Chương 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.6. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho các trạng thái rừng phục hồi sau khoanh nuôi
* Kỹ thuật xử lý lâm sinh ở nước ta hiện nay
Bảng 4.21: Phân loại đối tượng tác động trong quy phạm lâm sinh ( theo QPN 14-92 và QPN 21-98)
Giải pháp
Tiêu chí
Gỗ lớn Gỗ nhỏ
Rừng trồng, rừng tự nhiên tương đối đều tuổi sau khép tán. Rừng phục hồi trên đất nương rẫy. Rừng hỗn loài tự nhiên không đều tuổi sau khai thác chọn không đúng kỹ thuật.
Cây cao phẩm chất tốt (cây/ha).
Cây tái sinh có triển vọng (cây/ha).
Cây cao phẩm chất tốt (cây/ha).
Cây tái sinh có triển vọng (cây/ ha) Nuôi
dưỡng rừng.
≥ 150 – 200 ≥ 500 – 600 ≥500– 600 ≥ 1000 – 1200
Làm giàu rừng.
Không có triển vọng xúc tiến tái sinh thành công
< 150 < 500 < 500 < 1000 Xúc tiến
tái sinh.
Có triển vọng xúc tiến tái sinh thành công
< 150 > 500 < 500 > 1000 Khoanh
nuôi bảo vệ.
Đất chưa có rừng, nương rẫy cũ, bãi phù sa mới bồi lấp mà quá trình tái sinh diễn thế tự nhiên đáp ứng được nhu cầu kinh tế xã hội và môi trường.
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ
sung.
Đất đã mất rừng do khai thác kiệt. Nương rẫy bỏ hoá còn tính chất đất rừng. Trảng cỏ cây bụi xen cây gỗ, tầng đất dày trên 30 cm.
Rừng Tre nứa phục hồi sau khai thác, nương rẫy, có độ che phủ trên 20% diện tích và phân bố đều.
Rừng phòng hộ ở khu vực xung yếu và rất xung yếu có độ che phủ trên 40% và có khả năng tự phục hồi.
Cây con tái sinh mục đích (cây/ha).
Gốc mẹ có khả năng tái sinh chồi (cây/ha).
Cây mẹ gieo giống tại chỗ (có nguồn gieo giống lân cận).
≥ 300 + h > 50cm > 150 > 25 Trồng
rừng.
Đất lâm nghiệp chưa có rừng, đất rừng sau khai thác trắng. Rừng đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật trên nhưng không thành công.
Bảng 4.21 là kết quả tóm tắt phân loại đối tượng tác động theo 2 quy phạm ở nước ta hiện nay là: Quy phạm 14-92 và Quy phạm 21-98. Hai quy phạm này là cơ sở để đề xuất các biện pháp lâm sinh cho rừng phục hồi khu vực nghiên cứu.
* Biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho các trạng thái rừng khoanh nuôi không thành công.
Từ kết quả bảng 4.3 cho thấy các OTC 1, OTC4, OTC 11, OTC 15 là những OTC phục hồi không thành công. Nguyên nhân dẫn đến rừng khu vực này phục hồi không thành công là do quản lý bảo vệ không tốt, thường xuyên để cho người dân lên khu vực này chăn thả gia súc và lấy củi làm giảm số lượng cây tái sinh, cây gỗ. Tuy nhiên, qua điều tra sơ bộ cho thấy số lượng cây tái sinh là cây gỗ vẫn còn đáng kể. Vì vậy, với các lô rừng trên khu vực này đề tài đề xuất giải pháp lâm sinh là: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung, tiến hành phát luỗng dây leo, trảng cỏ cây bụi tạo điều kiện thuận lợi cho cho lớp cây tái sinh có sẵn phát triển.
Vấn đề đầu tiên trong trồng bổ sung là xác định loài cây trồng hợp lý.
