Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM MẦM
2.2. Thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với trẻ em mầm non
Tác giả nghiên cứu trên bốn nội dung CTXH đối với trẻ em mầm non: Hoạt động truyền thông về công tác bảo vệ trẻ em, hỗ trợ tiếp cận giáo dục & y tế, hoạt động tư vấn hỗ trợ xã hội cho gia đình, thực trạng kết nối nguồn lực và dịch vụ trợ giúp.
2.2.1. Thực trạng hoạt động truyền thông về công tác bảo vệ trẻ em
Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước. Làm tốt công tác này là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Nhằm nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ hiểu về các chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước đối với công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho tất cả trẻ em sống tại cộng đồng. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực. Đặc biệt đối với trẻ em trong các khu công nghiệp hoạt động truyển thông nâng cao nhận thức cho phụ huynh, cộng đồng và cán bộ là một trong hoạt động vô cùng quan trọng.
Khi hỏi về vấn đề này có 91% số người cho rằng có hoạt động truyền thông tại cộng đồng về công tác bảo vệ trẻ em. 9% còn lại là không/không biết. Nguyên nhân do cha mẹ trẻ phải làm theo ca, việc truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng lệch với thời gian ở nhà, nên cha mẹ học sinh không nắm bắt được thông tin cũng như nội dung tuyên truyền. Có thể nói số lượng người trả lời cho rằng không hoặc không biết có hay không nội dung liên quan đến hoạt động truyền thông công tác bảo vệ trẻ em tương đối nhiều. Đây là một trong những hạn chế trong việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng.
Khi hỏi về các nội dung truyền thông trên địa bàn nghiên cứu cho thấy:
Bảng 2.1 : Nội dung truyền thông
Nội dung truyền thông
Có Không Tổng
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng Tỷ lệ % Số lượng
Tỷ lệ
%
Tiêm chủng 80 87,9 11 12,1 91 100
Dinh dưỡng 88 96,7 3 3,3 91 100 Kỹ năng chăm sóc, giáo
dục 90 98,9 1 1,1
91 100 Phòng ngừa tai nạn thương
tích 89 97,8 2 2,2
91 100
Nội dung khác 60 65,9 31 34,1 91 100
Có rất nhiều thông tin tuyên truyền liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Có 98,9% số người được hỏi cho rằng có nghe đến nội dung này, có 97,8% số người biết đến nội dung liên quan đến tai nạn thương tích qua truyền thông, còn kiến thức dinh dưỡng và tiêm chủng lần lượt là 96,7% và 87,9%, các nội dung khác như: giải trí, các chương trình thiếu nhi…65,9%. Có thể nói các nội dung truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng liên quan tới việc chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em hiện nay vừa phong phú về cả nội dung và hình thức truyền nên việc tiếp nhận các thông tin đối với bố mẹ, gia đình chăm sóc trẻ tương đối dễ dàng.
Hình thức tuyền thông có vai trò vô cùng quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp cận thông tin truyền thông của các bậc cha mẹ. Đối với với cha mẹ là công nhân, các hình thức truyền thông đơn giản, nội dung ngắn gọn sẽ là hình thức mang lai hiệu quả cao nhất. Qua tìm hiểu cho thấy:
Biểu đồ 2.1: Hình thức truyền thông
Có 93,4% số người trả lời các thu nhận thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng, 86,8% tiếp nhận thông tin qua các buổi họp phụ huynh, tập huấn, 51,6% qua tờ rơi, pano, chỉ có 17,6% thông qua cán bộ xã hội. Như vậy, cha mẹ trẻ tiếp nhận các thông tin liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ em phần lớn qua các phương tiện thông tin đại chúng, việc tiếp nhận thông tin qua các cuộc họp phụ huynh/tập huấn tuy có cao nhưng chưa mang lại hiệu quả như mong muốn vì các buổi tập huấn, cuộc họp không diễn ra một cách thường xuyên, hơn nữa khối lượng thông tin truyền đạt không nhiều. Ngược lại hình thức truyền thông trực tiếp bởi cán bộ xã hội tuy đem lại hiệu quả cao, nhưng số lượng người được tiếp cận với phương pháp truyền thông này không nhiều.
