Cơ sở pháp lý về công tác xã hội đối với trẻ em mầm non

Một phần của tài liệu Công tác xã hội đối với trẻ em mầm non từ thực tiễn huyện Đông Anh Thành phố Hà Nội (Trang 37 - 41)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM MẦM NON

1.4 Cơ sở pháp lý về công tác xã hội đối với trẻ em mầm non

* Luật Quốc tế về trẻ em

Ngày 20/11/1989, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã thông qua Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước này vào ngày 20/2/1990.

Công ước quốc tề về quyền trẻ em đã khẳng định trẻ em có “quyền được sống còn, quyền được bảo vệ” và “mọi hoạt động được thực hiện đều vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em”. Trẻ em luôn cần được bảo vệ, che chở tránh khỏi những nguy hiểm xung quanh.

Điều 3: “Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng những tổ chức, cơ quan và phương tiện phụ trách việc chăm sóc hoặc bảo vệ trẻ em tuân thủ những tiêu chuẩn do các nhà chức trách có thẩm quyền quy định, đặc biệt trong các lĩnh vực an toàn, sức khoẻ”.

Điều 19: “Các Quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp pháp chế, hành chính, xã hội và giáo dục thích hợp để bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể xác hoặc tinh thần, gây tổn thương hay xúc phạm, bỏ mặc hoặc xao nhãng trong việc chăm sóc, ngược đãi hoặc bóc lột, kể cả sự xâm phạm về tình dục”.

Điều 24: “Các Quốc gia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em được hưởng mức độ cao nhất có thể đạt được về sức khỏe và các phương tiện chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ”.

Điều 26: “Các Quốc gia thành viên thừa nhận tất cả trẻ em đều được quyền hưởng an toàn xã hội”.

Điều 32: “Các Quốc gia thành viên công nhận quyền của TE được bảo vệ không bị bóc lột về kinh tế và làm bất kỳ công việc gì có thể nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến việc học hành của trẻ em, hoặc có hại đối với sức khoẻ hay sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức hay xã hội của trẻ em”.

Những điều khoản nói trên, cùng với những quy định có liên quan khác của công ước đã khẳng định trẻ em luôn cần được bảo vệ về thể xác và tinh thần, các em có quyền hưởng một cuộc sống an toàn, có môi trường phát triển toàn diện.

* Luật pháp Việt Nam

Hiến pháp năm 2013 (Khoản 1 Điều 37 quy định “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”).

Luật Trẻ em, được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 05/4/2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2017, thay thế Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Luật Trẻ em năm 2016 có 07 chương, 106 điều. được qui định từ điều 42 đến điều 46 bao gồm các quy định có tính nguyên tắc, tổng quát về chính sách của nhà nước nhằm bảo đảm về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, làm cơ sở cho hoạch định chính sách bảo đảm thực hiện các nhóm quyền và phát triển của trẻ em.

Về bảo đảm chăm sóc, Luật trẻ em năm 2016 quy định mang tính nguyên tắc về các biện pháp cơ bản nhằm bảo đảm sự bình đẳng trong cơ hội tiếp cận với chăm sóc, giáo dục sức khỏe. Trong đó có quy định chính sách đối với trẻ trong giai đoạn đầu đời (thông qua thực hiện các biện pháp chăm sóc bà mẹ mang thai), chăm sóc sức khỏe ban đầu, đặc biệt chăm sóc trẻ em dưới 36 tháng tuổi; vấn đề phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với độ tuổi theo quy định của pháp luật; xóa bỏ phong tục, tập quán có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em; (ưu tiên đối với các vùng khó khăn, miền núi, các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt), để trẻ em được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh và điều kiện vệ sinh cơ bản. Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế phù hợp với độ tuổi, (điều 43).

Các văn bản dưới luật

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng, kiện toàn hệ thống pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Một số văn bản chính sách quan trọng đã được ban hành như Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 05-11-2012, của Bộ

Chính trị về “Tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”; các chương trình, chính sách đã được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt như Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020;

Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015; Kế hoạch triển khai thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc; Chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh; Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2013 - 2015; Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014 - 2020.

Tuy nhiên, hệ thống luật pháp, chính sách về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hiện nay còn chưa tập trung, thiếu đồng bộ. Cơ chế, chính sách trợ giúp trẻ em vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, trong đó mới chú ý đến trợ giúp, hòa nhập mà chưa chú trọng việc phòng ngừa, can thiệp và phát triển.

1.4.2. Cơ sở pháp lý về công tác xã hội đối với trẻ em mầm non

Công tác xã hội trong học đường, được hiểu là những dịch vụ công tác xã hội được cung cấp trong lĩnh vực giáo dục bởi những nhân viên công tác xã hội được cấp giấy phép và chứng chỉ. Chuyên nghành công tác xã hội này được định hướng giúp đỡ học sinh tạo ra những thay đổi tích cực, điều phối và tăng cường những nỗ lực của nhà trường, gia đình và cộng đồng để đạt được mục tiêu này.

Thông tư 08/2010/BLĐTBXH ngày 8/1/2010 quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội trong đó quy định tiêu chuẩn của nhân viên công tác xã hội đối với trẻ em.

Quyết định 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020, với mục tiêu Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.

Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT/BLĐTBXH-BNV ngày 10/6/2013 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm

cung cấp dịch vụ công tác xã hội công lập: quy định đối tượng phục vụ của trung tâm trong đó có trẻ em, cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội để giúp đối tượng phát triển khả năng tự giải quyết vấn đề, bao gồm cả giáo dục kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng sống cho trẻ em.

Quyết định của bộ giáo dục và đào tạo số 327/QĐ-BGDĐT ban hành kế hoạch phát triển nghề công tác xã hội trong ngành giáo dục giai đoạn 2017 – 2020. Mục tiêu chung Phát triển công tác xã hội (CTXH) trong ngành Giáo dục nhằm từng bước hình thành và phát triển hệ thống dịch vụ CTXH chuyên nghiệp trong tất cả các nhà trường trên toàn quốc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho các ngành sử dụng nhân viên CTXH chuyên nghiệp.

Kết luận chương 1

Nghiên cứu chuyên biệt trong lĩnh vực trẻ em cho thấy sự quan tâm lớn của nhiều nhà nghiên cứu về vấn đề trẻ em nói chung và trẻ em mầm non nói riêng. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về CTXH với với trẻ em mầm non trong khu công nghiệp.

Hoạt động CTXH đối với trẻ em mầm non trong khu công nghiệp là một lĩnh vực nghề nghiệp còn mới mẻ và có những nét đặc thù riêng của ngành nghề.

Hoạt động có một số đặc điểm cơ bản như nguyên tắc hành động, mục đích nghề nghiệp, vai trò NVXH, các kỹ năng cần thiết thể tiếp cận và làm việc với trẻ em và cộng đồng.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục và chăm sóc trẻ em mầm non, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan: Nhận thức của gia đình và cộng đồng, ngân sách & kinh phí.

Việc nghiên cứu hoạt động CTXH đối với trẻ em mầm non sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các chính sách vĩ mô đối với trẻ em mầm non hiện nay ở Việt Nam, ngoài ra cũng làm rõ bản chất CTXH nói chung và CTXH đối với trẻ em mầm non nói riêng, từ đó áp dụng vào thực tiễn công tác chăm sóc và giáo dục hiện nay trong các KCN.

Chương 2

Một phần của tài liệu Công tác xã hội đối với trẻ em mầm non từ thực tiễn huyện Đông Anh Thành phố Hà Nội (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)