ĐÁNH GIÁ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CHÈ BIỂN HỒ Qua quá trình phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính tại Công ty

Một phần của tài liệu phan tich cau truc tai chinh che bien ho (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CHÈ BIỂN HỒ

3.1. ĐÁNH GIÁ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CHÈ BIỂN HỒ Qua quá trình phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính tại Công ty

Bảng 3.1. Bảng tóm tắt các chỉ tiêu

CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013

1. Tỷ suất TSNH % 58,94 64,14 63,47

2. Tỷ suất TSDH % 41,06 35,86 36,53

3. Tỷ suất nợ % 56,87 58,36 47,77

4. Tỷ suất tự tài trợ % 43,13 41,64 52,23

5. Tỷ suất NVTX % 47,52 44,95 55,96

6. Tỷ suất NVTT % 52,48 55,05 44,04

7. VLĐR Đồng 2.075.264.722 3.211.208.795 6.216.440.826 8. Nhu cầu VLĐR Đồng 3.291.460.838 4.963.557.302 8.572.726.514 9. NQR Đồng -1.216.196.116 -1.752.348.507 -2.356.285.688 ( Nguồn: Dựa vào các số liệu tính toán được trong bài)

3.1.1. Ưu điểm

Qua việc phân tích cấu trúc tài chính của công ty ở chương 2 cho thấy quy mô hoạt động của công ty ngày càng mở rộng, cấu trúc tài chính có sự thay đổi đáng kể.

Trong thời gian qua với không ít khó khăn và thách thức nhưng Công ty đã nổ lực phấn đấu và đạt được nhiều thành tích, nổi bật nhất là

-Về Cấu trúc tài sản:

Trong cấu trúc tài sản của Công ty, tài sản ngắn hạn chiếm đa số trên 50%. Năm 2011 tỷ trọng TSNH trong tổng tài sản là 58,94%, năm 2012 là 64,14%, năm 2010 là 63,47% chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng tài sản của công ty. Kết cấu tài sản có tỷ trọng TSNH cao, phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra, công ty đã cải tạo, đầu tư thêm một số máy móc thiết bị nhằm hoàn chỉnh, đồng bộ hơn để phát huy tối đa năng suất và chất lượng sản phẩm, đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

Chính sách quản lý các khoản phải thu khách hàng chi tiết cho từng khách hàng cụ thể, điều này giúp cho Công ty biết được khách hàng nào có khả năng thanh toán tốt và có uy tín trong kinh doanh, giúp Công ty có những quyết định đúng đắn trong việc ký hợp đồng.

Tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng ngày càng tăng giúp cho công ty cải thiện được khả năng thanh toán của mình ngày càng tốt hơn, đáp ứng tốt hơn các khoản nợ đến hạn ngắn hạn.

-Về Cấu trúc Nguồn vốn:

Công ty đã có những thay đổi về cấu trúc tài chính trong năm 2013, dần dần lành mạnh hóa cấu trúc tài chính. Tỷ trọng của Vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn năm 2013 là cao, hệ số nợ có xu hướng giảm làm cho tính tự chủ về tài chính của Công ty ngày càng cao, mức phụ thuộc về tài chính của Công ty vào bên ngoài giảm đi.

Việc chiếm dụng vốn từ các nguồn nhà cung cấp, khách hàng, thuế có xu hướng tăng, góp phần làm giảm chi phí sử dụng vốn.

Doanh nghiệp có một Cấu trúc nguồn vốn rất tốt và an toàn với tỷ suất tự tài trợ tương đối cao năm 2013 là 52,23%. Đồng thời tỷ suất nợ giảm xuống nghĩa là tính tự chủ trong kinh doanh của công ty được nâng lên. Ngoài ra, tỷ suất NVTX cũng tăng trong năm 2013 là 55,96%. Doanh nghiệp ít bị phụ thuộc vào bên ngoài về mặt tài chính và áp lực thanh toán đối với công ty được giảm thiểu.

-Về Cân bằng tài chính:

Với những ưu điểm trong Cấu trúc tài sản và Cấu trúc nguồn vốn thì tình trạng Cân bằng tài chính của công ty rất khả quan. Từ năm 2011 đến 2013 công ty luôn đạt trạng thái cân bằng bền vững trong dài hạn với vốn lưu động ròng dương qua các năm, năm 2011 là 2.075.265 nghìn đồng, năm 2012 là 3.211.209 nghìn đồng, năm 2013 là 6.216.441 nghìn đồng. Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên dần tăng lên, không những đủ tài trợ cho tài sản cố định mà còn dôi ra một phần tài trợ cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Chính vì thế mà công ty đạt được cân bằng tài chính trong dài hạn. Trong nguồn vốn thường xuyên, nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng dần, nguồn vốn chủ sở hữu bổ sung từ các cổ đông và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh thu được. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên đặc biệt vào cuối năm 2013, làm tính tự chủ về tài trợ tài sản cố định nhờ đó được cải thiện.

3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

Ta thấy tổng tài sản (nguồn vốn) tăng lên trong năm 2012 nhưng trong năm 2013 lại giảm thể hiện quy mô sản xuất kinh doanh của công ty đang thu hẹp. Mặc

dù đã có nhiều nổ lực và cố gắng để thúc đẩy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng bên cạnh những điểm mạnh thì còn những điểm yếu chưa khắc phục được.

