Chênh lệch thu chi

Một phần của tài liệu phan tich cau truc tai chinh che bien ho (Trang 56 - 63)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CHÈ BIỂN HỒ

III. Chênh lệch thu chi

2.Tiền tồn cuối kỳ 3.Tiền tồn tối thiểu 4.Số tiền thừa

Đối với các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, nhàn rỗi ở đây chỉ mang tính tạm thời cho đến khi tiền được huy động vào kinh doanh. Tiền nhàn rỗi của công ty chủ yếu là gửi ngân hàng với lãi suất thường thấp, công ty chưa tìm kiếm được cơ hội đầu tư nào khác. Tuy nhiên, theo em công ty có thể sử dụng số tiền tạm thời nhàn rỗi này để kinh doanh như bán nhiên liệu như xăng, dầu và các loại vật liệu xây dựng ra bên ngoài dựa trên các lợi thế đã có sẵn của công ty. Như thế công ty vừa có thể tận dụng được số tiền tạm thời nhàn rỗi để đầu tư kinh doanh với mục đích sinh lời và có thể mở rộng quy mô vốn của công ty.

Kết quả đạt được nếu như Công ty thực hiện các giải pháp:

Công ty có thể kết hợp đồng thời các giải pháp hoặc chọn ra 1 giải pháp để thực hiện, nhưng dù là hình thức nào đi chăng nữa thì mục đích cuối cùng của doanh nghiệp vẫn là Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty >= 0.5 là tốt, tình hình thanh toán tương đối khả quan.

Knhanh = Tiền và các khoản tương đương tiền + ĐTTC ngắn hạn

Tổng nợ ngắn hạn

Giả sử với số liệu năm 2013 lượng tiền mặt tại quỹ là 2.237.075 nghìn đồng, Tổng nợ ngắn hạn của công ty là 14.086.117 nghìn đồng, thì hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 0,16 (2.237.075/14.086.117). Vậy để hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là >= 0,5 thì lượng tiền tối thiểu của công ty sẽ là 7.043.059 nghìn đồng (14.086.117 nghìn đồng *0,5). Như vậy so với con số cũ thì lượng tiền phải tăng 3,15 lần.

Công ty nên tăng cường thu hồi các khoản nợ của khách hàng cố gắng thu hết các khoản phải thu khách hàng 3.693.083 nghìn đồng. Khi có nhu cầu cấp bách công ty có thể bán gấp lượng hàng tồn kho (với giá rẻ hơn bình thường), với số liệu năm 2013 có thể bán đi 34%, (tức là 34%* 14.162.440 nghìn đồng = 4.805.984 nghìn đồng ), để thu được một lượng tiền cần thiết đáp ứng khả năng thanh toán khi cần. Công ty có thể sử dụng một phần vốn chủ sở hữu để tăng thêm lượng tiền doanh nghiệp khi cần thiết. Công ty nên sử dụng một phần lợi nhuận sau thuế để bổ sung lượng tiền khi cần thiết.

3.3.2. Giải pháp thứ hai: Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm.

• Lý do thực hiện giải pháp:

Công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới các quyết định liên quan đến việc dự trữ sản phẩm trong kho của doanh nghiệp. Nếu công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện tốt sẽ làm tăng tốc độ chu chuyển của hàng tồn kho cũng như khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp sẽ nhanh hơn. Một trong những chức năng của công ty là mua nguyên vật liệu chế biến tạo ra thành phẩm để bán ra, như vậy dự trữ tồn kho là giai đoạn quan trọng trong quá trình kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Mặc khác nhìn vào 3 năm qua ta thấy hàng tồn kho của Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, năm 2011 HTK chiếm 46,62%, năm 2012 giảm xuống còn 35,05% nhưng sang năm 2013 tỷ trọng lại tăng lên 44,28% so với tổng tài sản trong doanh nghiệp. Vì vậy Công ty cần có biện pháp để cải thiện tình hình này.

