Chương 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.3. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên ở rừng sau khoanh nuôi
4.3.6. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên 63 4.4. Đặc điểm đất rừng phục hồi sau khoanh nuôi
Tầng cây cao có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng và chất lượng của lớp cây tái sinh bởi tầng cây cao là nguồn cung cấp hạt giống, quyết định số lượng và chất lượng hạt giống, tầng cây cao còn ảnh hưởng đến lớp cây tái sinh thông qua độ tàn che.
Khi so sánh công thức tổ thành giữa tầng cây cao và lớp cây tái sinh trên các OTC của khu vực nghiên cứu dễ dàng nhận thấy rằng ở tầng cây tái sinh đã có sự kế thừa tầng cây cao với các loài như: Sấu, Kháo nước, Sồi phảng….
Trong đó đa số các cây tái sinh này đều có nguồn ngốc từ hạt điều đó đã khẳng định vai trò của cây mẹ ở tầng cây cao.
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của chiều cao đến mật độ và chất lượng tái sinh OTC TC N/ha
Chất lượng cây tái sinh (%)
T TB X
2 0,6 4500 38,89 44,44 16,67 3 0,57 4500 52,78 30,56 16,67 5 0,55 3750 46,67 23,33 30 6 0,59 4000 40,63 46,88 12,5 7 0,45 3625 48,28 24,14 27,59 8 0,6 5125 68,29 19,51 12,2 9 0,49 3750 40 33,33 26,67 10 0,55 4750 65,79 23,68 10,53 12 0,56 4125 72,73 21,21 6,06 13 0,46 3625 65,52 20,69 13,79 14 0,43 3500 75 21,43 3,57
Biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa mật độ và độ tàn che
y = 6609x + 598.83 R2 = 0.6047
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000
0 0.2 0.4 0.6 0.8
TC
N/ha Series1
Linear (Series1)
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa mật độ và độ tàn che Từ kết quả bảng trên cho thấy ở những OTC có độ tàn che thấp thì xu hướng mật độ tái sinh thấp còn ở những OTC có độ tàn che tăng thì mật độ tái sinh cũng tăng theo. Điều này có thể được giải thích do ở độ tàn che thấp khi đó cây bụi thảm tươi, dây leo phát triển mạnh mà hầu hết đây là loài ưa sáng mạnh làm cho cây tái sinh không cạnh tranh được ảnh hưởng đến quá trình tái sinh, mặc dù vậy sự phát triển mạnh của cây bụi thảm tươi lại tạo tạo ra tiểu hoàn cảnh rừng, phục hồi đất, chống xói mòn đất từ đó tạo điều kiện thuân lợi cho quá trình tái sinh.
4.3.6.2. Ảnh hưởng của con người
Tác động của con người thể hiện thông qua sinh hoạt và tập quán của người dân sống ven rừng như: phát nương làm rẫy, chăn thả gia súc và nhu cầu gỗ củi, kinh tế của nhân dân sinh sống gần rừng. Ở nhiều vùng do thiếu đất sản xuất lúa nước bắt buộc người dân phải canh tác nương rẫy để sản xuất lương thực đảm bảo nhu cầu bức thiết của cuộc sống. Điều kiện tự nhiên vùng cao đã tạo cho người dân tập quán canh tác nương rẫy, họ chủ yếu trồng ngô, sắn để làm nguồn lương thực chính. Đó chính là áp lực lớn đối với việc khôi phục và phát triển rừng ở vùng núi cao. Tập quán canh tác nương rẫy cũng ảnh hưởng khác nhau đến thời gian phục hồi rừng và chất lượng rừng phục hồi.
Từ kết quả bảng 4.3 cho thấy trong 15 OTC rừng phục hồi khu vực nghiên cứu thì có 4 OTC (OTC1; OTC4; OTC11; OTC15) phục hồi không
thành công. Qua tìm hiểu được biết nguyên nhân chủ yếu là do tác động của người dân quanh vùng có rừng thường xuyên chăn thả gia súc trong khu vực này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phục hồi rừng, hơn nữa do đời sống của người dân quanh vùng còn nhiều khó khăn nên người dân thường lên rừng kiếm củi làm chất đốt hoặc để bán.
