Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN HẢI HÀ, TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh và ảnh hưởng của chúng đến phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững đối với người dân tộc thiểu số
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Hải Hà thuộc tỉnh Quảng Ninh được thành lập từ tháng 11 năm 2001 theo Nghị định số 59/2001/NĐ-CP ngày 29/8/2001 của Chính phủ (trên cơ sở chia huyện Quảng Hà thành 2 huyện Hải Hà và Đầm Hà).
Là huyện miền núi, biên giới, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông giáp thành phố Móng Cái, phía Tây giáp huyện Đầm Hà, huyện Bình Liêu, phía Nam giáp biển Đông. Tổng diện tích tự nhiên là 690,13 km2, trong đó, diện tích đất là 513,93 km2; có 17,203
km đường biên giới đất liền tiếp giáp với khu Phòng Thành, thành phố cảng Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc và chiều dài bờ biển 35km.
Huyện Hải Hà có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 01 thị trấn (trong đó có 01 xã đảo, 02 xã biên giới đất liền, 05 xã nội địa và 08 xã ven biển) với 118 thôn, bản, khu phố.
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 69.013 ha, trong đó diện tích đất tự nhiên của huyện Hải Hà là 51.393,17 ha. Đất nông nghiệp: 39.557,33 ha, chiếm 76,97% diện tích tự nhiên, trong đó: Đất trồng lúa có 2.713,84ha; đất trồng cây lâu năm có 1.237,88ha; đất rừng phòng hộ có 15.207,54 ha; đất rừng sản xuất có 18.457,35 ha; đất nuôi trồng thủy sản có 922,44 ha. Đất phi nông nghiệp:
6.059,91 ha, chiếm 11,79% diện tích tự nhiên, trong đó: Đất ở tại nông thôn 367,09 ha; đất ở tại đô thị 41,94 ha; đất chuyên dùng 2.741,77 ha; đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 20,15 ha. Đất chưa sử dụng: 5.775,73 ha, chiếm 11,24% trong đó đất bằng chưa sử dụng 4.893,24 ha.
2.1.2. Khí hậu, thời tiết
Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và cấu trúc địa hình nên đặc trưng của khí hậu huyện là khí hậu nhiệt đới duyên hải, trong năm thường chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10; mùa đông khô lạnh, có gió đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm 22,4 - 23,30C, nhiệt độ trung bình cao nhất từ 30 - 340C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào mùa đông xuống đến 5 - 150C.
Biên độ nhiệt độ ngày đêm tương đối lớn từ 10 - 120C. Lượng mưa năm khá cao nhưng không đều. Huyện có 2 hướng gió chính là gió Đông - Bắc và Đông - Nam. Đặc biệt gió mùa Đông Bắc tràn về thường lạnh, giá rét, ảnh hưởng đến mùa màng, gia súc và sức khỏe con người.
Hải Hà là huyện ven biển nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão đổ bộ từ biển vào. Bão thường xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 10, tốc độ gió từ 20 - 40m/s, bão thường kèm theo mưa nhiều gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân.Về mùa đông ở những vùng núi cao nơi hầu hết người dân tộc
thiểu số sinh sống, khi nhiệt độ xuống quá thấp sẽ xuất hiện sương muối gây thiệt hại trực tiếp đến hoa màu và một số loại cây trồng. Sương muối thường xuất hiện vào tháng 11, tháng 2 và kéo dài mỗi đợt 1 – 3 ngày.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu Hải Hà cho phép phát triển nhiều loại cây trồng và tương đối đa dạng. Tuy nhiên do địa hình bị chia cắt mạnh nên mùa mưa thường có lũ đột ngột gây ảnh hưởng đến sản xuất và đi lại của người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số.
2.1.3. Điều kiện tự nhiên
Hải Hà là huyện có địa hình miền núi, trung du ven biển, nằm trong hệ thống cánh cung Đông Triều - Móng Cái. Phía Tây Bắc Hải Hà là vùng đồi núi thấp, phía nam là vùng phù sa ven biển tiếp giáp với dãy núi đá vôi chắn sóng gió cho vùng đất liền.
