Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá hiệu quả phục hồi rừng bằng khoanh nuôi bảo vệ theo chương trình dự án 661 TTg tại xã hạnh lâm huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 33 - 37)

2.5. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Kế thừa tài liệu và số liệu thứ cấp:

+ Những số liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu.

+ Những văn bản, quy phạm....liên quan đến phục hồi rừng

+ Kế thừa số liệu của các nghiên cứu và báo cáo trước đó về phục hồi rừng, cụ thể liên quan đến:

* Diện tích và phân bố của rừng phục hồi

* Nguồn gốc và trạng thái của đối tượng rừng phục hồi: bao gồm các chỉ tiêu cấu trúc rừng, sinh trưởng (tổ thành, mật độ, tổng tiết diện ngang, D1.3, Hv.n...)

* Đặc điểm điều kiện lập địa

* Những biến đổi các chỉ tiêu cấu trúc, sinh trưởng và tái sinh trong quá trình phục hồi rừng.

- Điều tra ngoài thực địa

Bước 1: Khảo sát sơ bộ về trạng thái rừng sau khoanh nuôi tại xã Hạnh Lâm Bước 2: Chọn một số địa điểm đại diện tại xã Hạnh Lâm, nơi có các đối tượng cần điều tra bao gồm các lô rừng được coi là phục hồi thành công và không thành công.

Bước 3: Tiến hành khảo sát theo tuyến để lựa chọn các OTC tạm thời để thu thập số liệu:

Các OTC phải đảm bảo gồm các nhóm đối tượng cần điều tra.

Bước 4: Lập OTC tạm thời:

Căn cứ vào diện tích rừng được đưa vào khoanh nuôi phục hồi của xã đề tài tiến hành xác định số lượng OTC cần nghiên cứu. OTC được lập trong đề tài là dạng ÔTC điển hình tạm thời có diện tích 1000 m2 (40x25m). OTC được lập

theo phương pháp điều tra lâm học, đánh dấu vị trí trên bản đồ bằng máy định vị tọa độ GPS, đóng cọc mốc để xác định OTC ở hiện trường điều tra...

Trong các OTC lập 5 ô dạng bản với diện tích mỗi ô là 16m2 để điều tra cây tái sinh và cây bụi thảm tươi.

40 m

25m

Trong các ÔTC mô tả các chỉ tiêu như vị trí, độ dốc, hướng phơi, độ cao, lịch sử trước khoanh nuôi, sau đó xác định tên loài và các chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây cao, nếu loài nào chưa rõ thì thu thập tiêu bản để giám định:

- Đường kính ngang ngực (D1,3, cm) được đo bằng thước kẹp kính với độ chính xác đến mm, đo theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số bình quân.

- Chiều cao vút ngọn (HVN, m) và chiều cao dưới cành (HDC, m) được đo bằng thước độ chính xác đến dm, HVN của cây rừng được xác định từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của cây, HDC được xác định từ gốc cây đến cành cây đầu tiên tham gia vào tán của cây rừng.

- Đường kính tán lá (DT, m) được đo bằng thước dây có độ chính xác đến dm, đo hình chiếu tán lá trên mặt phằng ngang theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số bình quân.

4m444444m 4m

Kết quả đo được thống kê vào phiếu điều tra tầng cây cao:

Biểu điều tra tầng cây cao

OTC số:... Diện tích OTC:... Loại rừng:...

Địa hình:... Độ dốc:... Hướng dốc:...

Địa điểm:... Ngày điều tra:... Người điều tra:...

STT Loài cây

D1.3(cm)

Hv.n(m) Hd.c(m)

Dt(m) Phẩm chất(T,X,TB)

ĐT NB TB ĐT NB TB

* Xác định độ tàn che:

Dùng phương pháp vẽ trắc đồ rừng theo phương pháp của Richards và Davis (1934) [65], biểu diễn trên giấy kẻ ô ly với dải rừng có diện tích 500m2 (10 x 50m) tỷ lệ 1/200, sau đó tính diện tích tán che trên giấy kẻ ly, tính tỷ lệ %.