Nội dung của truyền thông được chuyển tải qua nhiều hình thức khác nhau Mỗi thời điểm khác nhau có các nội dung khác nhau. Qua khảo sát cho thấy các nội dung truyền thông đã bám chặt vào các chủ đề liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2.2.2. Thực trạng hỗ trợ tiếp cận giáo dục, y tế cho trẻ mầm non 2.2.2.1 Thực trạng hỗ trợ tiếp cận giáo dục
Có thể nói công tác hỗ trợ cho trẻ mầm non hiện nay là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng trong việc tạo ra môi trường học tập và phát triển cho trẻ
trong các nhà trường. Ngoài các chế độ, chính sách chung của cả nước, mỗi nơi còn có hoạt động hỗ trợ riêng tùy vào hoàn cảnh và đặc điểm vùng miền. Đối với các khu công nghiệp thuộc Đông Anh, ngoài chính sách hỗ trợ chung của nhà nước đối với các trường công lập, còn có một số hỗ trợ từ phía lãnh đạo khu công nghiệp cho con em công nhân lao động.
Bảng 2.2: Hoạt động hỗ trợ tiếp cận giáo dục
Hoạt động hỗ trợ Có Không Tổng
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Hỗ trợ bữa ăn trưa 85 85 15 15 100 100
Đổi mới phương pháp giáo dục
98 98 2 2 100 100
Hỗ trợ trang thiết bị dạy học
78 78 22 22 100 100
Kinh phí/học phí 31 31 69 69 100 100
Kỹ năng chăm sóc/giáo dục
70 70 30 30 100 100
Hỗ trợ khác 10 10 90 90 100 100
Có nhiều hoạt động hỗ trợ khác nhau, bao gồm cả hỗ trợ vật chất & hỗ trợ tinh thần cho trẻ mầm non từ các nguồn khác nhau: nhà nước, khu công nghiệp, các nhà hảo tâm...
Hỗ trợ trong việc đổi mới phương pháp giáo dục: Đây là hoạt động quan trọng hàng đầu trong các nhà trường, đặc biệt là trong các trường mầm non. Các nhà trường luôn luôn thay đổi phương pháp giáo dục để phù hợp với tình hình mới. Qua khảo sát có 98% gia đình trẻ nhận được điều này.
“Tôi không có nhiều thời gian dạy dỗ các con. Tất cả kiến thức các con có được hầu hết do các thày cô giáo truyền đạt. Tối về thường hỏi han, các con kể lại trên lớp hôm nay ăn gì, học gì, cô nào dạy...tôi cảm nhận phương pháp giảng dạy giờ hiện đại hơn nhiều, thay đổi hơn nhiều. Ngay cả cách liên lạc giữa nhà trường và
gia đình hiện nay cũng thay đổi. Chính vì vậy, tôi có thể nắm bắt kịp thời tình hình con mình ra sao”
(Trích: PVS chị Nguyễn Thị L... công nhân, 38 tuổi) Hỗ trợ bữa ăn trưa: Có 85% số người trả lời biết đến hoặc con em mình đang được hưởng chính sách tại trường mầm non. Tuy nhiên, số trẻ em được hưởng chính sách hỗ trợ này chủ yếu các gia đình có con em đang theo học tại các trường công lập, còn các trường dân lập, tư thục thì gia đình vẫn phải đóng góp hàng tháng theo quy định riêng của từng trường.
“ Trong trường hiện nay, trẻ mầm non được hưởng chế độ theo quy định ngày 11/3/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non theo quy định tại Quyết định số:60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định, mỗi cháu được trợ cấp 120.000đ/tháng cho bữa trưa” .
(Trích: PVS cô N.T.H – quản lý trường MN) Hỗ trợ trang thiết bị trường học: có 78% gia đình cho biết tại trường con em mình đang theo học có hoạt động này. Tùy vào điều kiện cơ sở vật chất của mỗi trường, các trang thiết bị giáo dục được mua mới sẽ là bàn ghế, tủ đựng đồ dùng hay giường ngủ, hay các thiết bị vui chơi trong nhà, ngoài trời...Tuy nhiên, các hoạt động hỗ trợ này không được thường xuyên, hầu hết các trường mầm non con em công nhân đang học, theo đánh giá chủ quan của cha mẹ cơ sở vật chất vẫn đang thiếu, chưa đáp ứng được tình hình thực tế.
Kỹ năng chăm sóc & giáo dục: Có 70% người trả lời nhận được hoạt động hỗ trợ này. Hình thức truyền đạt chủ yếu qua các cuộc họp phụ huynh, qua các lần dặn dò giữa giáo viên và phụ huynh trẻ khi cha mẹ đến đón học sinh hoặc thông qua quyển số liên lạc giữa gia đình và nhà trường. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng mềm, giúp các em có cơ hội làm quen với việc giao tiếp và ứng xử.
Có thể nói các hoạt động hỗ trợ tạo ra môi trường học tập hoàn thiện cho trẻ em mầm non, hoạt động hỗ trợ càng phong phú bao nhiêu thì trẻ càng có nhiều cơ
hội phát triển bấy nhiêu. Tuy nhiên trên địa bàn khảo sát mặc dù đã có những hoạt động hỗ trợ, nhưng chưa nhiều, chưa đáp ứng được tình hình thực tế.