Vùng trung du ven biển: Vừa có địa hình đồi núi thấp, vừa có đồng bằng xen kẽ, tập trung ở các xã ven biển như: Quảng Thắng, Quảng Minh, Quảng Trung, Quảng Điền và Quảng Phong. Địa hình vùng này thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, trồng lúa và nuôi trồng thủy sản.
Vùng đảo: Huyện Hải Hà có một xã đảo Cái Chiên với diện tích 2.549,95 ha, địa hình phức tạp, giao thông gặp nhiều khó khăn, việc giao lưu với bên ngoài chủ yếu là đường thủy, xã đảo Cái Chiên có một vị trí chiến lược về phòng thủ bờ biển, đánh bắt nuôi trồng thủy sản.
Vùng đồi núi cao phía Tây Bắc: Độ cao từ 200-1.500 m so với mặt nước biển gồm các dãy núi cao, dạng bán bình nguyên. Địa hình chia cắt nhiều tạo thành các thung lũng hẹp, chân đồi là những ruộng bậc thang. Cấu tạo địa chất của vùng chủ yếu là đá sa phiến thạch, khi phong hoá chia ra đất đỏ vàng hoặc vàng đỏ, thành phần cơ giới trung bình. Dưới tầng đất mịn thường gặp lớp đá mẹ phong hoá mềm (vụn bở). Tuỳ theo địa hình mà tầng đất hình thành dày hay mỏng tập trung chính ở các xã Quảng Sơn, Quảng Đức, Quảng Thành.
Hải Hà có 2 con sông lớn chảy qua là sông Hà Cối và sông Tài Chi, có 3 hồ chứa nước ngọt bao gồm: Hồ Trúc Bài Sơn nằm trên địa bàn xã Quảng
Sơn, Hồ Khe Dầu, Hồ Khe Đình thuộc xã đảo Cái Chiên. Có thể thấy hệ thống sông, suối, hồ đập góp phần vào việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân đồng thời tiêu thoát nước vào mùa mưa. Mùa mưa lượng nước dồn nhanh về sông chính, tạo nên dòng chảy lớn và xiết gây lũ ngập các ngầm trên tuyến đường chính làm ách tắc giao thông. Về mùa khô, dòng chảy cạn kiệt, mực nước dòng sông rất thấp. Tiềm năng về nguồn nước trên địa bàn huyện khá dồi dào, nhưng do các công trình thuỷ lợi và hệ thống mương dẫn chưa được hoàn chỉnh nên việc tưới tiêu chưa chủ động. Do vậy, để phát triển sản xuất nông nghiệp cần thiết đầu tư các công trình thuỷ lợi nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lý, sinh thái của từng loại cây trồng, đồng nghĩa với việc khai thác và quản lý tốt nguồn tài nguyên nước.
2.1.4. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội
Hải Hà là một trong những huyện có điều kiện kinh - tế xã hội gặp nhiều khó khăn của tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, những năm gần đây, sản xuất công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng trưởng nhanh, sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp vượt qua khó khăn do thời tiết, thiên tai, sâu bệnh để tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định.
Công tác phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân đã được quan tâm, đời sống vật chất tinh thần của người dân khu vực nông thôn được nâng cao. Huyện đang tập trung hoàn thành tiểu Đề án của huyện đưa 02 xã, 02 thôn thuộc Chương trình 135 và các thôn, bản không thuộc Chương trình 135 nhưng có hệ thống cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn trên địa bàn ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn. Các dự án thuộc Chương trình 135 về mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Đề án 755 về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào vùng DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn đang được tích cực triển khai thực hiện.
Công tác an sinh xã hội được đặc biệt quan tâm thực hiện các chế độ, triển khai giải pháp giảm nghèo; kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều năm 2016, toàn huyện có 1.518 hộ cận nghèo; còn
1.325 hộ nghèo, trong đó có 804 hộ dân tộc thiểu số nghèo, chiếm 60,68% số hộ nghèo toàn huyện.
Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng: ưu tiên, huy động các nguồn lực đầu tư các trang thiết bị hiện đại, chuyển giao khoa học kỹ thuật y tế. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra; tập trung tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT.
2.1.5. Đặc điểm người dân tộc thiểu số tại huyện Hải Hà
Theo báo cáo của chính quyền địa phương năm 2016, Hải Hà có hơn 6 vạn người, trong đó có 11 dân tộc thiểu số chiếm 25,54% dân số toàn huyện, trong đó có dân tộc Dao có 11.516 người, chiếm 75,1% và dân tộc Tày có 2.317 người, chiếm 15,7% số người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
Bảng 2.1: Các dân tộc của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh năm 2016
STT Dân tộc Dân số
(người)
Tỷ lệ (%)
1 Kinh 44.681 74.46
2 Dao 11.516 19.19
3 Tày 2.317 3.86
4 Sán dìu 427 0.71
5 Sán chỉ 213 0.35
6 Hoa (Hán) 523 0.87
7 Nùng 255 0.42
8 Mường 42 0.07
9 Cao Lanh 14 0.02
10 Thái 14 0.02
11 Cùi Chu (Dáy) 8 0.01
Tổng 60.010 100
Nguồn: [27]
Hải Hà có lịch sử và truyền thống văn hoá lâu đời. Khi xảy ra xung đột biên giới, các dân tộc thiểu số lần lượt di chuyển để định cư sinh sống, làm ăn.
Cư dân sớm nhất ở Hải Hà là những người Kinh định cư năm 1978, sống bằng khai thác hải sản ven biển sau đó là người các tỉnh đồng bằng ra mở đất canh tác lập nên các làng ở vùng thấp. Ở vùng núi và trung du sớm nhất là người Tày từ huyện Bình Liêu đến định cư năm 1979, người Dao định cư năm 1985, sau đó là các dân tộc thiểu số từ vùng Thập Vạn Đại Sơn bên kia biên giới sang, sau cùng là người Hoa. Hải Hà có vốn văn hoá dân gian nhiều sắc thái riêng.
Dân tộc thiểu số huyện Hải Hà có truyền thống đoàn kết trong các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, họ sống xen kẽ với dân tộc Kinh nên thuận lợi cho việc tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết và bình đẳng giữa các dân tộc trên địa bàn huyện.
Địa bàn cư trú của người dân tộc thiểu số chủ yếu ở các xã vùng sâu, vùng xa, ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, đường giao thông xa trung tâm huyện vì vậy đời sống của người dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn.
Trình độ phát triển của người dân tộc thiểu số huyện Hải Hà có sự chênh lệch do địa hình cư trú, phong tục, tập quán của các dân tộc khác nhau nên tập quán canh tác cũng khác nhau. Các dân tộc thiểu số có số dân đông như Dao, Tày, Hoa thường có sự liên kết chặt chẽ và phát triển hơn những dân tộc ít dân như Mường, Cùi Chu, Thái, Cao Lanh.
Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa dân tộc Việt Nam. Ở Hải Hà số người dân tộc Dao Thanh Y chiếm tỷ lệ cao nhất, mang đặc trưng văn hóa rõ nét. Người Dao có kỹ thuật trồng xen canh, chăn nuôi, có nghề thủ công là nghề phụ của gia đình.
Phần lớn người Dao sống định canh - định cư nên thôn xmóm cư trú tập trung.
