Lý luận về phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững đối với người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 24 - 39)

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

1.2. Lý luận về phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững đối với người dân tộc thiểu số

1.2.1. Một số khái niệm

1.2.1.1. Khái niệm giảm nghèo bền vững

Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư.

Theo Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch và công trình vệ sinh”.

Vấn đề nghèo đa chiều có thể đo bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí phi thu nhập. Sự thiếu hụt cơ hội, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng, thất học, bệnh tật, bất hạnh và tuyệt vọng là những nội dung được quan tâm trong khái niệm nghèo đa chiều. Thiếu đi sự tham gia và tiếng nói về kinh tế, xã hội hay chính trị sẽ đẩy các cá nhân đến tình trạng bị loại trừ, không được thụ hưởng các lợi ích phát triển kinh tế - xã hội và do vậy bị tước đi các quyền con người cơ bản. [30]

Tuy nhiên, chuẩn nghèo đa chiều có thể là một chỉ số không liên quan đến mức thu nhập mà bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (Oxfam và ActionAid). Chỉ số nghèo đa chiều (Multidimensional Poverty Index) của quốc tế, với ba chiều cạnh chính là: y tế, giáo dục và điều kiện sống, hiện là một thước đo quan trọng nhằm bổ sung cho phương pháp đo lường nghèo truyền thống dựa trên thu nhập.

Nghèo là một hiện tượng đa chiều, cần được chú ý nhìn nhận là sự thiếu hụt hoặc không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người.

Nghèo đa chiều là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.

Khái niệm nghèo đa chiều được đề cập ở Việt Nam từ năm 2013. Đo lường nghèo đa chiều cần được áp dụng để dựng nên một bức tranh đầy đủ và toàn diện hơn về thực trạng nghèo ở nước ta. Hiện nay Bộ LĐTBXH đang đề

xuất xây dựng bộ tiêu chí nghèo đa chiều, đồng thời rà soát cơ chế, chính sách nhằm theo thực hiện giảm nghèo theo hướng đa chiều ở Việt Nam.

Bền vững là khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm nhiệm tại và trong tương lai trong khu không làm xói mòn nền tảng các nguồn lực từ tự nhiên. [19]

Giảm nghèo bền vững là các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm mục đích hỗ trợ người nghèo ứng phó và phục hồi khi bị tác động, tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội, đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu và được tiếp cận với các dịch vụ xã hội.

* Đặc điểm giảm nghèo bền vững

Chuẩn nghèo trong 5 năm tới (giai đoạn 2015-2020) bao gồm người có thu nhập 700.000 đồng/người/tháng ở nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở thành thị. Bên cạnh đó, chuẩn nghèo đa chiều còn được sử dụng để khắc phục những điểm yếu của phương pháp nghèo thu nhập đã bộc lộ những bất cập trong bối cảnh hiện nay.

Trên cơ sở 5 chiều cạnh nghèo, Bộ LĐTBXH đã xây dựng và đề xuất 10 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt trong nghèo đa chiều tương ứng là: giáo dục người lớn, giáo dục trẻ em, khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế, nhà ở, nước sạch, hố xí, dịch vụ viễn thông, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

Bảng 1.1: Xác định nghèo đa chiều ở Việt Nam

Nội dung Chỉ số đo lường Mức độ thiếu hụt Cơ sở pháp lý

1) Giáo dục 1.1 Trình độ giáo dục của người lớn

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên đủ 15 tuổi sinh từ năm 1986 trở lại không tốt nghiệp trung học cơ sở và hiện không đi học

Hiến pháp 2013 NQ 15/NQ-TW

Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

Nghị quyết số 41/2000/QH (bổ sung bởi Nghị định số

88/2001/NĐ-CP)

1.2 Tình trạng đi học của trẻ em

Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em trong độ tuổi đi học (5 - 14 tuổi) hiện không đi học

Hiến pháp 2013.

Luật Giáo dục 2005.

