Cơ sở pháp lý của phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững dối với người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 39 - 44)

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

1.3. Cơ sở pháp lý của phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững dối với người dân tộc thiểu số

* Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo

Mục tiêu tổng quát: Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của khu vực. Giải quyết cơ bản vấn đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống của dân cư ở các huyện nghèo gấp 5 - 6 lần so với hiện nay. Lao động nông nghiệp còn khoảng 50% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống thuỷ lợi bảo đảm tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa có thể trồng 2 vụ, mở rộng diện tích tưới cho rau màu, cây công nghiệp; bảo đảm giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản đã được quy hoạch; cung cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư; bảo đảm cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

* Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn

Mục tiêu của chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn: Hỗ trợ đời sống của người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khó khăn; Hỗ trợ người dân nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và từng bước tiếp cận với sản xuất hàng hóa, thông qua hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao.

Đối tượng hỗ trợ là người dân thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Nhà nước thuộc vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn. (Tỉnh Quảng Ninh có 53 xã thuộc vùng khó khăn, Huyện Hải Hà gồm 03 xã thuộc vùng khó khăn: Quảng Sơn, Quảng Đức, Quảng Thịnh. Đến nay chỉ còn 02 xã Quảng Sơn, Quảng Đức

Nguyên tắc hỗ trợ: đúng đối tượng, kịp thời; công khai, dân chủ, khách quan và có hiệu quả thiết thực.

* Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020

Mục tiêu tổng quát: Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.

Mục tiêu cụ thể: Thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn; Điều kiện sống của người

nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt.

Đối tượng: Người nghèo, hộ nghèo trên phạm vi cả nước; ưu tiên người nghèo là người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ và trẻ em.

Địa bàn:

a) Huyện nghèo;

b) Xã nghèo, bao gồm: Xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi; Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; Xã biên giới và xã an toàn khu.

c) Thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi.

* Quyết định số 59/2015/QĐ-Tg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020

Tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 gồm tiêu chí về thu nhập, mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm 5 dịch vụ: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin.

Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chỉ số: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

Tiêu chí xác định chuẩn nghèo

Quyết định cũng quy định rõ chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Cụ thể, hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

1- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;

2- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Mức chuẩn nghèo trên là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội;

hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác trong giai đoạn 2016 - 2020.

* Quyết định 2110/QĐ-UBND ngày 08/8/2016 ban hành chương trình giảm nghèo huyện Hải Hà đến năm 2020

Mục tiêu chung: Cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của các hộ nghèo, hộ cận nghèo (sau đây gọi chung là đối tượng nghèo), ưu tiên các đối tượng nghèo thuộc vùng khó khăn, đối tượng nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở vùng khó khăn, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Tạo cơ hội để đối tượng nghèo ổn định và đa dạng hóa việc làm, tăng thu nhập, tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho đối tượng nghèo.

Thực hiện đồng bộ các chính sách đảm bảo an sinh xã hội.

Mục tiêu cụ thể: Huy động các nguồn lực trợ giúp cho hộ nghèo, hộ thuộc diện không thể thoát nghèo (gồm những hộ cao tuổi, mất sức lao động, khuyết tật, ốm đau bệnh tật, không có sức lao động); phấn đấu đến năm 2020 giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn dưới 4%; Thực hiện đồng bộ, có

hiệu quả các chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống của đối tượng nghèo; tạo điều kiện để đối tượng nghèo được tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản; Thông qua các chiến lược, chương trình, kinh tế xã hội, đảm bảo hợp lý về chênh lệch giàu nghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn, khuyến khích tăng hộ khá, giàu, giảm hộ nghèo.

Chỉ tiêu đến năm 2020: Phấn đấu 100% đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện bình quân mỗi năm giảm 1,5%; Huyện cơ bản không còn hộ nghèo ở nhà dột nát; Thu nhập của những hộ nghèo tham gia mô hình tăng 15 đến 20%/năm; bình quân mỗi năm có từ 5 đến 10% số hộ nghèo tham gia mô hình giảm nghèo; Bố trí một cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo cho những xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 7% trở lên (khi có chủ trương chỉ đạo của tỉnh).

Đối tượng: Hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo (theo chuẩn nghèo quốc gia và của tỉnh); Người thuộc hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo; ưu tiên những đối tượng là người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ, trẻ em; Hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo;

Xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; xã thuộc vùng khó khăn; xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Phạm vi thực hiện:Chương trình giảm nghèo thực hiện trên phạm vi toàn huyện; một số chính sách, dự án được tập trung ưu tiên đầu tư cho những đối tượng, địa bàn đặc thù.

Các chính sách:

- Chính sách mới (Chờ tỉnh ban hành):Trợ cấp đối với những hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo; Hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển sản xuất; Biểu dương khuyến khích các hộ vươn lên thoát nghèo; Thực hiện cho vay vốn sản xuất kinh doanh đối với những hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Tỉnh; Hỗ trợ

mua thẻ bảo hiểm y tế cho hộ mới thoát nghèo; Hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại khi đi chữa bệnh; Bố trí cán bộ làm công tác giảm nghèo.

- Chính sách đang thực hiện: Hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe; Hỗ trợ về giáo dục, dạy nghề; Hỗ trợ vay vốn ưu đãi hộ nghèo; Hỗ trợ hộ nghèo có khó khăn về nhà ở; Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;

Thực hiện Dự án xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo; Thực hiện Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện chương trình; Các chính sách khác.

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)