Công ty có thể đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm bằng một số phương pháp sau:

• Biện pháp thực hiện giải pháp

- Lựa chọn phương án kinh doanh hợp lý: Đó là các quyết định của ban lãnh đạo trong việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh nào? Kinh doanh như thế nào? Tại những thị trường nào? Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay thì các quyết định của ban lạnh đạo ảnh hưởng rất nhiều bởi những nhu cầu của thị trường và nắm bắt những thời cơ là những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy việc lựa chọn phương án kinh doanh ảnh hưởng lớn đến công tác quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Các phương án kinh doanh được đưa ra dựa trên việc tiếp cận thị trường, nghiên cứu và phân tích các nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó đưa ra các quyết đinh về mặt hàng kinh doanh, quy mô cũng như khối lượng sản phẩm để có kế hoạch tồn kho phù hợp.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ có ý nghĩa vụ cùng quan trọng đối với công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. Bên cạnh việc lựa chọn phương án kinh doanh hợp lý công ty cần đưa ra các biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ

Để có những nhận xét đúng về thị trường công ty cần có những chính sách nghiên cứu thị trường hợp lý. Hiện nay công tác marketing của công ty chưa thực sự được quan tâm và chú trọng, do đó việc tiếp cận và tìm hiểu sâu sắc thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh. Vì vậy công ty nên tổ chức riêng bộ phận marketing để chuyên trách công tác tìm hiểu thị trường. Trong đó đặc biệt quan trọng là thông tin về thị hiếu người tiêu dùng, thông tin về đối thủ cạnh tranh từ đó kịp thời đề ra phương án kinh doanh, chính sách dự trữ hàng tồn kho và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hợp lý.

Công ty có thể mở rộng thị trường bằng cách liên doanh, liên kết với các thành phần

kinh tế khác để khai thác các tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của đối tác nhằm mở rộng mạng lưới kinh doanh. Hiện nay công ty mới chỉ áp dụng phương pháp giao hàng cho các đơn vị kinh doanh để bán buôn. Trong kinh doanh thương mại công ty nên áp dụng nhiều phương pháp bán hàng phong phú để công ty có thể tiếp cận tốt hơn thị trường. Các phương thức bán công ty có thể áp dụng là bán theo đơn đặt hàng, bán thẳng không thông qua kho…

- Tăng cường các hoạt động quảng cáo: Hiện nay các công tác quảng bá các sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng còn khá hạn chế. Công ty nên đưa ra các chương trình quảng cáo nhằm quảng bá sản phẩm của công ty một cách sâu rộng tới người tiêu dùng.

Các phương thức quảng cáo mà công ty có thể áp dụng thông qua truyền hình, radio hay báo chí, thư chào hàng, giới thiệu sản phẩm trên internet…

- Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng: Đây là một biện pháp không kém phần quan trọng vì chất lượng phục vụ cũng quan trọng như chất lượng sản phẩm. Nó tạo ra tâm lý thoải mái cho khách hàng khi mua các sản phẩm của công ty. Biện pháp này được thực hiện tốt là một cách kéo khách hàng về phía công ty.

Kết quả đạt được nếu như Công ty thực hiện các giải pháp:

Với việc thực hiện các phương pháp trên giúp Công ty

- Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm để thực hiện tốt quản trị hàng tồn kho nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

- Công ty có thể tiết kiệm được chi phí liên quan đến tồn kho, đẩy mạnh doanh số bán ra, chủ động tìm kiếm khách hàng. Qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo thời gian quay vòng vốn sản phẩm nhanh.

- Thông qua các chương trình quảng cáo công ty có thể mở rộng hình ảnh của công ty đến với người tiêu dùng. Qua đó cũng làm tăng khả năng bán hàng của công ty. Vì vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

- Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng tạo niềm tin từ phía khách hàng, thu hút được nhiều đơn đặt hàng tăng nhanh khả năng tiêu thụ sản phẩm

3.3.3. Biện pháp thứ ba: Quản lý chặt chẽ khoản phải thu

• Lý do thực hiện biện pháp

Quản lý khoản phải thu là việc hết sức quan trọng, đó là bước trung gian để hoán chuyển khoản phải thu bằng tiền của công ty, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý vốn lưu động. Quản lý khoản phải thu tốt sẽ góp phần đáng kể vào việc sử dụng vốn hiệu quả.

