Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với trẻ em mầm non

Một phần của tài liệu Công tác xã hội đối với trẻ em mầm non từ thực tiễn huyện Đông Anh Thành phố Hà Nội (Trang 33 - 37)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM MẦM NON

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với trẻ em mầm non

Bản thân công nhân lao động trong khu công nghiệp, do thời gian làm việc liên tục, kéo dài, tăng ca nên không thể dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc con nhỏ. Nhu cầu giữ trẻ thì lớn, lại thiếu trường, lớp học mầm non cho con công nhân lao động. Vì vậy, các lớp nhóm mầm non tư thục phát triển nhanh, trong đó nhiều lớp chưa được cấp phép, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ.

Ở địa bàn khu công nghiệp dân số cơ học tăng nhanh và luôn biến động do công nhân làm việc chủ yếu theo hợp đồng ngắn hạn, làm cho công tác dự báo số trẻ đến lớp, trường mầm non không được chính xác.

Do cha mẹ học sinh hầu hết là ở lứa tuổi còn trẻ, cuộc sống tự lập, xa nhà từ khi còn rất trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ, nên phó mặc việc dạy chăm sóc các cháu cho nhà trường.

1.3.2. Yếu tố thuộc về nhân viên xã hội

Công tác xã hội là một ngành khoa học, một nghề, một hoạt động xã hội đặc thù giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng nhằm ngăn chặn, khôi phục các chức năng bị suy thoái và giúp họ tự vươn lên giải quyết vấn đề đã và đang đặt ra của mình, từ đó giúp họ hòa nhập với cộng đồng xã hội.

Nhân viên CTXH là những người có kiến thức, kỹ năng. Họ là cầu nối giữa đối tượng với các nguồn lực hỗ trợ của xã hội và là người có trách nhiệm kết nối với việc làm của các phòng ban có liên hệ với đối tượng để có được sự thống nhất nhằm đạt hiệu quả tối đa nguồn lực hỗ trợ cho đối tượng. Chính vì thế

Nhân viên xã hội có vai trò rất to lớn trong hoạt động hướng nghiệp, giáo dục, kết nối nguồn lực cho đối tượng. Nhân viên CTXH còn cần có các kĩ năng ghi chép, hệ thống hóa, tư liệu hóa.

Khi làm việc với đối tượng trẻ em là học sinh mầm non, với gia đình học sinh NVCTXH phải hiểu được đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi. Khi trẻ em không được đáp ứng những nhu cầu cơ bản về chăm sóc và giáo dục, không được tiếp cận tốt với các dịch vụ chăm sóc, giáo dục, y tế...Chính vì vậy học sinh không có được những cơ hội tốt nhất để phát triển một cách toàn diện. Đặc biệt tại các KCN, KCX có thời gian đón trả trẻ không phù hợp với thời gian làm việc theo ca kíp của công nhân, chính vì vậy có nhiều bất cập... nên khi làm việc với trẻ, gia đình trẻ và cán bộ các Hội, NVCTXH phải nắm bắt được thực trạng, kết nối họ với các nguồn lực, đưa ra các giải pháp cụ thể để trẻ có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ tốt hơn. NVCTXH phải chính là cầu nối giữa trẻ em gia đình với lãnh đạo trong KCN, Hội đoàn thể địa phương, các nhà tài trợ.... để các em học sinh có nhiều cơ hội để phát triển toàn diện hơn. Đặc biệt khi trợ giúp các em học sinh, NVCTXH phải tìm hiểu rõ về hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, phải đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân tác động trực tiếp đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ em đặc biệt là ở gia đình cha mẹ là công nhân trong các khu công nghiệp.

Nhân viên CTXH phải là người có trình độ chuyên môn về CTXH, nghĩa là phải được đào tạo đúng chuyên ngành CTXH, có kỹ năng, kiến thức về CTXH. Khi làm việc với trẻ, phụ huynh trẻ, nhân viên CTXH phải nắm được các quy định cơ bản về Quyền trẻ em do pháp luật quy định nói chung, và quy định trong ngành giáo dục nói riêng. Qua đó biết được trẻ em mầm non có những quyền, hiểu được các các ảnh hưởng tiêu cực của việc chăm sóc và giáo dục không tốt đến sự phát triển hình thành nhân cách trẻ như thế nào …dựa vào những quy định đó để bảo vệ quyền lợi, biện hộ, kết nối với các dịch vụ để hỗ trợ tốt hơn cho đối tượng này.

