Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại địa bàn

Một phần của tài liệu Công tác xã hội cá nhân đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình từ thực tiễn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (Trang 31 - 39)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ YÊN BÁI

2.1. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại địa bàn

Những hành vi như đá, đấm, tát... tác động trực tiếp đến sức khỏe nạn nhân.

Kiểu hành vi này hay xảy ra khi hai bên chênh lệch về sức mạnh thể chất . Những hành động này thường gây nên sự đau đớn về thể xác và cả tinh thần, nó thường để lại dấu vết trên cơ thể nạn nhân và đó là những bằng chứng vi phạm pháp luật và dễ bị phát hiện, người gây ra bạo lực thể xác có thể bị xử lý bởi pháp luật. Một số ví dụ sau có thể cho ta hình dung được bạo lực thể xác đang diễn ra hàng ngày trong cuộc sống như thế nào.

N.T.L ở phường Yên Ninh: "Tôi tưởng cánh tay của chồng tôi chỉ dùng để chăm sóc con cái và nắm tay tôi vượt qua khó khăn. Nhưng không, cánh tay ấy thường tát bật máu mồm tôi, thậm chí tát tôi cả những lúc tôi đang ngồi cho con bú.

Khi con ốm đau, sốt cao co giật, tôi một mình bế con chạy đến bệnh viện, còn chồng tôi vẫn nằm ngủ...".

Chị P.M.N có câu chuyện về "Những mảnh vỡ": "Những mảnh bát đĩa, ấm chén này chỉ là một phần tôi gom lại khi chồng tôi đã nhiều lần ném tôi rồi bị vỡ.

Trong những bữa ăn vì những lời nọ, lời kia, khi anh đuối lý hơn không làm gì được, anh ta chỉ biết lấy bát, đĩa ném vào mặt tôi”.

Nỗi đau của chị Y.N sống trong bạo lực gia đình mới thật khủng khiếp: "Khi tôi đã tâm sự và nói ra những lời tâm sự này, thì cuộc đời của tôi đã là chặng đường dài 22 năm đầy bạo lực và nước mắt. Nếu như để mà kể hết và nói ra những trận đòn của chồng tôi đánh tôi thì không thể đếm hết được. Tôi nhớ nhất lần anh ấy lấy búa để đập tôi, may mà có bố mẹ chồng chạy sang kịp, chứ không giờ này chắc tôi không còn sống để viết lên những lời tâm sự đầy nước mắt và máu...".

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực từ ngày 1.7.2008, nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều phụ nữ đang phải chịu đựng những nỗi đau do chồng, gia

đình chồng hành hạ. Họ bị đẩy vào tình cảnh khốn khổ, hoàn toàn bị cô lập. Nhiều trường hợp bị đánh đập dã man, tính mạng bị đe doạ cần đến sự giúp đỡ của chính quyền, thì nhiều cơ quan chức năng vẫn cho là chuyện riêng của mỗi gia đình, không quan tâm, giải quyết.

Chị Thuý - cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên (CSAGA), người trực tiếp nhận các cuộc điện thoại kêu cứu của những phụ nữ bị BLGĐ - kể: Một chị ở xã Minh Bảo bị chồng đánh rất dã man, đã cầu cứu chúng tôi; để giúp chị, chúng tôi đã gọi điện đến công an xã, song nhận được câu trả lời là: "Việc của gia đình ấy không giải quyết được, không có trách nhiệm giải quyết!”

2.1.2. Bạo lực tình dục

Tình dục là dựa trên sự đồng thuận, tôn trọng lẫn nhau, đảm bảo an toàn cho nhau, không cưỡng bức, không bạo lực. Vì thế mà bất cứ hành vi quan hệ nào nằm ngoài những điều này đều dược gọi là bạo lực.

Trong quan niệm của nhiều người, chỉ những trường hợp bị thương tích nặng, bị đánh đập, bị ép quan hệ cho đến khi kiệt sức mà chết... mới được xem là hành vi bạo lực. Thực tế là có nhiều phụ nữ khi được hỏi cho biết mình không hề có khoái cảm khi quan hệ mà việc ân ái chỉ là "phục vụ" chồng. Họ không hề biết rằng đây cũng được xem là hành vi bạo lực tình dục.

Về vấn đề này, bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và trẻ em cũng cho biết, việc nhiều chị em chấp nhận hành vi bạo lực còn là do quan niệm phong kiến vẫn còn ăn sâu trong tâm trí. Đó là quan niệm chồng là chủ gia đình, có quyền trong chuyện tình dục và phụ nữ thường bị động. Vì thế nam giới thường cho mình cái quyền được đòi hỏi quan hệ với vợ theo nhu cầu của mình, không quan tâm đến cảm xúc, sức khỏe của vợ.