Tại công ty khoản mục phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao, là vấn đề có liên quan đến việc tính toán cho số tiền dự trữ hoạt động sản xuất trong năm và hiệu quả quản lý

kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy cần phải có chính sách để đẩy nhanh việc thu nợ từ khách hàng tránh tình trạng nợ kéo dài. Qua phân tích về tình hình phải thu trong ba năm vừa rồi tuy có được cải thiện nhưng nợ phải thu vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, do đó ta cần có những chính sách để đẩy mạnh hơn nữa việc thu hồi nợ. Thời gian này công ty luôn phải đi vay vốn để trả nợ cho nhà cung cấp trong khi đó công ty lại đang có những khoản nợ đọng kéo dài mà chưa thu hồi được và những khoản nợ này thì công ty không cần phải trả lãi. Nếu như tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thì trong thời gian đến công ty chưa chắc thu hồi được hết các khoản nợ này.

• Nội dung thực hiện biện pháp:

Bảng 3.3: Bảng theo dõi tình hình công nợ khách hàng Tháng…năm…

Tên khách

hàng

Phát sinh nợ Phần thanh toán Theo dõi nợ quá hạn

Ngày chứng

từ

Hạn thanh

toán

Giá trị nợ

Ngày trả

Giá trị trả

Còn lại

Thời gian

quá hạn

Giá trị quá hạn

Thanh toán nợ quá

hạn Tổng

Kết quả đạt được nếu như Công ty thực hiện các giải pháp:

Thôngqua bảng báo cáo trên, ta có thể dễ dàng quan sát được khoản nợ nào đã trả, khoản nợ nào chưa trả, khoản nợ nào quá hạn và quá hạn bao nhiêu ngày. Từ đó công ty có thế căn cứ đế lập kế hoạch xử lý đối với các khoản nợ quá hạn như: gửi thông báo đến khách hàng, nhắc nhở khách hàng về các khoản nợ bằng các phương tiện thông tin, nếu các khoản nợ đó quá lớn thì có thể nhờ sự can thiệp của pháp luật.

Bên cạnh đó, khi ký kết hợp đồng giữa 2 bên cần phải quy định thời gian trả nợ, nếu sau thời gian quy định mà bên A chưa trả hết nợ thì ta sẽ tính một mức lãi suất hay còn gọi là tiền phạt do làm sai hợp đồng. Còn nếu bên A trả tiền trước hạn thì ta sẽ trích ra một khoản để thưởng (Vấn đề này được dùng để áp dụng cho các đơn đặt hàng tư nhân). Báo cáo này được lập và xử lý theo yêu cầu của nhà quản lý, vì vậy dựa vào nó công tác phân tích có thể tiến hành vào bất kỳ thời điểm nào mà không

phụ thuộc vào thời điểm quyết toán. Mặt khác để nâng cao hiệu quả trong công tác thu hồi nợ công ty có thể sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp. Vì thông qua hoạt động mang tính chuyên nghiệp và trải qua kinh nghiệm thì hiệu suất thu hồi nợ dần dần sẽ nâng cao trong khi chi phí thu hồi nợ có thể giảm.

3.3.4. Biện pháp thứ tư: Đầu tư thêm vốn vào TSCĐ

Lý do thực hiện biện pháp:

Qua phân tích cơ cấu tài sản, ta thấy TSCĐ của Công ty giảm trong 2 năm qua.

cho thấy Công ty ít đầu tư cho tài sản cố định, trong đó giá trị hao mòn chiếm gần 50% tổng TSCĐ phần nào thể hiện sự cũ kỹ của TSCĐ. Cụ thể: năm 2011 TSCĐ cảu Công ty là 13.019.896 nghìn đồng, năm 2012 TSCĐ giảm xuống còn 12.525.473 nghìn đồng, đến cuối năm 2013 TSCĐ của Công ty giảm mạnh còn 11.539.886 nghìn đồng. Cho thấy giá trị TSCĐ của Công ty đang có xu hướng giảm và Công ty cần có biện pháp để năng cao giá trị khoản mục này

Nội dung thực hiện biện pháp

- Tăng cường công tác quản lý sử dụng, bảo dưỡng, đổi mới công nghệ TSCĐ.