Tùy thuộc vào cấu trúc hiện tại của các trạng thái, yêu cầu phục hồi rừng tại địa phương, các loài cây trồng mục đích đã xác định để quyết định lựa chọn loài cây trồng bổ sung.
Hướng mới trong chọn loài cây trồng là phải chọn loài cây đa tác dụng không chỉ cho lâm sản mà chúng còn cho các lâm sản ngoài gỗ, hoặc có giá trị kinh tế cao. Hơn nữa các loài cây này cần phù hợp với lập địa khu vực này, phù hợp với diễn thế rừng hiện tại. Qua tìm hiểu tại địa phương cho thấy cây Dẻ (Castanopsis boisii), Trám trắng (Canarium album) là cây thích hợp với điều kiện tự nhiên ở khu vực, cây trồng đã trồng thử nghiệm và đã cho thu hoạch. Bước đầu cho thấy loài này đã cho giá trị kinh tế cao.
- Số lượng cây trồng bổ sung: Số lượng cây đưa vào bổ sung cần căn cứ vào mật độ hiện tại của các trạng thái. Theo quy phạm, mục đích của khoanh nuôi phục hồi rừng là phải cải tạo ra rừng phục hồi đạt tiêu chuẩn rừng nuôi dưỡng. Rừng hỗn loài phục hồi tự nhiên ở giai đoạn thành thục có số lượng cây gỗ mục đích 500 – 600 cây/ha. Tuy nhiên, số cây đưa vào trồng không được vượt quá 200 cây/ha.
- Nguồn giống: Có thể lấy từ khu rừng bên cạnh và từ vườn ươm.
- Xử lý thực bì: Xử lý cục bộ xung quanh hố trồng, đường kính phát dọn tại vị trí hố trồng 1m, loại bỏ cây bụi rậm.
- Phương thức trồng: Trồng theo đám, khi trồng phát dọn thực bì cục bộ tại vị trí hố trồng với đường kính là 1m, khi trồng kết hợp điều chỉnh phân bố cây theo mặt phẳng ngang sao cho đều.
- Phương pháp trồng: Trồng bằng cây con có bầu, có chiều cao từ 80 cm trở lên.
- Chăm sóc: Phát dọn, vun xới xung quanh cây trồng bổ sung mỗi năm hai lần.
Như vậy: Trồng bổ sung kết hợp biện pháp phát dây leo, cây bụi xúc tiến tái sinh tự nhiên không những góp phần quan trọng vào việc điều chỉnh tổ thành, mật độ, phân bố cây trên diện tích mà thông qua việc đưa một số loài cây đặc sản, cây đa tác dụng làm tăng thêm giá trị của rừng, tăng thêm thu nhập cho người dân từ những lâm sản ngoài gỗ sau này.
* Biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho các trạng thái rừng khoanh nuôi thành công Từ kết quả bảng 4.3 cho thấy các lâm phần OTC 2, OTC3, OTC5, OTC7, OTC 8, OTC9, OTC10, OTC12, OTC13, OTC14 là những lâm phần phục hồi thành công. Qua kết quả nghiên cứu về phân bố (N-D1.3, N-HVN), cấu trúc tổ thành tầng cây cao, tái sinh tự nhiên, đất rừng cho thấy các trạng thái rừng này đang trong giai đoạn phục hồi tốt. Vì vậy, đề tài đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh là khoanh nuôi bảo vệ tốt để đưa vào nuôi dưỡng rừng.
Nuôi dưỡng rừng tự nhiên là biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm điều chỉnh mật độ và tạo tổ thành hợp lý cho rừng hỗn loài ở giai đoan rừng non đang phục hồi, bằng cách loại bỏ những cây có phẩm chất xấu, sâu bệnh, rỗng ruột, cây chèn ép cây mục đích để rút ngắn chu kỳ kinh doanh, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm cao. Rút ngắn chu kỳ kinh doanh với điều kiện không ảnh hưởng nhiều đến năng suất cuối cùng. Mặt khác tận dụng được sản phẩm trung gian tương ứng với đầu tư và đảm bảo được yêu cầu sử dụng đất bền vững.
