2013 lại tăng lên 10,58% so với năm 2012. Từ sự thay đổi kết cấu tài chính bằng cách tăng nguồn vốn chủ sở hữu và giảm các khoản nợ, đã cải thiện được tính tự chủ về tài chính của Công ty trong năm 2013. Điều này có nghĩa là sư tự chủ về tài chính của doanh nghiệp tăng lên, hay nói các khác sự phụ thuộc về tài chính vào bên ngoài giảm xuống hạn chế mức phụ thuộc vào chủ nợ và ngân hàng, và có thể tiếp cận thêm các nguồn vốn từ bên ngoài.
c. Phân tích tính ổn định về tài chính
Việc phân tích tính tự chủ về tài chính ở trên đã giúp chúng ta hiểu được quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ của công ty trong 3 năm qua. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn chưa nắm được sự ổn định của mỗi nguồn tài trợ này, bởi vì mỗi nguồn vốn đều có thời gian sử dụng và chi phí sử dụng khác nhau. Chính vì thế chúng ta cần phải tiến hành phân tích tính ổn định của các nguồn vốn sử dụng trong công ty. Áp dụng các công thức tính của các chỉ tiêu phản ánh tính ổn định về nguồn tài trợ và số liệu của công ty ta có bảng các chỉ tiêu phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ sau
NVTX = VCSH + Nợ dài hạn NVTT = Nợ ngắn hạn