Vị trí, vai trò trong công việc làm kinh tế

Một phần của tài liệu VỊ TRÍ, VAI TRÒ của NGƯỜI PHỤ nữ TRONG CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH ở TỈNH VĨNH LONG HIỆN NAY (Trang 20 - 26)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ

2.2. Vị trí, vai trò của phụ nữ Vĩnh Long trong công việc gia đình

2.2.1. Vị trí, vai trò trong công việc làm kinh tế

* Mặt tích cực: Trong cộng việc làm kinh tế phụ nữ Vĩnh Long đã đem hết khả năng của mình làm kinh tế và đem lại những thành tựu đáng kể đóng góp cho gia đình và xã hội.

Phụ nữ Vĩnh Long với 50,13% dân số và 50,52% [4, tr20] lao động nữ nông thôn, trực tiếp tham gia sản xuất, tạo ra của cải vật chất. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt. Trong hoạt động kinh tế, lao động nữ đã thể hiện rõ sự năng động, nhạy bén với cơ chế thị trường mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Với đặc thù là Tỉnh nông nhiệp, phần lớn phụ nữ nông thôn trực tiếp tham gia sản xuất đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Chị em đã kiên trì vượt khó, thi đua sản xuất giỏi, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần quan trọng vào phát triển nông nghiệp, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giữ vững vị trí là nước có sản lượng nông sản xuất khẩu cao, đặc biệt xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Chiếm tỷ lệ cao trong các ngành công nghiệp chế biến, dệt may, giầy da, thương mại, dịch vụ và tham gia ngày càng nhiều vào các ngành kinh tế đòi hỏi yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật, công nghệ cao, chị em đã tích cực hưởng

ứng phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề, góp sức tạo ra nhiều sản phẩm ngày càng đa dạng, chất lượng cao, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước, tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao tiềm lực kinh tế của đất nước trong đó nữ công nhân viên chức lao động chiếm 51,84% các chị đã phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, bình đẳng, phát triển và thực hiện phong trào thi đua “ Phụ nữ đảng việc nước giỏi việc nhà” đạt hiệu quả cao. Qua 5 năm có 23.133 chị đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, 692 chị đạt chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; 14.130 chị đạt danh hiệu “ Giỏi việc, nước đảm việc nhà”, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tăng năng xuất lao động, tiết kiệm chi phí [4, 5 – tr 20]… Phát huy tốt vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như xã hội, bên cạnh những mặt tích cực đó còn có những mặt hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế gia đình của phụ nữ nông thôn đặc biệt ở những vùng sâu vùng xa ở tỉnh Vĩnh Long.

* Mặt hạn chế: Bên cạnh mặt tích cực vẫn còn tồn tại mặt hạn chế gia đình nông thôn ở Tỉnh Vĩnh Long trước đây là đơn vị tổ chức sản xuất nông nghiệp nằm trong khung cảnh của một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, với các quan hệ khép kín, tự cung, tự cấp, tư liệu. Sản xuất nông nghiệp lúa nước với những đồi hỏi của nó đã thu hút phần lớn lực lượng lao động trong gia đình và thành viên nào cũng tham gia ở một vài quá trình sản xuất, không kể giới tính tuổi tác. Mặt khác, đây lại là nguồn sống cơ bản, duy nhất của các gia đình nông thôn, cho nên việc tham gia sản xuất, làm kinh tế của phụ nữ là điều không thể tránh khỏi

* Để tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này chúng ta thấy:

Cộng việc lao động sản xuất ( Trồng màu, chăn nuôi)

Tỉ lệ % Người tham gia lao động

Vợ 32%

Chồng 8,0%

Hai vợ chồng 60%

Công việc lao động sản xuất ( Làm cỏ, cấy lúa, gặt lúa, phun thuốc trừ sâu, Cày bừa)