Điều tiết tổ thành tầng cây cao theo hướng tăng sản lượng gỗ có giá trị kinh tế, tỉa thưa và khai thác trung gian những loài cây không đáp ứng nhu cầu kinh tế, phòng hộ, tận dụng sản phẩm gỗ xây dựng, nguyên liệu giấy sợi,
gỗ ván dăm (Bồ đề, Chẹo tía, Thôi ba, Ba soi, ...) và chất đốt phục vụ cho sinh hoạt đời sống của người dân. Song quá trình khai thác phải bảo đảm đúng quy trình, khai thác bảo đảm tái sinh rừng và vệ sinh rừng. Làm giàu rừng bằng những loài cây có giá trị.
Điều chỉnh độ tàn che tạo điều kiện cho cây tái sinh sinh trưởng phát triển tốt, điều tiết tổ thành cây tái sinh thông qua việc xúc tiến tái sinh, nuôi dưỡng những loài cây mục đích, loại bỏ những loài cây ít giá trị, phẩm chất kém. Đồng thời luỗng phát dây leo, cây bụi, thảm tươi tạo điều kiện cho cây tái sinh có không gian dinh dưỡng để sinh trưởng. Song việc điều tiết phải bảo đảm yêu cầu mật độ cây tái sinh có triển vọng, có giá trị đạt trên 1000 cây/ha.
Tùy vào hiện trạng từng lô mà có thể áp dụng một trong những biện phát kỹ thuật sau:
+ Cần phải điều tiết tổ thành, độ tàn che và phân bố tầng cây cao trên mặt đất nhằm tạo điều kiện nuôi dưỡng cây mẹ gieo giống có phẩm chất tốt sinh trưởng và phát triển để tạo sản lượng và chất lượng hạt giống cao.
Kết hợp với biện pháp tỉa thưa trung gian những cây già cỗi, phẩm chất kém, sâu bệnh, đồng thời đảm bảo tái sinh và vệ sinh rừng. Bên cạnh đó tiến hành phát luỗng cây bụi thảm tươi, dây leo bụi dậm nhằm tạo điều kiện cho lớp cây tái sinh vươn lên khỏi tầng cây bụi thảm tươi, nhưng phải đảm bảo độ che phủ hợp lý.
+ Cần tiến hành nuôi dưỡng rừng, tỉa thưa trung gian để điều tiết tổ thành, điều chỉnh độ tàn che và phân bố tầng cây cao hợp lý. Đối với các lâm phần có trữ lượng tương đối cao (> 90 m3) thì có thể khai thác một phần trữ lượng vốn rừng, phương thức khai thác là khai thác chọn với luân kỳ kinh doanh 35 năm, cường độ khai thác là 15% – 20% đối tượng khai thác là cây phẩm chất kém, cây sâu bệnh… với đường kính tối thiểu cho phép khai thác là 30 cm (Căn cứ theo quyết định QĐ 40/2005 – BNN).
Hình 4. 5: Một số hình ảnh rừng khu vực nghiên cứu
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
- Các trạng thái rừng trước khi đưa vào khoanh nuôi tại xã Hạnh Lâm thuộc 2 trạng thái IC, IIA. Qua điều tra đánh giá có 4 lâm phần là OTC1, OTC4, OTC11, OTC 15 phục hồi không thành công còn các OTC trên các lô rừng còn lại rừng phục hồi tốt. Qua tìm hiểu, nguyên nhân dẫn đến các lô rừng trên phục hồi không thành công là do không được quản lý bảo vệ tốt nên người dân thường xuyên chăn thả gia súc vào khu vực này làm cho số lượng cây tái sinh giảm, hơn nữa ở các khu vực này người dân thường lên lấy củi và chặt các cây gỗ tái sinh vì vậy mà ở các trạng thái này rừng không phục hồi được.
- Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao:
Mức độ đa dạng về loài cây của trạng thái rừng IIA tại khu vực nghiên cứu là khá cao, số lượng loài biến động từ 17 ÷ 26 loài/ÔTC, trong đó có từ 6 ÷ 9 loài xuất hiện trong công thức tổ thành, điều này cho thấy lập địa khu vực nghiên cứu phù hợp với rất nhiều loài. Những loài cây chiếm ưu thế trong trạng thái rừng IIA tại khu vực nghiên cứu phần lớn là những loài như: Ràng ràng mít, Nanh chuột, Chẹo tía, Mán đỉa, Thành ngạnh, Xoan nhừ, Sồi phảng, Dẻ cau, Thừng mực lông, Xoan đào, Kháo nước, Ba soi, Mò gỗ …, hầu hết là những loài cây ưa sáng, ít có giá trị kinh tế.
Rừng phục hồi khu vực nghiên cứu có cấu trúc 3 tầng: Tầng tán, tầng dưới tán, tầng cây bụi thảm tươi. Các tầng này chưa hình thành rõ ràng. Độ tàn che của rừng khu vực nghiên cứu biến động từ 0.43-0.6.
- Đặc điểm tái sinh rừng:
Các loài tham gia công thức tổ thành tầng cây tái sinh tương đối đa dạng phong phú. Số loài trên OTC biến đổi từ 12 – 16 loài, số loài tham gia công thức tổ thành biến đổi từ 5 – 9 loài và đặc biệt là đã có sự thay đổi so với tầng cây cao, các loài tiên phong ưa sáng mạnh đã ít xuất hiện trong công thức tổ thành của tầng
tái sinh như Ba soi, Thành ngạnh, Hu đay, Lá nến…. mà thay vào đó là các loài chịu bóng tốt hơn ở giai đoạn còn nhỏ như: Sấu, Lim xẹt, Sồi phảng, Dẻ gai ấn độ, Bứa, Vàng anh… Các loài này trong tương lai sẽ thay thế dần những loài tiên phong ưa sáng ở tầng cây cao và chúng sẽ vươn lên chiếm tầng trên của rừng.
Phân bố tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang trạng thái rừng phục hồi IIA
trên các OTC nghiên cứu đều là phân bố đều. Do vậy, không cần thiết phải có các biện pháp tác động điều chỉnh hình thái phân bố tái sinh.
Mật độ và tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng rừng phục hồi khu vực nghiên cứu là tương đối cao biến đổi từ 1250 đến 2750 cây/ha; Cây tái sinh triển vọng biến đổi từ 34.48 – 66.67 %.
Tỷ lệ cây tái sinh phẩm chất tốt tương đối cao biến đổi từ 39 – 75 %.
Cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt biến động từ 65.52 – 87.88 %.
Một số nhân tố sinh thái như: cây bụi thảm tươi, địa hình, con người có ảnh hưởng nhất định đến số lượng và chất lượng tái sinh.
- Đặc điểm của đất rừng sau khoanh nuôi:
Hàm lượng mùn, các chỉ tiêu P2O5, N, K2Ò của đất rừng phục hồi tương đối cao, đất rừng có độ chua tương đối cao. Các chỉ tiêu trên đều phản ánh rừng đang được phục hồi tốt.
- Đề tài sơ bộ đã đánh giá được hiệu quả kinh tế sinh thái và dự báo xu hướng diễn thế của rừng khi đưa vào khoanh nuôi tại xã Hạnh Lâm.
- Đã đề xuất được các giải pháp lâm sinh phù hợp với từng đối tượng rừng phục hồi tại xã Hạnh Lâm.