Về nhà ở của người Dao hiện nay đã có nhiều thay đổi, những túp lều lụp xụp do dựng tạm đã được thay thế bằng nhà gỗ, nhà gạch vững chắc, nhà cửa đã sạch sẽ và tiện nghi hơn trước. Về trang phục, quần áo cổ truyền được sử dụng trong các ngày lễ, kiểu quần áo của người Việt được dùng phổ biến trong sinh hoạt và lao động hàng ngày. Quan hệ hôn nhân của người Dao được quy định chặt chẽ, không có hình thức cướp dâu. Người Dao vẫn còn tin vào ma quỷ, thủ tục cúng bái, kiêng cữ vẫn rất khắt khe. Về y tế, giáo dục và văn hóa của người Dao ngày càng tiến bộ, người Dao hình thành một bộ phận tri thức làm việc tại các cơ quan, trường học, doanh nghiệp, được bình đẳng và tôn trọng.
Huyện Hải Hà đang từng bước phát triển, tuy nhiên chất lượng giáo dục vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, công tác giảm nghèo thiếu tính bền vững; tỷ lệ cận nghèo và tái nghèo cao, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, biên giới.
Huyện Hải Hà cú tỷ lệ người dõn tộc thiểu số chiếm ẳ dõn số toàn huyện, số hộ nghèo DTTS cao nhưng có thể thấy đời sống của người dân tộc thiểu số, đặc biệt là người dân tộc thiểu số nghèo phụ thuộc vào tự nhiên, vẫn còn lạc hậu, đời sống kinh tế gặp khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, giao thông đi lại còn hạn chế, nhiều phong tục, tập quán còn lạc hậu nên cần phải có những hoạt động cụ thể để phát triển cộng đồng trong công tác giảm nghèo được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, đa chiều.
2.2. Khái quát về người dân tộc thiểu số nghèo tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
Hải Hà là huyện miền núi có số hộ nghèo là 1325 hộ rải rác ở cả 16 xã, thị trấn, tập trung nhiều nhất ở xã Quảng Đức, Quảng Sơn và Quảng Phong.
Bảng 2.2: Hộ DTTS nghèo ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh năm 2016
TT Xã, thị trấn Tổng số hộ
Số hộ DTTS
Hộ nghèo
Hộ DTTS nghèo
Tỷ lệ (%)
A B 1 2 3 4 5=4/3
1 Thị trấn Quảng Hà 1802 93 9 1 11.11
2 Xã Quảng Long 1650 102 79 6 7.59
3 Xã Quảng Điền 1002 73 55 2 3.64
4 Xã Đường Hoa 1052 265 30 16 53.33
5 Xã Quảng Phong 1365 726 258 181 70.16
6 Xã Quảng Thịnh 866 189 87 31 35.63
7 Xã Cái Chiên 126 2 4 0 0.00
8 Xã Quảng Trung 412 3 2 0 0.00
9 Xã Quảng Thành 1137 94 84 16 19.05
10 Xã Tiến Tới 546 22 8 0 0.00
11 Xã Quảng Minh 1577 53 72 1 1.39
12 Xã Phú Hải 725 44 9 1 11.11
13 Xã Quảng Đức 694 686 300 298 99.33
14 Xã Quảng Sơn 878 822 235 233 99.15
15 Xã Quảng Thắng 670 217 49 17 34.69
16 Xã Quảng Chính 2060 149 44 1 2.27
Tổng cộng 16.562 3540 1325 804 60,68
Nguồn: [27]
Tính đến cuối năm 2016, số hộ dân tộc thiểu số nghèo là 804 hộ, chiếm 60,68% số hộ nghèo trên địa bàn huyện. Các hộ dân tộc thiểu số nghèo tập trung ở những địa bàn vùng núi, địa hình đi lại khó khăn, đất canh tác, nuôi trồng không thuận lợi, tập trung nhiều nhất ở xã Quảng Đức (298/300 hộ nghèo, chiếm 99,33% số hộ nghèo, chiếm 43,44% số hộ DTTS của xã); xã Quảng Sơn (233/235 hộ nghèo, chiếm 99,15% số hộ nghèo, chiếm 28,35% số
hộ DTTS của xã), xã Quảng Phong (181/258 hộ nghèo, chiếm 70,16% số hộ nghèo, chiếm 24,93% số hộ DTTS của xã); xã Quảng Thịnh (31/87 hộ nghèo, chiếm 35,63% số hộ nghèo, chiếm 16,4% số hộ DTTS); xã Quảng Thắng (17/49 hộ nghèo, chiếm 34,69% số hộ nghèo, chiếm 7,83% số hộ DTTS).