2.2.2.2 Thực trạng hỗ trợ tiếp cận y tế
Trường học cần có một môi trường an toàn – trẻ sống ,vui chơi mà không có các nguy cơ xảy ra tai nạn, nơi đó trẻ khoẻ mạnh , sức đề kháng cao giúp trẻ phòng tránh được mọi bệnh tật.
Có 85% số người trả lời cho rằng hiện nay trong tất cả trường mầm non dân lập hay tư thục đều có hoạt động hỗ trợ trong lĩnh vực này. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa các trường. Ở các trường công lập có riêng bộ phận y tế, nhân viên y tế trường học theo dõi sức khỏe cho trẻ, hàng tháng có bảng theo dõi chiều cao và cân nặng, định kỳ kiểm tra sức khỏe cho trẻ. Tại các trường tư thục nhỏ hầu hết chỉ có quyển số theo dõi chiều cao và cân nặng của trẻ, không có cán bộ y tế chuyên trách.
Khi trẻ có bất thường về sức khỏe, cán bộ nhà trường thường báo cho gia đình biết, kết hợp với gia đình.
Hỗ trợ trong lĩnh vực y tế là hoạt động quan trọng trong toàn bộ quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ trong các nhà trường nói chung và các trường mầm non nói riêng. Các hoạt động trong lĩnh vực y tế bao gồm: Khám chữa bệnh ban đầu cho trẻ; phát hiện và phòng trị những bệnh học đường như tiêu hóa, cận thị, cong vẹo cột sống...Kết quả điều tra cho thấy:
Bảng 2.3: Hoạt động hỗ trợ trong Y tế Hỗ trợ trong Y tế
Có Không Tổng
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng
Tỷ lệ
% Có phòng y tế trong trường học 72 84,7 13 15,3 85 100
Cấp phát BHYT 75 88,2 10 11,8 85 100
Sổ theo dõi sức khỏe 80 94,1 5 5,9 85 100
Tư vấn phụ huynh về dinh
dưỡng, khám/chữa bệnh 82 96,5 3 3,5 85 100
Hỗ trợ khác 54 63,5 29 36,5 85 100
Có 72% trả lời trong các trường mầm non con em mình đang học có phòng y tế/cán bộ y tế trong trường. Nhiệm vụ theo dõi và chăm sóc trẻ, chẩn đoán và sơ cứu ban đầu đối với các bệnh nhẹ, kết hợp với nhà trường và cha mẹ trẻ trong các trường hợp bệnh nặng khẩn cấp. Ngoài ra bộ phận y tế còn là đơn vị đưa ra kế hoạch phòng ngừa bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm.
Có 88,2% số người trả lời con em họ được cấp phát thẻ BHYT, 11,8% còn lại họ cho rằng không được miễn phí hoặc không biết. Tìm hiểu thực tế được biết tất cả trẻ em dưới 6 tuổi đều được cấp BHYT miễn phí, được khám/chữa bệnh miễn phí. Có thể nói đây cũng là một hoạt động hỗ trợ vô cùng quan trọng, giúp cha mẹ trẻ giảm bớt được gánh nặng về viện phí khi không may gặp rủi ro.
“Tất cả các cháu dưới 6 tuổi thì ngân sách nhà nước cấp thẻ theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 . Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với trẻ em dưới 6 tuổi khi đi đúng tuyến sẽ là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng. Phạm vi được hưởng ở đây là phần chi phí khám, chữa bệnh khi đi đúng tuyến; thuốc và các chi phí điều trị nằm trong danh mục của bộ y tế quy định. Vì vậy, trẻ em dưới 6 tuổi chỉ được chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh nếu đi khám đúng tuyến còn trường hợp đi khám chữa bệnh không đúng tuyến thì chỉ được chi trả mức phần trăm thấp hơn”
(Trích: PVS cô N.T.H – quản lý trường Mầm Non)
Có 96.5% cha mẹ trẻ cho rằng, thường xuyên nhận được sự tư vấn từ phía giáo viên và nhà trường về vấn đề dinh dưỡng. Việc bảo đảm cho các con được an toàn, khỏe mạnh là rất quan trọng. Đồng thời chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng, cân đối các chất, đủ vitamin và khoáng chất cũng rất cần thiết để trẻ phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần. Do đó phải hướng dẫn cho các lớp lồng ghép vào chương trình giáo dục trẻ và tuyên truyền với phụ huynh trẻ nội dung việc chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng. Tư vấn cho phụ huynh về cách lựa chọn thực phẩm, lên thực đơn phù hợp với trẻ – đảm bảo cân đối, đủ chất, đủ lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đối với cha mẹ trẻ là công nhân trong các khu công nghiệp, hầu hết ở độ tuổi còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi dưỡng con cái, hơn nữa quỹ thời
gian dành cho gia đình không có nhiều nên việc tư vấn những nội dung liên quan đến dinh dưỡng và phòng bệnh càng trở lên quan trọng hơn.
