- Thiết lập nhóm điều tra (gồm 4 – 6 người)
- Bản đồ tỷ lệ 1: 50.000 (từ kết quả giải đoán trong phòng) - Bản đồ bố trí ô tiêu chuẩn (trên bản đồ hiện trạng rừng) - Phiếu điều tra thực địa
- Địa bàn
- GPS đã được cài toàn bộ tọa độ ô tiêu chuẩn
- Thước dây đã buộc nút theo các cự ly tương ứng với bán kính ô tiêu chuẩn - Thước đo đường kính
- Dụng cụ đo cao và đo độ dốc
- Sơn cọ để ghi số hiệu ô tiêu chuẩn, dao đi rừng - Các dụng cụ khác có liên quan
4.3.2.2. Điều tra thực địa
Xác định tọa độ ô tiêu chuẩn trên thực địa - Sử dụng GPS và bản đồ đã chuẩn bị ở trong phòng.
Thiết lập ô tiêu chuẩn
- Hình dạng và kích thước ô tiêu chuẩn; điều tra trữ lượng rừng có thể sử dụng ô dạng hình vuông, chữ nhật hoặc hình tròn. Trong đó hình tròn được khuyên sử sụng trong công tác điều tra vì nó dễ thiết lập trên hiện trường và bán kính của nó phụ thuộc vào mật độ của cây rừng trong lâm phần điều tra và mật độ của cây theo cấp kính.
- Để giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu điều tra và chỉ tiêu thống kê, ô tiêu chuẩn được chia thành các ô phụ theo nguyên tắc các cỡ đường kính nhỏ hoặc cây tái sinh (mật độ thường cao) thì diện tích thường đo đếm sẽ nhỏ hơn cỡ đường kính lớn (mật độ thường thấp)
- Ô đo đếm trữ lượng rừng có hình dạng và kích thước thống nhất trong toàn huyện.
Sử dụng ô hình tròn bao gồm nhiều ô phụ đồng tâm có kích thước khác nhau tùy theo đối tượng đo đếm. Dưới đây là hình dạng và kích thước ô tiêu chuẩn được đề nghị dùng trong điều tra trữ lượng rừng trong đề tài.
Hình 4.12. Ô tiêu chuẩn hình tròn 1000 m2 và các Ô tiêu chuẩn phụ theo cấp kính - Đối tượng cây gỗ
+ Ô phụ tròn diện tích 1000m2 có bán kính là 17,84m; Để đo cây gỗ có đường kính tại vị trí chiều cao 1,3m (DBH) ≥ 50cm
12.62m 17,84m
5,64m 1m
+ Ô phụ tròn diện tích 500m2 có bán kính là 12,62m: Để đo các cây gỗ có 30 ≤ DBH < 50cm.
+ Ô phụ tròn có diện tích 100m2 có bán kính 5,64m: Để đo các cây gỗ có 6cm ≤ DBH < 30cm.
- Đối với tre nứa:
+ Ô phụ tròn với diện tích 100m2 có bán kính 5,64: Để đo các loài tre, nứa có DBH
≥ 2cm
4.3.2.3. Thu thập số liệu trên ô tiêu chuẩn
- Thu thập các thông tin chung liên quan đến tình hình ô đo đếm
- Đo đếm tất cả các cây gỗ có DBH ≥ 6cm trong ô đo đếm (đối với rừng tự nhiên và rừng trồng). Các chỉ tiêu thu thập bao gồm, chiều cao vút ngọn (chỉ đo chiều cao Hvn 03 cây gần tâm ô), tên loài cây, phẩm chất, năm trồng (chỉ xác định năm trồng đối với rừng trồng)
- Đo đếm tất cả các cây tre, nứa có DBH ≥ 2cm trong ô đo đếm (đối với rừng tự nhiên và rừng trồng). Các chỉ tiêu thu thập bao gồm DBH, tên cây, tổ tuổi (non, vừa, già) chiều cao vút ngọn (mỗi tổ tuổi 01 cây)
- Ghi chép thông tin thu thập vào các phiếu điều tra thực địa.
- Hoàn chỉnh các số liệu ghi chép, đánh giá, xác định trạng thái.
Hệ thống mẫu giải đoán khu vực nghiên cứu
HỆ THỐNG MẪU KHÓA ẢNH HUYỆN MƯỜNG LA Loại
đất loại rừ ng
Mẫu ả nh SPOT-5 Ảnh thực đi ̣a Ký hiệu
Mô tả ảnh SPOT- 5
Rừ ng thường
xanh giàu
GTX
Đốm tán lá to mịn, mật độ tán dày đậm đặc có màu xanh đậm. Phân bố xa dân cư đi lại khó khăn.
Rừ ng thường
xanh trung bình
TBT X
Tán lá dày, màu xanh. Phân bố xa dân cư, thường gặp ơ những khu bao tồn.
Rừng thường
xanh nghèo
kiệt
NGT X
Tán lá không đều có nhiều đốm trăng, màu xanh nhạt không đều.
Rừ ng phục
hồi
PHT X
Tán lá nhỏ dày màu xanh nhat không đều nhiều đốm trắng.
Rừng hỗn Giao gỗ
nứa
GON UA
Tầng tán cây không đều màu xanh đâm, nhạt cùng các đốm tráng lần đều
Rừng Trên núi
đá RND
Tán cây rừng trên núi đá có màu xanh thẫm, lồi lõm.
Rừng tre nứa
TNU A
Đặc điểm nhân biết của rừng tre nứa tán cây có mau xanh nhạt sáng đều mịn.
Rừng trồng chưa khép tán
RTG 1
Rưng trồng chưa khép tán rất rễ nhầm lẫn với đất trống vì vậy khi giải đoán phải đến tận nơi, và căn cứ vào hồ sơ thiết kê của khu vực giải đoán.
Rừng trồng khép tán
RTG 2
Màu sắc trên ảnh thường hiển thị 2 loại khác nhau, rừng trồng lá kim thì hiển thị màu xanh đậm, rừng trồng lá rộng có màu sáng bạc và nhìn rõ lô rừng trồng.
Rừng trồng cao su
RT CS
Màu sắc rừng CS khép tán có màu xanh đen đậm tán lá theo hàng rễ nhận biết, rừng mới trồng căn cứ vào tài liệu, và đến tận nơi.
Núi đá không cây
NUI DA
Núi đá không cây hiển thị trên ảnh có màu xám tối, lồi lõm góc cạnh nhiều bóng núi Đất
trống có cây gỗ tái sinh
nhiều
DT2
Đặc điểm nhận biết của trạng thái Ic là trên ảnh thể hiện màu xanh nhạt mịn, không có dáu hiệu của những tán cây to.
Đất trống trảng cỏ, cây
bụi rải rác
DT1
Đất trống trên anh không có dấu hiệu của tán cây rừng, chỉ có màu xanh nhạt của cỏ và những lùm bụi rải rác.
Đất nương
rẫy
NR
Dấu hiệu trên ảnh thường có màu sáng không có dấu hiệu của tán cây hoặc màu xanh mướt nhìn rõ từng đám trên ảnh.
Đất nông nghiệp
NN
Đất NN thường có màu nâu thâm, tập chung ở dưới thấp, nhìn rõ bờ thửa, hoặc màu xanh nhạt mịn vào mùa gieo trồng.
Mặt
nước MN
Mặt nước là đối tượng rễ nhận biết nhất, vì nước có màu xanh ra trời mịn và nhìn rất rõ mép nước và đường bờ.
Đất Thổ
cư
TC
Khu dân cư thể hiện trên anh là những đốm trắng và rất tập chung trong một khoảng nhất định