Mặc dù máy móc thiết bị của Công ty đã đổi mới nhưng cho đến nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn bộ công nghệ. Vì vậy để máy móc thiết bị mới đầu tư mang lại hiệu quả thì Công ty phải mua sắm đồng bộ tức là đầu tư đổi mới cả dây chuyền sản xuất trong cùng thời gian. Công ty phải không ngừng thực hiện việc chuyển giao công nghệ để cải tiến công nghệ đầu tư máy móc thiết bị hiện đại của nước ngoài, có như vậy các TSCĐ mới phát huy tác dụng nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao

- Hiện nay, do những nguyên nhân có thể là chủ quan chẳng hạn như bảo quản, sử dụng kém làm cho tài sản bị hư hỏng hoặc khách quan tạo ra như thay đổi nhiệm vụ sản xuất mà không cần dùng. Việc giữ nhiều TSCĐ không dùng đến sẽ dẫn đến vốn bị ứ động gây lãng phí trong doanh nghiệp tại đang rất cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, Công ty cần xác định nguyên nhân dẫn đến việc ứ động TSCĐ để cần nhanh chóng thanh lý những TSCĐ đã bị hư hỏng, đồng thời có kế hoạch điều phối TSCĐ không có nhiệm vụ sản xuất cho nơi khác sử dụng

- Tận dụng năng lực của TSCĐ trong Công ty, cần tránh trường hợp máy móc phải ngừng việc do thời gian sữa chữa máy móc quá lâu hoặc do thiếu nguyên vật liệu, thiếu công nhân có trình độ… làm ảnh hưởng đến việc tận dụng năng lực của máy móc. Khi muốn tăng năng suất, doanh nghiệp cần xem xét đã tận dụng hết công suất của máy móc hiện có chưa trước khi đưa ra quyết định mua sắm mới

TSCĐ

- Tiếp tục hoàn thiện quy chế quản lý tài chính kế toán về quản lý sử dụng TSCĐ, công tác lập kế hoạch khấu hao cần phải được tính toán chính xác và chặt chẽ hơn tránh việc thu hồi không đủ vốn đầu tư ban đầu. Công ty cần tiến hành đánh giá lại TSCĐ một cách thường xuyên và chính xác. Hiện nay do khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ làm cho các TSCĐ không tránh khỏi sự hao mòn vô hình. Đồng thời, với một cơ chế kinh tế thị trường như hiên nay giá cả thường xuyên biến động. điều này làm cho việc phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách kế toán bị sai lệch đi so với giá trị thực tế (nhất là hiện nay Công ty vẫn còn có một số máy móc thiết bị đã được đầu tư từ lâu)

Kết quả đạt được nếu như Công ty thực hiện các giải pháp:

- Tăng cường đổi mới công nghệ, quản lý sử dụng và bảo dưỡng TSCĐ giúp Công ty nắm chắc kỹ thuật và sức sản xuất của các TSCĐ hiện có. Từ đó có thể lên kế hoạch đầu tư, đổi mới TSCĐ cho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất trong tương lai, đảm bảo an toàn cho các TSCĐ trong Công ty và giảm chi phí quản lý TSCĐ

- Thanh lý, xử lý các TSCĐ không dùng đến giúp tránh việc ứ động vốn, thu hồi được phần nào vốn đầu tư bỏ ra, tạo điều kiện mua sắm những TSCĐ mới thay thế, năng cao năng lực sản xuất

- Tận dụng năng lực của TSCĐ trong Công ty giúp Công ty tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh như vậy mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của Công ty sẽ có thể thực hiện được, Công ty có thể sử dụng được tối đa công suất của máy móc thiết bị, tránh được những lãng phí không cần thiết

- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ giúp Công ty ghi chép chính xác TSCĐ, tạo điều kiện cho việc đánh giá năng lực sản xuất thực của các TSCĐ hiện có từ đó có những quyết định đầu tư đổi mới TSCĐ một cách đúng đắn và như vậy mới nâng cao được hiệu quả sử dụng TSCĐ

Đó là những đề xuất giải pháp quan trọng để cải thiện tình hình mất cân bằng tài chính, đảm bảo xây dựng cấu trúc tài chính lành mạnh cho Công ty. Trong thời gian tới, tùy vào từng điều kiện chủ quan, khách quan cụ thể mà công ty nên xem xét thực hiện để ổn định tình hình tài chính tốt hơn, nhằm tạo tiền đề để ổn định phát triển kinh doanh cho công ty.

Một phần của tài liệu phan tich cau truc tai chinh che bien ho (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w