Bên cạnh đó phụ nữ gặp khó khăn hơn khi tiết lộ những trải nghiệm bạo lực tình dục so với những trải nghiệm bạo lực thể xác. Tương tự như vậy việc nói về bạo lực tình dục trong hôn nhân được xem như một chủ đề không phù hợp.

Trường hợp của chị Hà (26 tuổi, TP Yên Bái) là một điển hình. Chồng chị vốn bị bệnh tim và hen, quanh năm phải uống thuốc nên rất yếu, vì thế việc quan hệ với vợ cũng không mấy khi thành công. Mỗi lần như thế, chị lại là người hứng chịu sự tức giận của chồng: đánh vào mặt, thậm chí vào cả bộ phận sinh dục, có lần còn đá văng chị ra khỏi giường. Mỗi lần "bại trận", anh ta lại đổ tất cả mọi tội lỗi lên đầu vợ vì không kích thích được mình.

Chị NTL đã chia sẻ trường hợp của mình: “Bọn chị đi gặt phải 1 tuần mới xong, mà trong 1 tuần ngày nào anh cũng đòi hỏi, hôm nay không được thì mai anh lại đòi, liên tục như vậy. Thôi thì mình phải nhắm mắt mà chiều anh ấy vì là vợ chồng rồi. Đấy mình biết tính chồng mình, không đáp ứng mà ngày mai vẫn vui vẻ thì có khả năng mình vẫn từ chối được, nhưng hôm nay mình không đáp ứng được mà ngày mai công việc đình trệ hoặc là ăn uống không vui vẻ thì tốt nhất là ta cứ làm cho nó xong”.

2.1.3. Bạo lực tinh thần

Chửi bới, mắng nhiếc, im lặng không nói chuyện trong thời gian dài... được coi là bạo lực tinh thần.Với phụ nữ, bạo hành tinh thần do người chồng thương yêu gây ra còn dữ dội hơn cả nỗi đau thể xác.

Ví dụ như trường hợp của Tú Lam. Tú Lam xinh đẹp, khéo léo. Chồng cô cũng là giám đốc một công ty liên doanh, thu nhập ngất trời. Cứ tưởng hạnh phúc tràn ngập trong ngôi biệt thự của hai vợ chồng và hai cậu con trai. Thế nhưng gần tám năm chung sống, điều Lam đau khổ nhất là mối quan hệ với chồng. Bình thường chồng Lam rất thương vợ, thương con. Nhưng mỗi khi không vừa lòng vợ hoặc có xung đột, chồng Lam thành một con người khác: không nói chuyện, không ăn cơm chung, không nhìn mặt vợ con! Mỗi lần giận là "tịnh khẩu" từ một tuần đến một tháng. "Mình ủi quần áo đi làm cho anh ấy thì anh ấy đem vứt vào sọt rác. Con mừng bố thì bị bố quát mắng, đánh đập… Cả ba mẹ con cứ như kẻ thù không đội trời chung dưới một mái nhà với anh ấy", Lam kể trong nước mắt.

Không đối thoại được với chồng, Lam như muốn điên. Càng kéo dài Lam càng rơi vào trầm uất. "Chẳng thà anh ấy mắng chửi, giận quá thì cho mình một bạt

tai cũng được. Miễn là đừng tra tấn mình bằng cách đó, mình ngột ngạt trong chính tổ ấm của mình", Lam tâm sự.

Hay như trường hợp của chị P cũng cho chúng ta thấy tình trạng bạo lực tinh thần dẫn đến những điều đáng tiếc nào. Kết hôn với một doanh nhân, ai cũng bảo P.

"chuột sa hũ nếp". Mấy ai biết suốt gần 10 năm chung sống, P. ngày càng rơi vào trầm cảm vì bị chồng "khủng bố" tinh thần. Không chỉ đầy thủ đoạn trên thương trường, chồng P. đem cả những thủ đoạn ấy về nhà để bằng mọi cách ly dị P. mà không phải chia khối tài sản kếch sù cho vợ. Không chỉ liên tục khoe về các cô bồ, chồng P. còn tấn công vợ bằng những bài "võ miệng" kiểu: "Mày chả là cái gì.

Không lấy tao chỉ có chết đói, bán thân mà ăn". Chịu đựng những đối xử đay nghiến, những thủ đoạn của chồng, từ lo âu, trầm cảm P. dần rơi vào rối loạn tinh thần và phải dùng thuốc an thần!

2.1.4. Bạo lực xã hội

Bạo lực xã hội là các hành vi ngăn không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao vây kinh tế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng.

