GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ ĐỐI VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ YÊN BÁI

Một phần của tài liệu Công tác xã hội cá nhân đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình từ thực tiễn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (Trang 73 - 79)

TẠI THÀNH PHỐ YÊN BÁI

Phải coi bạo lực gia đình là một vấn đề xã hội cấp bách, vì nó tác động và ảnh hưởng xấu đến nhân cách, phẩm giá con người; là thiếu nhân đạo, nhân văn.

Phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội.

Phải đẩy mạnh xã hội hoá công tác phòng, chống bạo lực gia đình. 65,4% số người được hỏi khẳng định phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của toàn xã hội.

Phòng, chống bạo lực gia đình phải kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp, song lấy phòng ngừa là chính. Cần chú trọng đến công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, đồng thời làm tốt công tác tư vấn hoà giải. Phòng, chống bạo lực gia đình phải đi đôi với phòng, chống tệ nạn xã hội khác.

3.1. Hoàn thiện chính sách pháp luật

Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật Phòng chống BLGĐ, Luật Bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức tiến tới chuyển đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân về BLGĐ.Cần coi đây là biện pháp chủ yếu để nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sử dụng các quy định của pháp luật để tự bảo vệ cho những nạn nhân tiềm năng, nâng cao tính tích cực xã hội của cộng đồng trong PCBLGĐ.

Giáo dục bình đẳng giới phải được thực hiện ngay từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội để định hình nhận thức. Phải nâng cao nhận thức của cả hai giới về quyền và nghĩa vụ của họ trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình.

Giáo dục pháp luật, các qui định của pháp luật về bảo đảm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em. Để pháp luật đi vào cuộc sống

phải tuyên truyền, phổ biến, giáo dục những kiến thức pháp luật cơ bản cho người dân, như Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự”. Xây dựng quan hệ vợ chồng là quan hệ hôn nhân tự nguyện, bình đẳng, “vợ chồng tôn trọng và gìn giữ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau... Cấm các hành vi ngược đãi, hành vi xúc phạm danh dự, uy tín của nhau”. Điều 21 Luật Hôn nhân và gia đình quy định các biện pháp ngăn chặn và xử lý những hành vi bạo lực gia đình của chồng đối với vợ con hoặc ngược lại.

3.2. Nâng cao thông tin tuyên truyền

Nâng cao hiệu quả của thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi trong ứng xử về gia đình và bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam. Chính vì vậy, công tác thông tin - giáo dục - truyền thông về bạo lực gia đình qua tivi, đài, báo, tạp chí, các tờ rơi, tờ gấp, loa truyền thanh, tuyên truyền của cán bộ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các cộng tác viên dân số, qua các buổi hội họp cần tới được tất cả các nhóm công dân, nhất là các gia đình nghèo.

Truyền thông cũng cần chỉ ra nguyên nhân cơ bản của bạo lực gia đình là sự bất bình đẳng giới, là tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, phân biệt địa vị, vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình, vận động nam giới nói riêng và toàn xã hội nói chung hiểu biết về quyền của phụ nữ, đồng thời phải nâng cao kiến thức, nhận thức cho chị em để họ hiểu được quyền của mình để có ý thức tự bảo vệ, nâng cao địa vị, vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội.

Việc thông tin, tuyên truyền phải đảm bảo chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực; phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo; không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân bạo lực gia đình và các thành viên

khác trong gia đình. Nội dung thông tin, tuyên truyền cần tập trung vào chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình; truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam; tác hại của bạo lực gia đình; biện pháp, mô hình, kinh nghiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình; kiến thức về hôn nhân gia đình; kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hóa và các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

Thực hiện việc thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền trực tiếp; qua các phương tiện thông tin đại chúng; lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; thông qua các hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hóa quần chúng khác.

Bên cạnh đó cần phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình; vai trò của họ hàng, dòng họ. Bởi đây là truyền thống văn hoá của dân tộc sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì sự ổn định, đoàn kết và êm ấm trong đời sống gia đình; làm tốt công tác hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình;

Ngăn chặn kịp thời và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của BLGĐ; Cần trang bị cho nạn nhân vũ khí để tự bảo vệ như: nghề nghiệp để độc lập về tài chính, trình độ học vấn, ý thức vươn lên làm chủ bản thân và gia đình, kiến thức giữ gìn hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái. Đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh; cần quan tâm xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá trong đó đưa tiêu chí không có bạo lực gia đình, không lạm dụng rượu bia, không có tệ nạn cờ bạc, ma tuý để công nhận gia đình văn hóa.