1.3.3. Yếu tố nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ trẻ em mầm non

Có thể thấy, tại các địa bàn có khu công nghiệp, khu chế xuất, dân số cơ học tăng nhanh và luôn biến động do công nhân làm việc chủ yếu theo hợp đồng

ngắn hạn, làm cho công tác dự báo số trẻ đến trường/ lớp mầm non không chính xác. Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng trường lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông dân cư chưa được quan tâm đúng mức. Công tác quản lý các nhóm, lớp mầm non độc lập tư thục hiện nay ở một số địa phương còn bất cập, việc phối hợp giữa chính quyền địa phương, đoàn thể và ngành giáo dục chưa chặt chẽ, một số địa phương còn buông lỏng quản lý, chưa kịp thời phát hiện và xử lý các sai phạm tại các nhóm nhà trẻ độc lập tư thục.

Một số quy định của pháp luật trong lĩnh vực này chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế đặt ra khiến cho việc phát triển các trường mầm non gặp khó khăn, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP chỉ áp dụng đối với trường mầm non có quy mô từ 100 trẻ trở lên (theo Quyết định số1466/2008/QĐ-TTg), vì vậy trường mầm non quy mô dưới 100 trẻ và các nhóm, lớp mầm non tư thục chưa được hưởng đầy đủ các ưu đãi trong văn bản này.

1.3.4. Yếu tố ngân sách, kinh phí

Thời gian qua, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã quan tâm bố trí kinh phí thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tuy nhiên nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp này vẫn còn chưa đáp ứng được các mục tiêu bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Theo quy định chung các địa phương bố trí kinh phí hợp lý trong phạm vi ngân sách địa phương để đầu tư cho giáo dục mầm non.

Phấn đấu dành tối thiểu 10% tổng chi ngân sách nhà nước về giáo dục cho giáo dục mầm non; ưu tiên bố trí vốn xây dựng trường, lớp mầm non công lập ở các xã có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn ở các xã miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ quyết định. Ngoài ngân sách nhà nước còn có các nguồn thu khác:

- Nguồn thu học phí, đóng góp xây dựng trường theo quy định hiện hành.

- Các khoản tài trợ, viện trợ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Vốn góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng mới, cải tạo mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất.

- Vốn vay của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng với lãi suất ưu đãi.

- Các nguồn thu hợp pháp khác.

1.3.5. Yếu tố về mặt xã hội khác

Khu công nghiệp Thăng Long, Kim Chung – Đông Anh – Hà Nội, với hàng nghìn công nhân lao động, phần lớn những đối tượng này ở tuổi sinh con với hàng nghìn trẻ có nhu cầu vào trường mầm non mỗi năm. Mặc dù Uỷ ban nhân dân thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp để xây trường mầm non cho con công nhân như xây trường bằng nguồn vốn xã hội hóa, bằng ngân sách thành phố, các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng đã lên kế hoạch xây trường mầm non với các dự án được đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa, ngân sách của Thành phố chi thực hiện, nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của công nhân lao động.

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, những năm gần đây quy mô mạng lưới trường lớp trường mầm non tăng nhanh ở cả loại hình công lập và ngoài công lập. Tuy nhiên nhu cầu gửi trẻ là rất lớn thì quy mô trường lớp mầm non vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu gửi con của công nhân. Hầu hết công nhân phải gửi con ở các nhà trẻ tư nhân, hoặc các nhóm trẻ, cơ sở mầm non tư thục, trong khi điều kiện cơ sở vật chất ở những địa điểm này còn nhỏ lẻ, hạn chế, thường tận dụng nhà dân làm phòng giữ trẻ nên chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu sân chơi, không đảm bảo diện tích sinh hoạt cho trẻ. Tại một số nhóm lớp chưa được cấp phép, người trông giữ trẻ chưa có trình độ chuyên môn theo quy định, chưa có kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ. Ngoài ra, nhiều công nhân phải gửi con về quê cho người thân chăm nuôi, làm xa cách tình mẫu tử và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Cho đến nay, mới chỉ có một số ít địa phương cùng doanh nghiệp sử dụng đông lao động nữ quan tâm đến vấn đề trên theo mô hình: Địa phương bố trí đầu tư ngân sách hoặc địa phương bố trí đất, công đoàn cơ sở vận động doanh nghiệp xây dựng và quản lý nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân.

Tuy nhiên, nhà trẻ mẫu giáo được xây tại các khu công nghiệp hiện nay chỉ là "đốm sáng nhỏ" trên bức tranh nhà trẻ mẫu giáo trong KCN và so với

nhu cầu của công nhân cần gửi con trong độ tuổi mẫu giáo thì chưa thể đáp ứng được.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội đối với trẻ em mầm non từ thực tiễn huyện Đông Anh Thành phố Hà Nội (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)