Các dạng cơ bản của bạo lực xã hội:

Cô lập/cách ly: Là những hành động tường xuyên chỉ trích, nghi ngờ về gia đình và bạn bè của người vợ, không tin tưởng vào bạn bè của vợ đến nhà và thường xuyên đi lại xung quanh làm cho bạn bè của vợ cảm thấy không thoải mái, không cho phép vợ có bạn riêng và tìm cách cô lập vợ.

Kiểm soát chặt chẽ vợ: Người chồng luôn kiểm soát chặt chẽ vợ mình, mọi thứ vợ làm, nói chuyện với ai, đi đâu..không để cho vợ có cuộc sống riêng của mình.

Bao vây kinh tế: Người chồng luôn muốn vợ phải phụ thuộc kinh tế vào mình, tìm mọi cách không cho vợ đi làm, kiểm soát tiền, từ chối những ý kiến, quyết định của vợ liên quan đến tài chính.

Ví dụ của chị N.T.Trúc ở Minh Bảo là một hình thức bạo lực xã hội mà có đầy đủ cả ba dạng cơ bản của loại hình bạo lực này

Trước khi cưới, Lâm tỏ ra chiều chuộng và thoải mái với Trúc bao nhiêu thì sau ngày cưới lại khó khăn bấy nhiêu. Lâm bắt Trúc nghỉ việc, ở nhà… chơi, vì mọi việc có người giúp việc lo cả. Lý do của Lâm là: “Em cứ ăn mặc đẹp rồi ra đường thì gã nào cũng thèm thuồng hết. Mà dân công sở anh còn lạ gì, thời nay

“tình một đêm” nhan nhản, em khù khờ thế này dễ bị dụ lắm”. Trúc năn nỉ hết lời cũng không thay đổi được chồng, mà khổ nhất là bố mẹ cô cũng về phe với Lâm.

Ông bà cho rằng được vào làm dâu một gia đình giàu có, không phải bươn chải kiếm tiền là sung sướng quá rồi, còn đòi hỏi gì nữa. Không dừng lại ở đó, Lâm còn ngăn cản Trúc ra ngoài gặp gỡ bạn bè với lý do “tốn thời gian vô bổ”, đi mua sắm hay giải trí gì thì luôn phải có Lâm đi cùng để thanh toán . Lâm cũng giữ chặt hầu bao với lý do: Trúc không ra ngoài thì cần gì có nhiều tiền trong người.

2.1.5. Hậu quả của bạo lực gia đình

Hậu quả đối với nạn nhân

Họ bị xâm phạm nghiêm trọng các quyền về con người, bị xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và xâm hại về thân thể. Họ bị ảnh hưởng đến sức khỏe, gây đau đớn, thương tích dẫn đến suy giảm khả năng lao động và có thể dẫn tới cái chết.

Các chị em bị bạo hành sẽ luôn bị ảnh hưởng tới tinh thần như bi quan, chán nản, thất vọng trong cuộc sống, hay quẫn chí, dễ nóng giận, thần kinh không ổn định và có thể bị phát điên. Những đứa trẻ của gia đình có bạo lực hoặc là nạn nhân của bạo lực trong gia đình có nguy cơ trở thành người sử dụng bạo lực trong tương lai.

Hậu quả đối với gia đình

Bạo lực gia đình sẽ làm tan vỡ hạnh phúc của mọi gia đình, cuộc sống của họ luôn bất hòa, mất ổn định, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ em, nó có tác động rất xấu tới sự phát triển cả về thể chất, tinh thần, đạo đức và trí tuệ của trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bạo lực gia đình khiến trẻ em khủng hoảng, sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng, rối nhiễu tâm lý, trầm cảm. Bạo lực gia đình cũng ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập, kỹ năng sống, sự hòa nhập xã hội, năng lực giải quyết vấn đề...của trẻ em.. Theo UNICEF, hiện có khoảng 275 triệu trẻ em đang sống trong cảnh bạo lực gia đình,

phải chịu đựng sự bóc lột về thể chất, tinh thần và cả tình dục củacha mẹ cũng như người giám hộ. Không những thế gia đình họ còn bị thệt hại về kinh tế như chi phí điều trị thương tích do bạo lực, thu nhập giảm do không có người lao động. Cuối cùng là danh dự, uy tín của dòng họ hoặc của các thành viên khác trong gia đình bị giảm sút đáng kể.

Hậu quả đối với cộng đồng và xã hội

Bạo lực gia đình làm giảm sự đóng góp của nạn nhân cho xã hội. Nó là mầm mống phát sinh tội phạm (hành vi hành chính dễ dẫn tới hành vi hình sự). Bạo lực gia đình làm tăng áp lực lên hệ thống y tế và làm mất ổn định, trật tự trong xã hội.