2. Tồn tại
- Thời gian phục hồi rừng là một quá trình lâu dài cho tới khi rừng đạt được trạng thái tương đối ổn định, tuy nhiên do thời gian, điều kiện có hạn nên trong đề tài không thể nghiên cứu được tất cả các giai đoạn phục hồi mà chỉ tiến hành nghiên cứu đánh giá được khả năng phục hồi ở thời điểm hiện tại.
- Thiếu các thông tin chi tiết về cấu trúc của các các trạng thái thực vật rừng trước khi đưa vào khoanh nuôi và số liệu theo dõi sinh trưởng và tái sinh của quần xã hàng năm nên việc đánh giá hiệu quả phục hồi rừng chưa thật đầy đủ.
- Chưa thử nghiệm được các cách phân chia rừng sau khoanh nuôi và đánh giá các kỹ thuật đã đề xuất.
3. Kiến nghị
- Tiếp tục nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, tái sinh rừng phục hồi sau nương rẫy và sự biến đổi môi trường đất theo thời gian phục hồi rừng, nhằm đề xuất giải pháp nuôi dưỡng rừng phục hồi sau nương rẫy tại khu vực nghiên cứu.
- Thử nghiệm các tác động xử lý lâm sinh được đề xuất để kiểm chứng tính khả thi của những đề xuất này.
- Cần có các giải pháp kinh tế xã hội trong quá trình khoanh nuôi rừng nhằm đạt hiệu quả cao nhất khi đưa đối tượng rừng vào khoanh nuôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. G. Baur (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
2. Bộ Lâm nghiệp (1988), Quy trình tạm thời về các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ, tre nứa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Bộ NN PTNT (2005), Quyết định 40/2005/ QĐ- BNN, Ban hành quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác, ngày 07/7/2005, Hà Nội.
4. Bộ NN PTNT (2007), Quyết định 46/2007/ QĐ-BNN, Ban hành quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng, ngày 28/5/2007, Hà Nội
5. Bộ NN PTNT (1998), Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
6. Bộ NN và PTNT (2001), Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh, Tập II, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Trần Minh Cảnh (2009), Đề xuất kỹ thuật xử lý lâm sinh cho rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi tại tỉnh Tuyên Quang và Bắc Kạn, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
8. Bùi Thế Đồi (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên quần xã thực vật rừng trên núi đã vôi tại ba địa phương ở miền Bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm Nghiệp, Trường Đại Học Lâm nghiệp, Hà Tây.
9. Vũ Tiến Hinh và Phạm Văn Điển (2006), Nghiên cứu các giải pháp phục hồi rừng bằng khoanh nuôi ở một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ.
10. Vũ Tiến Hinh và Phạm Văn Điển (2005), Phân loại đối tượng tác động cho rừng thứ sinh nghèo phục hồi từ trảng cỏ, cây bụi, nương rẫy.
11. Phạm Xuân Hoàn, Hoàng Kim Ngũ (2003), Lâm học, Nxb NN, Hà Nội 12. Võ Đại Hải và cộng sự (2003), Canh tác nương rẫy và phục hồi rừng sau
nương rẫy ở Việt Nam, Nxb Nghệ An.
13. Đào Công Khanh (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của rừng lá rộng thường xanh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất các biện pháp lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Ngô Kim Khôi, Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Văn Tuấn (2001), Tin học ứng dụng trong lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
15. P. Odum(1978), Cơ sở sinh thái học, Tập 1, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
16. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
17. Richards P.W (1959, 1968, 1970), Rừng mưa nhiệt đới, Vương Tấn Nhị dịch, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
18. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb KHKT, Hà Nội.
19. Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi (2006), Phân tích thống kê trong lâm nghiệp. Giáo trình Đại học và sau Đại học, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
20. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, (2005), Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
21. Viện điều tra Quy hoạch rừng (1996), Cây rừng Việt Nam, Nxb NN, Hà Nội.
22. Viện điều tra quy hoạch rừng (1995), Sổ tay điều tra quy hoạch rừng. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.