* Điều tra cây tái sinh:

Trên ÔTC, lập 5 ÔDB có diện tích 16m2 (4x4m) phân bố đều trên ÔTC.

Thống kê tất cả cây tái sinh vào phiếu điều tra theo các chỉ tiêu:

- Tên loài cây tái sinh, loài nào chưa rõ thì thu thập tiêu bản để giám định.

- Đo chiều cao cây tái sinh bằng thước sào.

- Chất lượng cây tái sinh:

+ Cây tốt là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh

+ Cây trung bình: là những cây con thân cân đối, tán đều không cong queo.

+ Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh, còn lại là những cây có chất lượng trung bình.

- Xác định nguồn gốc cây tái sinh

Biểu điều tra cây tái sinh

OTC số:... Diện tích OTC:... Loại rừng:...

Địa hình:... Độ dốc:... Hướng dốc:...

Địa điểm:... Ngày điều tra:... Ngườiđiều tra:...

TT ODB

TT cây

Tên loài cây

Chất lượng Nguồn gốc

<0.5 0.5-1 1-2 >2 Tốt TB Xấu

* Điều tra tầng cây bụi, thảm tươi:

Trên các ODB điều tra cây bụi thảm tươi với các chỉ tiêu sau:

+ Điều tra cây bụi (shrubs) theo các chỉ tiêu: tên loài chủ yếu, số lượng khóm (bụi), chiều cao bình quân, độ che phủ trung bình của từng loài trên ÔDB, kết quả ghi vào phiếu điều tra cây bụi.

Biểu điều tra cây bụi

OTC số:... Diện tích OTC:... Loại rừng:...

Địa hình:... Độ dốc:... Hướng dốc:...

Địa điểm:... Ngày điều tra:... Người điều tra:...

TT ODB

Loài cây chủ yếu

Ht.b (m)

Độ che phủ (%)

Ghi chú

TT ODB

Loài cây chủ yếu

Ht.b (m)

Độ che phủ (%)

Ghi chú

+ Điều tra thảm tươi (ground cover vegetation) theo các chỉ tiêu:

Loài chủ yếu, chiều cao bình quân, độ che phủ bình quân của loài và tình hình sinh trưởng của thảm tươi trên ÔDB. Để xác định độ che phủ của tầng cây

bụi, thảm tươi đề tài dùng phương pháp dùng thước dây đo theo 2 đường chéo của ÔDB, đo từng đường chéo một và tính trên thước dây những đoạn bị tán của cây bụi hoặc thảm tươi che kín, chia đoạn này cho tổng độ dài đường chéo thì sẽ ra độ che phủ, sau đó cộng kết quả của hai lần tính trên hai đường chéo và chia trung bình ta sẽ có độ che phủ trung bình của một ÔDB.

* Điều tra đất

Tại từng OTC, ta tiến hành đào phẫu diện đất chính tại vị trí trung tâm của ô và 4 phẫu diện phụ. Ta đào một phẫu diện chính với kích thước: Dài 1,5 m; rộng 0,8 m; sâu 1,2 m. Mô tả phẫu diện đất: loại đất, độ dày tầng đất, tỷ lệ đá lẫn, thành phần cơ giới, độ ẩm, theo hướng dẫn trong "Sổ tay điều tra quy hoạch rừng"

(1995). Mỗi phẫu diện thu thập 3 mẫu đất để phân tích ở độ sâu 0-10cm, 20-30cm, 40-50cm, các mẫu này sử dụng để phân tích các chỉ tiêu lý, hoá tính của đất. Các chỉ tiêu đo đếm được ghi vào phiếu điều tra đất.

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá hiệu quả phục hồi rừng bằng khoanh nuôi bảo vệ theo chương trình dự án 661 TTg tại xã hạnh lâm huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)