Tỉ lệ %

Vợ làm Chồng làm

Làm cỏ 91% 9%

Cấy lúa 95% 5%

Gặt lúa 49% 51%

Phun thuốc trừ sâu 3% 97%

Cày bừa 100%

Thời gian dành cho nghỉ ngơi Vợ Chồng

0 – 8 giờ 20% 80%

8 – 12 giờ 60% 40%

12 – 16 giờ 70% 30%

Bảng phụ lục 2 (phiếu điều tra thông tin thực tế ở 2 xã Mỹ Lộc và Tường Lộc của huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long)

Rõ ràng công việc làm kinh tế, tham gia lao động sản xuất là nghề nghiệp chính của người nông dân, nguồn thu nhập chính nuôi sống gia đình phải do cả hai vợ chồng tham gia. Nhưng nền sản xuất này lại lạc hậu chủ yếu dựa vào lao động cơ bắp, cùng với lao động công cụ thô sơ, do đó năng xuất lao động thấp, chỉ nhằm mục tiêu duy trì sự sống theo phương châm tự cung tự cấp. Tự thỏa mãn những nhu cầu hạn hẹp với các quan niệm kinh tế lạc hậu, không cần biết đến kế hoạch kinh tế, đến hiệu quả lao động sản xuất, vì thế quan hệ vợ chồng đương nhiên được xác lập quan hệ phụ thuộc của vợ và chồng xét về phương diện kinh tế gia đình, chỉ số 32%

mà phụ nữ tham gia lao động cho thấy người phụ nữ đóng vai trò quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất, cho dù đây là công việc đòi hỏi sức lao động vừa phải làm.

Trong công việc làm cỏ người vợ phải làm trong gia đình là 91%, cấy lúa 95%, gặt lúa 49%, phun thuốc trừ sâu 3%. Công việc làm cỏ trong gia đình của người chồng trong gia đình 9%, cấy lúa 5%, cày bừa 100%, gặt lúa 51%, phun thuốc trừ sâu 97% [ Bảng phụ lục 2 (phiếu điều tra thông tin thực tế ở 2 xã Mỹ Lộc và Tường Lộc của huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long)]

Rõ ràng những công việc mà phụ nữ tham gia cũng không quá nặng nhưng nó kéo dài phần lớn thời gian của chu kỳ sản xuất nông nghiệp. Vì vậy họ phải dùng quỹ thời gian vật chất của mình nhiều hơn những người khác trong gia đình. Khi tìm hiểu thời gian dành cho lao động với số lượng từ 8 – 12 giờ trong một ngày, thì 63% là vợ và 37% là chồng. Có thể thấy hệ quả của tính hợp lí đó qua số liệu thời gian nghỉ ngơi của các thành viên trong gia đình từ 0 – 8 giờ, vợ là 20% và chồng 80%, từ 8 – 12 giờ, vợ là 60% và chồng 40%, từ 12 – 16 giờ, vợ là 70% và chồng 30% [ Bảng phụ lục 2 (phiếu điều tra thông tin thực tế ở 2 xã Mỹ Lộc và Tường Lộc của huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long)]

Số liệu trên cho thấy có nhiều phụ nữ có kiến cho rằng họ dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân mình vượt quá 8 giờ trong ngày. Trong khi đó nhiều gia đình lại cho thấy cũng dành thời quá 8 giờ trong ngày cho thời gian lao động. Như vậy sự tương ứng giữa lao động và nghỉ ngơi của người phụ nữ là bất hợp lý vượt qua giới hạn bình thường của nhịp độ sinh học có tính tự nhiên của con người. Điều đó có nghĩa ở những gia đình có điều kiện thì vấn đề lao động kiếm tiền của phụ nữ thuận lợi hơn những gia đình khó khăn. Bởi họ có đồng ra đồng vào chạy chợ mua thêm những thứ cần thiết để tạo điều kiện cho việc làm ăn thuận lợi và phát triển nhanh.