- Về Cấu trúc tài sản:

Cơ cấu tài sản phân bổ chưa hợp lý giữa các loại tài sản, cụ thể:

Hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, năm 2012 so với năm 2011 lại giảm nhưng sang năm 2013 lại có xu hướng tăng trở lại, cụ thể: năm 2011 HTK là 14.981.175 nghìn đồng sang năm 2012 giảm xuống còn 12.394.498 nghìn đồng nhưng sang năm 2013 lại tăng lên 14.162.440 nghìn đồng. Cho thấy Công ty đã tăng mức dự trữ, với mức tăng giảm hàng tồn kho qua các năm cho thấy một chính sách dự trữ hàng tồn kho không hiệu quả để nguyên vật liệu tồn đọng, sản phẩm không tiêu thụ được làm ứ đọng vốn của công ty và làm cho doanh thu của năm 2013 giảm đi đáng kể.

Trong Cấu trúc tài sản tỷ trọng các khoản thanh toán vẫn chiếm tỷ lệ rất ít. Tiền năm 2011 là 255.060 nghìn đồng, năm 2012 có tăng lên 7.856.623 nghìn đồng nhưng năm 2013 lại giảm xuống còn 2.237.075 nghìn đồng, trong khi đó đầu tư tài chính ngắn hạn luôn ở mức 0, chính điều này làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty ở mức thấp. Đó là một nguy cơ đối với công ty. Nguyên nhân là do công ty vẫn chưa có một cấu trúc tài chính hợp lí, lượng tiền mặt của công ty quá ít ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty doanh nghiệp khó có thể đáp ứng nhanh các khoản nợ ngắn hạn, đến hạn trong 1 khoảng thời gian ngắn đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có chính sách điều chỉnh lại nhằm có 1 cơ cấu tài chính tốt hơn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất với rủi ro mang lại là thấp nhất

Nợ phải thu có xu hướng biến động tăng giảm thất thường. cụ thể giảm trong năm 2012 nhưng sang năm 2013 lại tăng trở lại. năm 2011 là 3.534.849 nghìn đồng, năm 2012 giảm còn 2.307.597 nghìn đồng sang năm 2013 lại tăng lên 3.693.083 nghìn đồng. Đây là một tín hiệu đáng buồn nó thể hiện lượng vốn của công ty bị chiếm dụng quá nhiều. Điều này là không tốt nguyên nhân là do công ty vẫn chưa có chính sách thu hồi vốn một cách phù hợp làm cho lượng vốn bị chiếm dụng của công ty ở mức rất cao so với bình thường. 3 năm qua giá trị các khoản phải thu của công ty không ngừng tăng lên thể hiện sự yếu kém trong việc quản lí và thu hồi nợ

TSCĐ của công ty chưa được chú trọng đầu tư, làm tỷ trọng ngày càng giảm

xuống qua các năm, ta thấy: chi phí XDCB tăng qua các năm nên đã làm cho nguyên giá TSCĐ HH và TSCĐ VH tăng tuy nhiên nhưng mức trích khấu hao lại tăng cao hơn so với mức tăng của nguyên giá nên đã làm cho giá trị tài sản cố định giảm. Với đặc thù hoạt động kinh doanh của Công ty thì tài sản cố định của Công ty chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm, nhà xưởng và máy móc thiết bị. Trước tình hình này Công ty cần thay mới cây trồng, nâng cấp sửa chữa nhà xưởng và máy móc chế biến, để kéo dài tuổi thọ tăng nguyên giá, giảm chi phí khấu hao góp phần tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao.

- Về Cấu trúc nguồn vốn:

Công ty sử dụng rất nhiều nợ mà chủ yếu là nợ ngắn hạn nên rủi ro cao, công ty gặp áp lực trong thanh toán nợ ngắn hạn. Việc vay nợ ngân hàng của công ty ngày càng có xu hướng tăng, những đồng thời việc vay nợ là ta cũng phải trả với một mức chi phí ngày càng tăng. Mặc khác số tiền mà ngân hàng cho phép công ty nợ có thời hạn không phải là vô hạn. Do đó, nếu tình trạng vay nợ tiếp tục diễn ra ngày càng tăng thì đến lúc công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán hoặc phải đi vay với một lãi suất cao. Do đó, trong tương lai công ty cần phải có biện pháp để huy động nguồn vốn khác để đầu tư cho quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Về Cân bằng tài chính :

Nhu cầu vốn lưu động ròng tăng cao qua 3 năm làm cho ngân quỹ ròng liên tục âm khiến công ty mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn, do đó công ty phải vay ngắn hạn để tài trợ, làm cho áp lực thanh toán nợ ngắn hạn tăng và chi phí lãi vay cũng tăng. Vì vậy, công ty nên có chính sách tài trợ thiên về thu hút các nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản của mình góp phần tạo trạng thái cân bằng tài chính, hay nói cách khác công ty phải xác định cấu trúc nguồn vốn tối ưu cho mình.

Tình hình lợi nhuận trong những năm qua không mấy khả quan. Cụ thể: doanh thu năm 2011 là 56.714.591 nghìn đồng, năm 2012 doanh thu tăng lên 76.204.481 nghìn đồng nhưng sang năm 2013 thì doanh thu giảm xuống còn 64.995.500 nghìn đồng. Điều này chứng tỏ, việc kinh doanh chưa có hiệu quả nên trong những năm tới công ty phải có những biện pháp tăng doanh thu, giảm thiểu chi phí để mang lại lợi nhuận cao hơn, góp phần tăng hiệu quả tài chính của đơn vị.

Một phần của tài liệu phan tich cau truc tai chinh che bien ho (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w