Chương 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu trước khoanh nuôi và kết quả phân loại thảm thực vật rừng sau khoanh nuôi
4.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu trước khi đưa vào khoanh nuôi Để biết được đặc điểm đối tượng trước khi đưa vào khoanh nuôi đề tài kế thừa hồ sơ khoanh nuôi rừng của xã Hạnh Lâm. Theo hồ sơ này thì khi đưa vào khoanh nuôi các trạng thái của OTC trên lô rừng khoanh nuôi như sau:
Bảng 4.1: Trạng thái các lô rừng nghiên cứu khi đưa vào khoanh nuôi OTC Trạng thái
năm 1999 OTC Trạng thái năm 1999
1 IC 9 IIA
2 IIA 10 IIA
3 IIA 11 IC
4 IC 12 IC
5 IC 13 IIA
6 IIA 14 IIA
7 IC 15 IC
8 IIA
(Nguồn: Hồ sơ khoanh nuôi rừng của xã Hạnh Lâm năm 1999) Các lô rừng khi đưa vào khoanh nuôi bao gồm 2 trạng thái chính là Ic và IIa. Trong đó
+ Trạng thái Ic khi đưa vào khoang nuôi có số lượng cây gỗ tái sinh với mật độ lớn > 1000 cây/ha, chủ yếu bao gồm các loài cây tiên phong ưa sáng như: Ba soi, Chẹo tía, thẩu tấu, thừng mực, mán đỉa…Tuy nhiên ở giai đoạn
này số lượng và mật độ cây bụi vẫn còn nhiều với các loài phổ biến như: Sim, Mua, Bồ cu vẽ, Bọt ếch…
+ Trạng thái IIa: Trạng thái này đặc trưng bởi các cây gỗ tiên phong ưa sáng đều tuổi như: Mán đỉa, Ba soi, Kháo, Chẹo tía, Sồi phảng, Dẻ cau, Cánh kiến… Các cây gỗ này có đặc trưng là đều tuổi, đường kính vẫn còn nhỏ, rừng thường có một tầng tán ngoài ra ở trạng thái này có số cây tái sinh lớn, có cây bụi, thảm tươi, dây leo phát triển mạnh.
Theo quy phạm (QPN 14-92) đối tượng phục hồi rừng bằng khoanh nuôi là đất chưa có rừng, nương rẫy cũ, bãi phù sa mới bồi đắp. Vì vậy, mà các trạng thái Ic và IIa của xã Hạnh Lâm đã được đưa vào khoanh nuôi từ năm 1999.
4.1.2. Phân chia trạng thái rừng sau khoanh nuôi
* So sánh hiện trạng rừng trước và sau khoanh nuôi
Để đánh giá khả năng phục hồi của đối tượng rừng đưa vào khoanh nuôi đề tài tiến hành so sánh trạng thái rừng trước khoanh nuôi và sau khoanh nuôi. Kết quả các trạng thái rừng trước khi đưa vào khoanh nuôi và sau khi khoanh nuôi ở các OTC điều tra được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 4.2: So sánh trạng thái rừng trước và sau khoanh nuôi
OTC Trạng thái năm 1999
Trạng thái năm
2010
OTC
Trạng thái năm 1999
Trạng thái năm
2010
1. IC IC 9. IIA IIA
2. IIA IIA 10. IIA IIA
3. IIA IIA 11. IC IC
4. IC IC 12. IC IIA
5. IC IIA 13. IIA IIA
6. IIA IIA 14. IIA IIA
7. IC IIA 15. IC IC
8. IIA IIA
Sau 11 năm (1999 - 2010) phục hồi rừng bằng biện pháp khoanh nuôi thì đa số các lô rừng trên đã có sự thay đổi về trạng thái. Về cơ bản các lô rừng đã được phục hồi qua sự thể hiện là đã có sự chuyển hóa về cấp trạng thái theo hướng đi lên: Ic – IIa. Tuy nhiên, ở một số OTC (OTC1, OTC4, OTC 11, OTC15) không có sự phát triển theo hướng phục hồi rừng hoặc không chuyển hóa về cấp trạng thái cao hơn mà các trạng thái vẫn giữ nguyên. Qua tìm hiểu nguyên nhân được biết một số trạng thái Ic này do không được quản lý bảo vệ tốt nên người dân thường xuyên chăn thả gia súc vào khu vực này làm cho số lượng cây tái sinh giảm, hơn nữa ở các khu vực này trẻ trâu và người dân thường lên lấy củi và chặt các cây gỗ tái sinh vì vậy mà ở các trạng thái này rừng không phục hồi được.
* Phân chia trạng thái rừng sau khoanh nuôi
Đề tài sử dụng phương pháp phân chia rừng sau khoanh nuôi theo mức độ thành công: Để phân chia rừng sau khoanh nuôi theo mức độ thành công đề tài đã dựa vào các văn bản quy phạm về lâm sinh hiện nay như: QPN 14- 92, QPN 21- 98, Quyết định số 46/2007/QĐ – BNN ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ NN& PTNT. Đây là các quy phạm kỹ thuật công nhận rừng thành công sau khoanh nuôi và hướng dẫn tác động vào rừng thành công sau khoanh nuôi. Theo quyết định 46/2007/QĐ – BNN:Đối với rừng phòng hộ là rừng cây gỗ, sau thời gian khoanh nuôi có ít nhất 400 cây gỗ mục đích/ha, độ che phủ cây bụi thảm tươi và cây gỗ lớn hơn hoặc bằng 50%, tổng diện tích các đám trống nhỏ hơn hoặc bằng 1000 m2. Còn đối với rừng sản xuất là rừng cây gỗ, sau thời gian khoanh nuôi có ít nhất 500 cây mục đích/ha, phân bố đều trên toàn bộ diện tích, chiều cao trung bình lớn hơn hoặc bằng 4m, tổng diện tích các đám trống nhỏ hơn hoặc bằng 1000 m2. Dựa vào tiêu chuẩn này đề tài đã tiến hành phân chia rừng sau khoanh nuôi theo mức độ thành công tại khu vực nghiên cứu như sau:
Bảng 4.3: Phân chia rừng sau khoanh nuôi theo mức độ thành công
OTC
Trạng thái năm 1999
Trạng thái năm 2010
Đánh giá OTC
Trạng thái năm 1999
Trạng thái năm 2010
Đánh giá
1. IC IC
Không thành
công 9. IIA IIA Thành công 2. IIA IIA Thành công 10. IIA IIA Thành công 3. IIA IIA Thành công 11. IC IC
Không thành công
4. IC IC
Không thành
công 12. IC IIA Thành công 5. IC IIA Thành công 13. IIA IIA Thành công 6. IIA IIA Thành công 14. IIA IIA Thành công 7. IC IIA Thành công 15. IC IC
Không thành công 8. IIA IIA Thành công
Qua kết quả điều tra đánh giá của đề tài cho thấy ở các OTC1, OTC4, OTC11, OTC15 là những OTC phục hồi không thành công. Với các OTC này đề tài không tiến hành đi sâu phân tích, nghiên cứu về khả năng phục hồi của rừng mà chỉ đưa ra giải phát kỹ thuật lâm sinh khắc phục.