Còn những phụ nữ gia đình túng thiếu thì suốt ngày vật lộn với đồng ruộng, kiếm từng con tôm, con tép để tăng khẩu vị cho gia đình, chính vì thế mà khi hỏi về thời gian rỗi của các chị thì hầu như các chị đều trả lời là không có thời gian rỗi. Nhiều chị tâm sự rằng “ Không có thời gian để lo cho mình nữa và công việc tối mắt, đi

làm từ sáng đến trưa mới về nấu ăn xong lại đi làm đến tối về cho đến 9 – 10 giờ mới được nghỉ ngơi coi ti vi”

Không những thế người phụ nữ nông thôn ở vùng sâu vùng xa họ còn đảm nhận công việc cùng chồng làm nhà, sửa nhà và cùng chồng ra đồng cày bừa nữa.

Họ cũng biết rằng công việc này rất vất vả thậm chí quá tải đối với mình, nhưng họ không than vãn, kêu ca hay trách phận mà ngược lại rất cần cù đảm đang và cho đó là trách nhiệm của mình. Phải chăng đó là nhận thức quá thấp của các chị, cũng có thể vì học thức quá thấp nên họ không có nhu cầu tiến thân, bởi vì nơi đây nhu cầu học tập của các chị chưa cao và rất ít người mong muốn được học cao tìm hiểu tiếp thu kiến thức khoa học. Cứ như vậy các chị sống trong vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói, không thoát ra được. Đúng như Mác nói “ Muốn cho người phụ nữ phát triển, thay đổi thân phận của họ thì phải làm cho xã hội nơi họ sinh sống phát triển trước đã, bởi vì thân phận của người phụ nữ không phải là bất di bất dịch mà nó biến đổi theo thời đại” [ 5, tr53]

Đó là công việc chính, còn ở những ngành nghề phụ mà gia đình tiến hành trong thời gian nông nhàn với mục đích là kiếm thêm thu nhập nhằm xoay trở lại phục vụ chính những nhu cầu của cuộc sống gia đình trong nền sản xuất độc canh cây lúa thì sao ?. Ai là người tham gia làm chính và vị trí cuả họ như thế nào ?.Với các công việc phụ được làm trong thời gian nông nhàn như chăn nuôi gia súc, gia cầm, đi buôn bán, đan thảm lục bình…. Thì sự tham gia của người phụ nữ vẫn là chủ yếu và đóng vai trò chính.

Từ gốc độ các lí thuyết kinh tế, lao động và hiệu quả lao động luôn luôn là vấn đề mang tính quyết định trong việc xem xét, đánh giá sự đóng góp của các thành viên đối với gia đình và xã hội. Thông qua lao động các mối quan hệ kinh tế được thiết lập, vân động và phát triển, từ gốc độ khác hoạt động lao động lại là một hiện tượng của xã hội. Nó cho thấy sự tương tác, mối quan hệ xã hội, sự ràng buộc lẫn nhau chặt chẽ hay lỏng lẻo giữa các thành viên trong gia đình nông thôn và hai vợ chồng lại là hai lao động chính. Họ đều tham gia vào quá trình lao động làm ra của cải vật chất cho gia đình họ, đồng thời tham gia vào các hoạt động trong các công việc nội bộ gia đình nhằm duy trì sự ổn định cuộc sống của các thành viên. Vậy trên

thực tế, những hoạt động xản xuất mà người phụ nữ tham gia họ vẫn chỉ được nhìn nhận như những người kéo dài thêm sản xuất nông nghiệp, công việc hao tổn ít sức lao động và vai trò của họ cũng không thay đổi trong gia đình. Đấy là chưa nói tới tình trạng tham gia lao động sản xuất vất vả, truyền miên, với cường độ cao, trong thực tế chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ kém cho nên đã làm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của họ, phụ nữ thường mất một số bệnh như: Đau đầu, bị thấp khớp, suy nhược cơ thể.