4.3.6.3. Ảnh hưởng của cây bụi thảm tươi
Cây bụi, thảm tươi là nhân tố ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh, mối quan hệ sinh thái giữa cây bụi, thảm tươi và cây tái cũng sinh hết sức đa dạng và phức tạp. Có lúc mối quan hệ này là hỗ trợ nhau nhưng có lúc lại là cạnh tranh nhau. Khi độ tàn che của rừng thấp thì cây bụi, thảm tươi phát triển thuận lợi cho những cây tái sinh chịu bóng tuổi nhỏ, nhưng sẽ là trở ngại khi cây tái sinh lớn lên. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng thấp do tốc độ phát triển của cây bụi, thảm tươi thường nhanh hơn, sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn và đến một lúc nào đó nó sẽ lấn át cây tái sinh. Tuy nhiên, sự phát triển của cây bụi thảm tươi lại tạo ra tiểu hoàn cảnh rừng, thúc đẩy quá trình phục hồi đất, chống xói mòn từ đó tạo điều kiện cho quá trình tái sinh phát triển.
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của cây bụi thảm tươi đển tỷ lệ cây tái sinh triển vọng OTC
H cây bụi, thảm tươi
(m)
Độ che phủ bình quân
(%)
N/ha TSTV
(N/ha)
Tỷ lệ cây TSTV
(%)
2 1,25 42 4500 16 44,44
3 1,37 43 4500 19 52,78
5 0,92 56 3750 13 43,33
6 1,01 40 4000 13 40,63
7 1,26 59 3625 17 55,17
8 1,2 41 5125 22 53,66
9 0,86 55 3750 13 43,33
10 1,37 46 4750 20 52,63
12 1,79 44 4125 22 66,67
13 1,64 56 3625 10 34,48
14 1,75 57 3500 11 39,29
Biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa mật độ và độ che phủ
y = -56.94x + 6903.7 R2 = 0.6375
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000
0 10 20 30 40 50 60 70
CP
N/ha Series1
Linear (Series1)
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa mật độ và độ che phủ Qua kết quả điều tra cho thấy các loài cây bụi thảm tươi chủ yếu dưới các trạng thái rừng khu vực nghiên cứu là: Lấu, Dương xỉ, Bồ cu vẽ, Sẹ, Sa nhân, Ở sừng… Chiều cao biến động từ 0,86 – 1,79, độ che phủ biến động từ 43 – 63 %.
Từ bảng kết quả trên cho thấy ở những OTC có độ che phủ cao thì mật độ cây tái sinh thấp và ngược lại ở những OTC có độ che phủ thấp mật độ tái sinh cao. Điều đó cho thấy cây bụi thảm tươi có ảnh hưởng đến mật độ tái sinh dưới tán rừng. Do đó nếu muốn thúc đẩy quá trình tái sinh phát triển đặc biệt là là các cây tái sinh có triển vọng thì biện pháp tác động là điều chỉnh độ tàn che, phát luỗng dây leo, cây bụi thảm tươi.
4.3.6.4. Ảnh hưởng của địa hình
Địa hình khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến mật độ và chất lượng tái sinh, sự ảnh hưởng đó được thể hiện ở chỗ: địa hình khác nhau dẫn đến độ sâu tầng đất khác nhau, tính chất lý hóa của đất khác nhau, độ dốc khác nhau dẫn đến lượng xói mòn khác nhau, độ ẩm tầng đất khác nhau, hàm lượng mùn khác nhau, hướng phơi khác nhau…. Vì vậy, dẫn đến mật độ và chất lượng tái sinh khác nhau. Thông thường ở những vị trí chân núi thường thuận lợi cho phát triển của tái sinh hơn vị trí sườn và đỉnh.
Bảng 4.17: Ảnh hưởng của địa hình đển tỷ lệ cây tái sinh triển vọng
OTC Độ dốc (độ)
Độ cao
(m) N/ha TSTV (N/ha)
Tỷ lệ cây TSTV
(%)
2 15 137 4500 16 44,44
3 17 140 4500 19 52,78
5 25 210 3750 13 43,33
6 19 160 4000 13 40,63
7 26 140 3625 17 55,17
8 13 190 5125 22 53,66
9 27 140 3750 13 43,33
10 17 145 4750 20 52,63
12 18 143 4125 22 66,67
13 23 194 3625 10 34,48
14 29 188 3500 11 39,29
Từ bảng kết quả trên cho thấy, nhân tố địa hình có ảnh hưởng không rõ rệt đến mật độ, chất lượng cây tái sinh, sự ảnh hưởng đó thể hiện ở chỗ ở những OTC có độ dốc lớn, độ cao lớn thì mật độ tái sinh có xu hướng thấp hơn những OTC có độ dốc thấp, độ cao thấp. Điều này có thể được lý giải do những nơi có độ dốc cao, độ cao lớn dẫn đến độ ẩm đất giảm, lượng xói mòn cao làm giảm hàm lượng mùn trong đất từ đó ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tái sinh.