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

2) Y tế

2.1 Tiếp cận các dịch vụ y tế

Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh (ốm đau được xác định là bị bệnh/ chấn thương nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học không tham gia được các hoạt động bình thường)

Hiến pháp 2013.

Luật Khám chữa bệnh 2011.

2.2 Bảo hiểm y tế

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên hiện tại không có bảo hiểm y tế

Hiến pháp 2013.

Luật bảo hiểm y tế 2014.

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

3) Nhà ở 3.1. Chất lƣợng nhà ở

Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ (Nhà ở chia thành 4 cấp độ: nhà kiên cố, bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố, nhà đơn

Luật Nhà ở 2014.

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

sơ)

3.2 Diện tích nhà ở bình quân đầu người

Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ gia đình nhỏ hơn 8m2

Luật Nhà ở 2014.

Quyết định 2127/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia năm 2020, tầm nhìn năm 2030

4) Điều kiện sống

4.1 Nguồn nước sinh hoạt

Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

4.2. Hố xí/nhà vệ sinh

Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

5) Tiếp cận thông tin

5.1 Sử dụng dịch vụ viễn thông

Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet

Luật Viễn thông 2009.

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

5.2 Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin

Hộ gia đình không có tài sản nào trong số các tài sản: Tivi, đài, máy vi tính; và không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn

Luật Thông tin Truyền thông 2015.

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

Nguồn: [30]

1.2.1.2. Khái niệm phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững Phát triển là quá trình biến đổi về số lượng và chất lượng theo hướng tiến bộ. Phát triển mang tính thời gian và so sánh.

Cộng đồng là một nhóm dân cư sống trong cùng một khu vực địa lý nhất định, có mối quan hệ tương tác qua lại với nhau dựa vào nhu cầu, điều kiện tồn tại, hoạt động, tín ngưỡng, giá trị, văn hóa, chiều dài lịch sử. [4]

Trong đời sống xã hội, cộng đồng dung để chỉ một tập hợp người cùng tác động qua lại với nhau và cùng chia sẻ và có chung với nhau một hoặc một vài đặc điểm vật chất hay tinh thần nào đó. [6]

Khái niệm phát triển cộng đồng được Chính phủ Anh sử dụng đầu tiên năm 1940: “PTCĐ là một chiến lược phát triển nhằm vận động sức dân trong các cộng đồng nông thôn cũng như các đô thị để phối hợp cùng những nỗ lực của nhà nước để cải thiện cơ sở hạ tầng và tăng khả năng tự lực của cộng đồng”.

Theo định nghĩa chính thức của Liên hợp quốc, 1956: “PTCĐ là những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của các cộng đồng và giúp các cộng đồng này hội nhập và đóng góp vào đời sống quốc gia”.

Theo Th.S Nguyễn Thị Oanh, 1995: “PTCĐ là một tiến trình làm chuyển biến cộng đồng nghèo từ thiếu tự tin thành cộng đồng tự lực thông qua việc giáo dục gây nhận thức về tình hình, vấn đề hiện tại cho họ, phát huy các khả năng và tài nguyên sẵn có, tổ chức các hoạt động tự giúp, bồi dưỡng và củng cố tổ chức, tiến tới tự lực phát triển”.

Phát triển cộng đồng là hoạt động chuyên nghiệp mà tác viên cộng đồng đóng vai trò xúc tác để giúp cộng đồng phát triển trên tiền năng sẵn có của họ, để họ tự nhận định mục tiêu, tiềm năng, các nguồn hỗ trợ và tạo ra các cơ hội và điều kiện để đạt mục tiêu đó. [4]

Từ những quan điểm trên, có thể hiểu khái niệm PTCĐ như sau: PTCĐ là một hoạt động chuyên nghiệp tác động tích cực lên một cộng đồng giúp

nâng cao năng lực, nhận thức để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và từng bước tự lực phát triển.