Huyện Hải Hà cú tỷ lệ người dõn tộc thiểu số chiếm ẳ dõn số toàn huyện, số hộ nghèo DTTS chiếm 22,71% số hộ DTTS, do đó cần lên kế hoạch cụ thể để chương trình giảm nghèo được thực hiện có hiệu quả.
Để đánh giá đúng được thực trạng giảm nghèo đối với người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện học viên đã tiến hành nghiên cứu các hộ nghèo người DTTS và cán bộ có liên quan tới công tác giảm nghèo ở địa phương.
Việc nghiên cứu hộ DTTS nghèo trên địa bàn huyện Hải Hà dưới hình thức nghiên cứu tài liệu, điều tra thực tế, phỏng vấn và làm phiếu trưng khảo sát. Tiến hành khảo sát phát 117 phiếu trưng cầu ý kiến dành cho hộ nghèo người DTTS thu lại 100 phiếu. Ngoài ra còn phỏng vấn sâu 18 người DTTS thuộc hộ nghèo và 30 cán bộ làm công tác giảm nghèo tại các xã.
Bảng 2.3: Hộ dân tộc thiểu số nghèo tham gia khảo sát
STT Dân tộc
Quảng Thịnh
(hộ)
Quảng Sơn (hộ)
Quảng Phong (hộ)
Quảng Đức (hộ)
Quảng Thắng
(hộ)
Tổng (hộ)
Tỷ lệ (%)
1 Dao 10 30 2 30 9 81 81
2 Sán Dìu 1 1 1
3 Hoa (Hán) 8 8 8
4 Tày 10 10 10
(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2016) Số lượng phiếu phát ra có tỷ lệ phụ thuộc vào số lượng hộ nghèo người DTTS ở các xã và số lượng các dân tộc khác nhau trên địa bàn các xã. Do xã Quảng Đức, Quảng Sơn, Quảng Phong, Quảng Thịnh, Quảng Thắng là 5 xã có số lượng người DTTS nghèo nhiều nhất nên học viên tiến hành phát phiếu
và khảo sát trên địa bàn 5 xã trên. Trong đó số lượng người dân tộc Dao khảo sát là 81 phiếu ở cả 5 xã, chiếm 81%; khảo sát 10 người dân tộc Tày ở Quảng Phong, chiếm 10%; khảo sát 8 người dân tộc Hoa ở Quảng Phong, chiếm 8
%; khảo sát 1 người dân tộc Sán Dìu ở Quảng Thắng, chiếm 1% số phiếu khảo sát thu về.
Số lượng phiếu phát tại các xã và số phiếu phát cho các dân tộc đã thể hiện được sự khách quan tương đối với tỷ lệ dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và số lượng các dân tộc khác nhau của các xã.
Tại Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 cquy định rõ chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Theo điều tra khảo sát, có 36 hộ, chiếm 36% gia đình DTTS số nghèo không có thu nhập; có 57 hộ, chiếm 57% gia đình DTTS số nghèo có thu nhập bình quân dưới 2 triệu; thu nhập bình quân từ 2-3 triệu có 5 hộ, chiếm 5% gia đình DTTS nghèo; thu nhập từ 4-5 triệu có 1 hộ, chiếm 1% gia đình DTTS nghèo và thu nhập trên 5 triệu có 1 hộ, chiếm 1 % gia đình DTTS nghèo. Có thể thấy do đặc điểm địa hình đồi núi và tập quán canh tác nông nghiệp còn lạc hậu nên chủ yếu người dân tộc thiểu số làm nông trên vùng đất nhỏ, số lượng nông sản làm ra chủ yếu phục vụ cho chính bản thân họ, vì thế một bộ phận người DTTS không có thu nhập, và thu nhập thấp.