Bạo lực gia đình đặt ra yêu cầu trợ giúp và bảo vệ những nạn nhân là phụ nữ và trẻ em với hệ thống bảo trợ xã hội của quốc gia. Ví dụ, để bảo vệ các phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của các hành vi bạo lực trong gia đình, cần thiết phải xây dựng hệ thống các cơ sở tạm lánh cho họ. Do bạo lực gia đình thường gắn liền với sự tan vỡ gia đình; việc bỏ đi của trẻ em; tình trạng trẻ em thiếu người chăm sóc, nuôi dưỡng; tình trạng trẻ em có thai; nạn nhân bị lây nhiễm HIV và các loại bệnh tình dục, trẻ em mồ côi nên gánh nặng với hệ thống bảo trợ xã hội không chỉ dừng lại ở việc cung cấp những nơi tạm lánh mà về lâu dài còn bao gồm việc xây dựng các cơ sở nuôi dưỡng, phục hồi thể chất, tinh thần cho các nạn nhân cũng như các chính sách, cơ chế khác để giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh. Tất cả tạo sức ép lên hệ thống bảo trợ xã hội của các quốc gia mà thông thường luôn ở trong tình trạng đã bị quá tải.

Bạo lực gia đình có thể gây ra cho học sinh – những nạn nhân trực tiếp hoặc phải chứng kiến cảnh người mẹ là nạn nhân của bạo lực gia đình – những rối loạn tâm lý và sự sa sút trong học tập. Các nghiên cứu về vấn đề này cho thấy, tỷ lệ học sinh bỏ học vì lý do bạo lực gia đình thường rất cao. Trong trường hợp không bỏ học, việc học hành sa sút và những rối loạn nhân cách của các học sinh là nạn nhân (trầm cảm, và trong một số trường hợp là quấy phá hay có hành vi bạo lực với giáo viên và các học sinh khác) gây cho nhà trường những rắc rối không nhỏ, tạo gánh nặng cho ngành giáo dục.

2.1.6. Nguyên nhân phụ nữ bị bạo lực gia đình

Nhận thức về giới và sự bình đẳng giới còn hạn chế

Đa phần nạn nhân và kẻ gây ra bạo lực gia đình có nhận thức kém, trình độ học vấn thấp nên không nhận thức được đầy đủ hành vi bạo lực gia đình. Nhiều người đàn ông cho rằng nếu chỉ thỉnh thoảng tát hay đánh vợ thì đó không phải là bạo lực gia đình. Họ không hiểu rằng như vậy là bất bình đẳng giới. Những bà vợ bị đánh như vậy cũng chỉ coi như là mâu thuẫn trong gia đình, nhịn chồng đi là nhà cửa được êm ấm, họ mang tư tưởng: “xấu chàng hổ ai”, họ sợ: “vạch áo cho người xem lưng”, hay sợ hàng xóm, bạn bè chê cười nên thường giấu kín chuyện bị chồng đánh.

Quan niệm phong kiến “trọng nam khinh nữ”, tư tưởng gia trưởng, gia quyền còn nặng. “Trọng nam khi nữ” trong các bối cảnh văn hóa mà nền tảng tôn giáo là bình phong để giúp cho nhiều đấng mày râu dựa trên, từ đó cho mình quyền hành hạ vợ con, cho rằng vợ phải theo chồng và con là sản phẩm của mình nên phải theo cha. Như vậy, nhân quyền không được tôn trọng, nhân phẩm bị chà đạp, hạnh phúc sẽ biến mất và gia đình tan nát.

Sự nhìn nhận, đấu tranh của người phụ nữ trước nạn bạo hành gia đình còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, thiếu tự tin, còn cam chịu. Hầu hết phụ nữ nhẫn nhịn chồng, thậm chí còn chấp nhận bị bạo hành nếu cảm thấy mình có lỗi, tìm mọi cách che giấu bộ mặt thật sự của hôn nhân.Theo điều tra thì phần lớn những phụ nữ bị bạo hành đêù thiếu hiểu biết về pháp luật và thiếu quyền lực trong gia đình.Chính vì vậy không dễ gì họ tự nói ra vấn đề của mình, cũng không dễ dàng chia sẻ với bất cứ ai nếu họ không có nhu cầu bức bách và cảm thấy đáng tin cậy.

Nghiện rượu và ma túy

Thống kê cho thấy 60% nạn bạo hành gia đình xảy ra sau khi người chồng uống rượu.Rượu làm giảm sự kiềm chế cũng như nhận thức của bản thân để phán đoán đâu là đúng sai từ đó dẫn đến trạng thái dễ nóng nảy, cau có khó chịu. Biểu hiện khi say rượu là nói lải nhải, chửi bới, quậy phá ảnh hưởng đến gia đình và những người xung quanh. Trong tình huống này, nếu người vợ nhường nhịn thì anh

Một phần của tài liệu Công tác xã hội cá nhân đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình từ thực tiễn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)