3.3. Áp dụng các hoạt động tư vấn, chăm sóc tại địa phương

Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở cho các thành viên trong cộng đồng dân

cư, trong đó tập trung vào các đối tượng: người có hành vi bạo lực gia đình; nạn nhân bạo lực gia đình; người nghiện rượu, ma túy, đánh bạc; người chuẩn bị kết hôn. Nội dung tư vấn chủ yếu là cung cấp thông tin, kiến thức, pháp luật về hôn nhân, gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; hướng dẫn kỹ năng ứng xử trong gia đình; kỹ năng ứng xử khi có mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.

Việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư nhằm làm chuyển biến nhận thức của người có hành vi bạo lực gia đình để họ không tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên có bạo lực gia đình đã được tổ hòa giải ở cơ sở hòa giải mà tiếp tục có bạo lực gia đình và do người đứng đầu cộng đồng dân cư áp dụng (trưởng thôn, bản). Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện cho người đứng đầu cộng đồng dân cư tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với người có hành vi bạo lức gia đình./.

Nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực của người phụ nữ trong gia đình và xã hội thông qua việc tổ chức các buổi sinh hoạt, các lớp tập huấn dành riêng cho chị em phụ nữ hoặc xây dựng các câu lạc bộ và các trung tâm tư vấn về hôn nhân và gia đình cho chị em.

3.4. Phát triển kinh tế

Thực hiện việc lồng ghép chương trình phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong chương trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cấp, các ngành.

Đây là một giải pháp quan trọng nhằm cụ thể hoá các chỉ tiêu, mục tiêu về phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, tránh việc tuyên truyền chung chung không gắn với chỉ đạo cụ thể, trách nhiệm quản lý của Lãnh đạo các ngành, các cấp.

Việc thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động, ổn định đời sống gia đình, sẽ góp phần hạn chế bạo lực gia đình do nguyên nhân từ kinh tế khó khăn.

Phát triển kinh tế phải kết hợp với phát triển văn hóa, giáo dục để nâng cao trình độ dân trí nói chung, nhất là trình độ dân trí cho chị em phụ nữ khu vực nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong chương trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của mỗi địa phương, cần có chính sách ưu tiên các gia đình nghèo, khó khăn, tạo điều kiện cho chị em có công ăn việc làm, có thu nhập để khẳng định vị thế của mình trong gia đình và xã hội. Đưa tiêu chí không có bạo lực gia đình là một tiêu chí quan trọng để xem xét việc công nhận gia đình văn hoá.

3.5. Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước

Tăng cường vai trò Lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong thực hiện phòng chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới.

Việc phòng chống bạo lực gia đình là trách nhiệm chung của mọi gia đình và toàn xã hội, do đó cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể nhân dân.

Phải đưa nội dung Phòng chống bạo lực gia đình vào chương trình, kế hoạch công tác. Hàng năm, các cấp uỷ, chính quyền cơ sở thực hiện tốt việc nắm tình hình các vụ bạo lực gia đình để ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra các vụ án nghiêm trọng.

Xây dựng các thiết chế gia đình bền vững được xem là giải pháp nội lực để phòng tránh bạo lực gia đình. Yêu cầu này đòi hỏi vai trò của các tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cùng bàn bạc; tùy theo đặc điểm, truyền thống văn hóa của từng địa phương phải xây dựng được các quy chế, quy ước nhằm hạn chế những khác biệt, mâu thuẫn có thể bùng nổ thành

xung đột, cùng với các gia đình có ý thức xây đắp các chuẩn mực: no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững. Đối với mỗi hộ gia đình thì vợ chồng phải biết cách ứng xử tế nhị, tôn trọng giúp đỡ nhau như kinh nghiệm ông cha ta đã đúc kết chồng giận thì vợ bớt lời hay lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau, tạo không khí hoà thuận, cùng có trách nhiệm chăm sóc nuôi dạy con cái. Ngăn chặn các tệ nạn xã hội là giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu quả nhất. Vì vậy đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội không chỉ tạo nên sự ổn định xã hội mà còn góp phần vào việc phòng, chống bạo lực gia đình một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội cá nhân đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình từ thực tiễn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)