Như vậy, Phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững đối với người dân tộc thiểu số là hoạt động chuyên nghiệp nhằm mục đích hỗ trợ người dân tộc thiểu số (tộc người thiểu số) ứng phó và phục hồi khi bị tác động, tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội, đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu và được tiếp cận với các dịch vụ xã hội.

1.2.2. Các hoạt động phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững đối với người dân tộc thiểu số

1.2.2.1. Hoạt động tuyên truyền

Tuyên truyền là việc nêu ra các thông tin (vấn đề) với mục đích cung cấp cho người dân những hiểu biết nhằm giúp họ thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi theo chiều hướng nào đó mà người nêu thông tin mong muốn.

Công tác vận động là một nhiệm vụ quan nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về công tác giảm nghèo là các hoạt động truyền thông giúp cho người dân có những hiểu biết về các chủ trương, chính sách của Đảng, các chương trình can thiệp của Chính phủ và địa phương đối với công tác xóa đói giảm nghèo phối kết hợp huy động nguồn lực nhằm giúp cho người dân thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi, tự chủ vươn lên thoát nghèo bền vững.

Việc vận động tuyên truyền là bước đi đầu tiên, được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thông tin tuyên truyền, vận động về việc giảm nghèo tốt sẽ làm chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của các ban ngành, đoàn thể,các tổ chức, doanh nghiệp và người dân địa phương.

Hầu hết người nghèo, đặc biệt là người dân tộc thiểu số đều không nhận thức đầy đủ được rằng chính bản thân họ mới là nhân tố quan trọng nhất giúp họ thoát nghèo và phát triển kinh tế bền vững. Do đó cần phải tổ chức

các hoạt động tuyên truyền tới người nghèo để họ hiểu rằng: Người nghèo là một bộ phận cấu thành của bộ máy xóa đói giảm nghèo, chỉ có họ mới làm cho họ thoát khỏi đói nghèo một cách nhanh chóng và bền vững nhất.

Nội dung tuyên truyền vận động: Tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước trong giảm nghèo bền vững; Triển khai các chính sách, chương trình, quy định mới của các cấp từ trung ương đến địa phương, các kiến thức về canh tác, phát triển sản xuất, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin…để mọi người có thể nắm bắt, hiểu rõ về những thay đổi, tránh bỡ ngỡ, hiểu nhầm, hiểu sai, tránh tình trạng cán bộ lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đối tượng, người dân thực hiện hành vi tiêu cực; thay đổi nhận thức và hành vi của người dân tộc thiểu số; người dân, các tổ chức, cá nhân cùng chung tay giúp đỡ người nghèo trong công cuộc giảm nghèo bền vững.

Hình thức tuyên truyền, vận động: Việc tuyên truyền có hiệu quả hay không phải phụ thuộc vào việc sử dụng hình thức tuyên truyền như thế nào và mức độ phù hợp đối với từng đối tượng cụ thể. Tuyên truyền rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng : báo đài, băng rôn, tờ rơi, bản tin, sách, khẩu hiệu… với hình thức phù hợp với trình độ nhận thức và phong tục tập quán tại địa phương; Tổ chức tập huấn cho người làm công tác giảm nghèo tại địa phương, người làm công tác liên quan đến các chế dộ, chinh sách liên quan đến người nghèo.

Những yếu tố gây cản trở trong quá trình tuyên truyền: kiến thức về vấn đề tuyên truyền; sử dụng ngôn ngữ trong quá trình tuyên truyền; kỹ năng tuyên truyền; lựa chọn các thông điệp tuyên truyền của người tuyên truyền;

Trình độ văn hóa; ngôn ngữ của người dân bản địa; sự khác biệt về truyền thống văn hóa; các định kiến; quan điểm, cảm xúc, kinh nghiệm cá nhân của người được tiếp nhận thông tin tuyên truyền; Các yếu tố liên quan đến điều

kiện phát triển kinh tế, mức thu nhập của người dân địa phương; ảnh hưởng của các dịch vụ xã hội như y tế, văn hóa, giáo dục.