Nhiều chị rất thiếu thốn làm ăn không đủ nên suốt ngày ở ngoài đồng hoặc làm thuê kiếm thêm thu nhập. Cho nên chẳng có thời gian rảnh rỗi để lo cho chính bản thân mình nữa cho nên sức khỏe không được xem trọng tới khi phát hiện thì đã là bệnh hiểm nghèo khó khăn lại thêm khó khăn hơn nữa. Nhiều phụ nữ học hành còn hạn chế không biết sắp đặt công việc nên những công việc không tên trong gia đình kéo dài suốt ngày, chiếm hết cả thời gian, vì thế họ chẳng còn lúc nào để nghĩ tới việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, do nhu cầu nghỉ ngơi giải trí, giao tiếp…. Nhiều trường hợp tuy biết là công việc không phù hợp nhưng vì sự sống còn của bản thân và gia đình buộc người phụ nữ phải lao vào kiếm tiền và làm những công việc độc hại. Đây thực sự là một vòng luẩn quẩn, một bài toán hóc búa, nếu người có trách nhiệm không đứng trên quan điểm của chủ nghĩa nhân đạo để nghiên cứu giải quyết, chắc chắn sẽ đi đến chổ bế tắc hoàn toàn, và sự thiệt hại do nó gây ra không chỉ to lớn cho xã hội và gia đình ở mọi khía cạnh mà còn là một sự vi phạm nghiêm trọng tới sự nghiệp giải phóng người phụ nữ, ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển nhân cách của chính người phụ nữ

Như vậy có thể thấy rằng vì điều kiện qua khó khăn phải tận dụng thời gian bất cứ lúc nào vì lợi ích thiết thực của gia đình. Người phụ nữ phải luôn gắn công sức, họ phải chịu nhiều công việc nặng nề chồng chất lên đôi vai của họ khi đời sống kinh tế còn khó khăn. Đã có khá nhiều gia đình mà mức sống sinh hoạt của mọi người đều phụ thuộc vào khả năng lao động của người phụ nữ, vì vậy chưa bao giờ chức năng kinh tế của người phụ nữ lại có vai trò nổi bật như bây giờ, và cũng chưa bao giờ tính cần cù chịu khó lao động sáng tạo hết mình của người phụ nữ lại bộc lộ rõ nét như bây giờ, cũng chưa bao giờ sự hy sinh của người phụ nữ cho

chồng con, gia đình lại đầy đủ chọn vẹn như vậy. Ngược lại họ nhận được sự quan tâm, giúp đỡ gì của gia đình và xã hội, trước tiên không phải cứ đưa người phụ nữ thoát khỏi lao động kinh tế, mới là giải phóng, cũng không phải bình đẳng với nam giới là phụ nữ phải làm mọi việc đủ thời gian như nam giới với chất lượng, hiệu quả lao động như nhau. Đó là sự giải phóng hay đang đầy đọa, bình đẳng hay đang bắt bình đẳng với phụ nữ khi người ta quên mất vai trò, chức năng quan trọng không thể thay thế được của người phụ nữ để buộc họ đồng thời phải gánh vác trên vai cả hai trách nhiệm nặng nề và quan trọng. Cho đến nay xã hội đã tiến thêm những bước dài trong việc xác nhận quyền bình đẳng với nam giới của phụ nữ. Trên thực tế bằng cách đưa người phụ nữ gia nhập vào đời sống chung của xã hội, vào các tổ chức kinh tế để lao động có thu nhập xã hội cũng có nghĩa đã góp phần giúp họ thoát khỏi những trói buộc của đạo đức cũ, của những hình thức phân công lao động cổ truyền.

Một phần của tài liệu VỊ TRÍ, VAI TRÒ của NGƯỜI PHỤ nữ TRONG CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH ở TỈNH VĨNH LONG HIỆN NAY (Trang 20 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)