“Bệnh dịch có ảnh hưởng lớn đến tính mạng con người và cả cộng đồng, đặc biệt là trẻ em sức đề kháng còn rất yếu nên dễ mắc. Trong trường học số người tập trung đông, nhiều thành phần phức tạp do đó việc tuyên truyền giáo dục ý thức phòng bệnh là cần thiết. Đặc biệt là với phụ huynh học sinh, hàng tháng chúng tôi có các bảng tuyên truyền ở lớp, ở những nơi mọi người hay qua lại trong trường, hoặc trao đổi trực tiếp với phụ huynh”
(Trích: PVS cô N T. H – Quản lý trường Mầm Non) Có tới 94,1% số cha mẹ cho rằng có sổ theo dõi sức khỏe của học sinh. Có quyển sổ này cha mẹ có thể nắm bắt tình hình sức khỏe của con mình hàng ngày. Sổ theo dõi sức khỏe có vai trò quan trọng, thể hiện sự quan tâm của nhà trường đối với trẻ, tăng thêm niềm tin giữa gia đình trẻ với nhà trường.
Hoạt động hỗ trợ trong lĩnh vực y tế tại các trường mầm non được các nhà trường ngày càng quan tâm hơn, trẻ được chăm sóc tốt hơn, các bệnh truyền nhiễm được ngăn ngừa và đẩy lùi. Tuy nhiên, có một số phụ huynh cho rằng tại các điểm trường con của họ đang theo học hoạt động hỗ trợ trong lĩnh vực y tế chưa được kịp thời, chưa được chu đáo. Trong thời gian tới để công tác chăm sóc và giáo dục trẻ được tốt hơn tại các trường mầm non trên địa bàn khảo sát, cần có sự phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ để cùng thực hiện tốt những nội dung phòng bệnh ở gia đình góp phần nâng cao hiệu quả của những biện pháp đã thực hiện ở trường.
2.2.3. Thực trạng hoạt động tư vấn hỗ trợ xã hội cho gia đình trẻ mầm non Như đã nói ở trên, hoạt động tham vấn góp phần định hướng và hoàn thiện các hoạt động hỗ trợ xã hội đối với trẻ em. Cán bộ làm công tác xã hội khảo sát nhu cầu của trẻ, đặc biệt những gia đình có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, xây dựng kế hoạch can thiệp, huy động nguồn lực trợ giúp từ các chương trình an sinh xã hội của thành phố. Những trường hợp cần huy động sự trợ giúp của các ngành liên quan như Tư pháp, Công an, Phụ nữ, … các ban ngành đoành thể, cán bộ trẻ em tổng hợp, báo cáo lên các cơ quan chức năng cho ý kiến chỉ đạo các bộ phận liên quan
phối hợp thực hiện. Các nội dung tư vấn được xem xét cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
2.2.3.1 Thực trạng hoạt động tư vấn
Ở độ tuổi còn trẻ, cha mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, hơn nữa đa số cha mẹ trẻ là công nhân trong khu công nghiệp, điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy đa số trẻ chưa có được môi trường chăm sóc và giáo dục tốt. Hoạt động tư vấn của cán bộ xã hội chuyên trách, xác định nhu cầu lên kế hoạch trợ giúp là hoạt động quan trọng. Tìm hiểu thực tế cho thấy:
Biểu đồ 2.2: Thực trạng hoạt động tư vấn hỗ trợ xã hội
Khảo sát có hay không có các hoạt động tư vấn xã hội trợ giúp cho gia đình học sinh, chỉ có 12,4% số người trả lời là có và 77,1% không có, 11,4% còn lại trả lời không biết. Có thể nói hoạt động tư vấn, tham vấn của cán bộ xã hội đối với gia đình trẻ còn thiếu vắng, gia đình nhận được sư tư vấn của cán bộ xã hội còn rất ít, có nhiều cha mẹ không biết cán bộ xã hội là ai? Vai trò của họ như thế nào đối với gia đình trẻ và trẻ?
“Gia đình em có 1 cháu lên 5 tuổi, cháu có dấu hiệu bị tự kỷ, hai vợ chồng thuê nhà trên này, đi làm suốt. Con gửi ở trường, quê em ở tận Bắc Giang. Nói chung điều kiện còn khó khăn, không có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi dạy