1.2.2.2. Hoạt động hỗ trợ sinh kế

Hỗ trợ sinh kế là một trong những hoạt động quan trọng để giúp người dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, từng bước ổn định cuộc sống và tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản khác.

Hỗ trợ tín dụng: Tín dụng đối với người nghèo là những khoản tín dụng chỉ dành riêng cho những người nghèo, có sức lao động, nhưng thiếu vốn để phát triển sản xuất. Hỗ trợ tín dụng là động lực đầu tiên giúp họ vượt qua khó khăn để thoát khỏi đói nghèo. Khi có vốn trong tay, với bản chất cần cù của người nông dân, bằng chính sức lao động của bản thân và gia đình họ có điều kiện mua sắm vật tư, phân bón, cây con giống để tổ chức sản xuất thực hiện thâm canh tạo ra năng xuất và sản phẩm hàng hoá cao hơn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Tác viên cộng đồng thực hiện nhiệm vụ tham vấn và tư vấn, kết nối các hộ nghèo tới các chương trình hướng dẫn hộ gia đình vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, để từ đó họ cải thiện tình hình kinh tế gia đình, gắn vay vốn việc làm tại chỗ với đào tạo nghề, hướng dẫn canh tác, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất. Đối với người nghèo hỗ trợ tín dụng chủ yếu thông qua hoạt động ngân hàng chính sách xã hội và quỹ tín dụng do các thành viên công đồng thành lập như quỹ tín dụng hỗ trợ vay vốn của Hội phụ nữ.

Hỗ trợ dạy nghề và tìm kiếm việc làm: Đối với người nghèo thì có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống bản thân mình, cải thiện cuộc sống.

Việc đào tạo nghề phải gắn chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề của người dân tộc thiểu số và cung việc làm ở địa phương; gắn với hoạt động tìm kiếm việc làm, tạo điều kiện cho người nghèo vươn lên thoát nghèo. Đây là hoạt động hỗ trợ có tầm quan trọng tác động tới việc xóa đói, giảm nghèo đó

là chương trình đào tạo và xúc tiến việc làm, giải quyết gánh nặng nhân lực trong quá trình tổ chức, sắp xếp lại thị trường lao động.

Công tác khuyến nông, khuyến lâm: Hỗ trợ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo, hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình sản cuất chuyên canh, tập trung, chuyển dịch cơ cấu cây trồng mới và sản xuất hàng hóa tập trung, hỗ trợ phát triển các đơn vị cung cấp dịch vụ sản xuất, chế biến sau thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện hỗ trợ các hộ nghèo để phát triển sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, thoát đói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo về kiến thức, kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ.

1.2.2.3. Hoạt động hỗ trợ dịch vụ xã hội

Các hoạt động hỗ trợ người nghèo là rất quan trọng và cần thiết để tạo công bằng giữa các tầng lớp trong xã hội, đáp ứng cơ bản như cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân để họ có tiền đề tự vươn lên thoát nghèo.

- Hỗ trợ tiếp cận dịch vụ y tế và bảo hiểm y tế: Tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách hỗ trợ y tế: miễn giảm chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo, cấp thẻ bảo hiểm y tế…

- Hỗ trợ về giáo dục: Con em người dân tộc thiểu số được tư vấn đến trường đúng độ tuổi; miễn giảm học phí, tạo điều kiện con em các hộ nghèo có điều kiện tiếp tục đến trường.

- Hỗ trợ nhà ở: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở, đất ở với tiêu chí chất lượng nhà ở an toàn, tiện ích.

- Hỗ trợ tiếp cận nước sạch và vệ sinh: Được tiếp cận và sử dụng nước sạch, nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn phục vụ cho việc nâng cao sức khỏe, giảm thiểu các bệnh do thiếu nước sinh hoạt cho hộ nghèo, đặc biệt là các đối tượng chính sách, dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 24 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)