Ảnh vệ tinh SPOT:
Hệ thống vệ tinh viễn thám SPOT do Trung tâm Nghiên cứu Không gian (Centre National d’Etudes Spatiales - CNES) của Pháp chế tạo và phát triển. Vệ tinh đầu tiên SPOT- 1 được phóng lên quỹ đạo năm 1986, tiếp theo là SPOT- 2, SPOT- 3, SPOT- 4 và SPOT- 5 lần lượt vào các năm 1990, 1993, 1998 và 2002.
Các thế hệ vệ tinh SPOT 1, 2, 3 có đầu thu HRV với kênh toàn sắc độ phân giải 10m; ba kênh đa phổ có độ phân giải 20m. Mỗi cảnh có độ bao phủ mặt đất là 60 km x 60km. Vệ tinh SPOT- 4 với kênh toàn sắc độ phân giải 10m; ba kênh đa
phổ của HRVIR tương đương với 3 kênh phổ truyền thống của HRV có độ phân giải 20m và đầu thu ảnh kênh thực vật (Vegetation Instrument).
Vệ tinh SPOT-5, được trang bị một cặp đầu thu HRG (High Resolution Geometric) là loại đầu thu ưu việt hơn các loại trước đó. Mỗi một đầu thu HRG có thể thu được ảnh với độ phân giải 5m đen - trắng và 10m mầu. Với kỹ thuật xử lý ảnh đặc biệt, có thể đạt được ảnh độ phân giải 2,5m, trong khi đó dải chụp phủ mặt đất của ảnh vẫn đạt 60km đến 80km. Đây chính là ưu điểm của ảnh SPOT-5, điều mà các loại ảnh vệ tinh cùng thời khác ở độ phân giải này đều không đạt được.
Trạm Thu ảnh vệ tinh củ a Trung tâm Dữ liệu viễn thám Quốc gia đã thu ảnh, xử lý và cung cấp cho người sử du ̣ng các loa ̣i tư liê ̣u ảnh SPOT với tính năng kỹ thuâ ̣t cu ̣ thể như sau :
Mức 1A: ảnh vệ tinh thô - chưa định vị và xử lý phổ;
Mức 1B: hiệu chỉnh các sai số như: sự quay của Trái đất, ảnh hưởng của độ cong Trái đất, góc chụp nghiêng..
Mức 2A: ảnh được định vị về hệ tọa độ bản đồ UTM, Gauss... chỉ sử dụng các thông tin quỹ đạo của vệ tinh, không sử dụng các điểm khống chế mặt đất;
Mức 2B: ảnh vệ tinh được nắn chỉnh về hệ tọa độ bản đồ sử dụng các điểm khống chế ảnh được đo đạc ngoài thực địa hoặc lấy từ bản đồ tỷ lệ lớn hơn (áp dụng cho khu vực đồng bằng);
Mức 3: (trực ảnh) ảnh vệ tinh được nắn chỉnh về hệ tọa độ bản đồ sử dụng các điểm khống chế và mô hình số độ cao để loại trừ các sai số do chênh cao địa hình gây ra (áp dụng cho khu vực miền núi).
Trong đề tài, nguồn tư liê ̣u được sử du ̣ng là ảnh mức 3 - trực ảnh, Ảnh được thu vào tháng 11- 2010
Hình 4.5. Các ảnh SPOT 5 (Chụptháng 11-2010 huyê ̣n Mường La được ghép và
nắn theo cá c mảnh bản đồ 1: 50.000.
Ảnh có những đă ̣c điểm như sau Ưu điểm:
-Ảnh có đô ̣ phân giải không gian khá cao (10 mét với ảnh màu đa phổ). Khi phối hợp với ảnh Panchromatic, đô ̣ phân giải có thể đa ̣t 2,5 met nên có thể phát hiê ̣n nhiều đối tượng mô ̣t cách khá chi tiết.
-Ảnh đã được ghép và nắn chỉnh theo đi ̣a hình, có loa ̣i bỏ các sai số theo cả chiều ngang và theo chiều cao. Đây là ưu thế quan tro ̣ng nhất của loa ̣i tư liê ̣u này
- Ảnh được tổ hợp theo tổ hợp màu tự nhiên, nên dễ dàng sử du ̣ng cho những người sử du ̣ng không chuyên nghiê ̣p về ảnh.
Nhược điểm:
Do không phải là ảnh gốc nên ảnh không thích hợp nhiều cho viê ̣c xử lý ảnh số , đă ̣c biê ̣t với những ảnh ghép giữa hai lần thu khác nhau thì viê ̣c xử lý ảnh số là
không thể đa ̣t đô ̣ chính xác cao.
Hình 4.6. Ảnh SPOT và các ô mẫu lựa chọn
Vớ i ảnh tổ hợp màu thâ ̣t, các đối tượng có kích thước từ 10 mét đều có thể phân biệt trên ảnh như: nhà ở vùng nông thôn (góc dưới bên trái), tán cây riêng lẻ (góc dưới bên phải. Tuy nhiên những nhiễu do khí quyển như mây và bóng mây vấn tồn tại trên ảnh, gây khó khăn cho viê ̣c xử lý thông tin.
Hình 4.7. Ảnh ghép theo mảnh bản đồ nên có sự khác biê ̣t về tone và màu sắc do ghé p từ 2 ảnh gốc.
Hình 4.8. Các tổ hợp màu khác nhau tạo khó khăn cho người giải đoán không chuyên nghiê ̣p (Cùng một đối tượng nhưng có màu khác nhau tùy theo tổ hợp màu)
Hình 4.9. Tổ hợp màu tựu nhiên và độ phân giải cao của ảnh SPOT 5 rát thuận lợi cho viê ̣c giải đoán ( ví dụ phát hiê ̣n chi tiết điểm dân cư ven sông )