CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG
3.4. Về phía xã hội
Xã hội cần sớm nghiên cứu tổng thể về vấn đề về công việc gia đình ở thành thị và nông thôn từ đó đề ra những văn bản pháp lí kịp thời đối với phụ nữ làm công việc nội trợ trong xã hội cũng như trong từng gia đình.
Các phương tiện thông tin đại chúng cần góp phần xây dựng một nhận thức đúng trong xã hội về vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Cần phải xác định rõ là: Trách nhiệm đối với gia đình của người phụ nữ không chỉ căn cứ vào khả năng kiếm tiền của họ mà còn tính đến vai trò làm mẹ trong công việc nuôi dạy những người công dân tốt cho xã hội sau này. Nhà nước và các cấp chính quyền nên đầu tư vốn cho những gia đình phụ nữ nghèo, khuyên bảo và đưa ra cách thức làm giàu cho họ. Các tổ chức xã hội cần tuyên truyền sâu rộng đến tận các xã , làng để người phụ nữ Vĩnh Long có khả năng tự nhận thức một cách toàn diện hơn.
Ngoài ra còn khuyến khích thành lập ở nông thôn những tổ đội sản xuất như thêu may, đan, làng nghề truyền thống, đều này có thể tạo cơ hội cho những người phụ nữ Vĩnh Long ở nông thôn có thể tách khỏi công việc gia đình mà nhờ đó họ có thể có những thu nhập băng tiền của riêng họ. Bên đó qua sinh hoạt của những nhóm, tổ sản xuất, người phụ nữ nông thôn có thể mở rộng giao tiếp, nâng cao nhận thức của họ về vấn đề xã hội cũng như kiến thức về nuôi dạy con cái trong gia đình.
Đây cũng là điều kiện thuận lợi đối với công tác của hội phụ nữ tại phường như:
Công tác kế hoach hóa gia đình, kiến thức nuôi dạy con cái và giữ gìn hạnh phúc gia đình...
Với sự phát triển của kinh tế thị trường trong tương lai không xa chúng ta có thể cho rằng công việc gia đình của người phụ nữ nông thôn đặc biệt là công việc nội trợ sẽ trở thành một loại công việc có thể trở thành một loại công việc có thể xác định được giá trị vật chất giống như các loại công việc sản xuất khác.
Đẩy mạnh dân chủ hóa trong toàn xã hội. Dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội là yêu cầu cấp thiết của sự phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước ta coi trọng xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ trọng tâm hiện nay. Khắc phục tình trạng quan liêu, dân chủ hình thức, khắc phục tình trạng ức hiếp quần chúng, coi thường phụ nữ. Dân chủ hóa nhằm xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa trong sạch vững mạnh với đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay.
Xử phạt hành chính những trường hợp vi phạm luật Hôn nhân và gia đình, đảng viên có hành động bạo lực đối với phụ nữ. Đẩy mạnh xây dựng gia đình văn hóa, làng xã văn hóa, tăng cường hoạt động sinh hoạt của các câu lạc bộ như: câu lạc bộ hát ru, hát dân ca... nhằm ôn lại truyền thống cũ, là dịp phê phán truyền thống lạc hậu, cổ hủ đang cản trở quá trình phát triển của phụ nữ Vĩnh Long. Xóa bỏ những lệ làng, hương ước lạc hậu, giải quyết hài hòa mối quan hệ "lệ làng" phép nước. Kiên quyết xử lý nghiêm minh những trường hợp lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để hoạt động mê tín dị đoan. Mở các lớp tập huấn về giới cho nhiều đối tượng như trí thức, cán bộ phụ nữ Vĩnh Long, những người làm công tác quản lý, tổ chức hoạt động xã hội và bản thân các tầng lớp phụ nữ Vĩnh Long, nhằm nâng cao nhận thức xã hội trên vấn đề Giới. Đồng thời nêu cao phê bình và tự phê bình của phụ nữ, giúp họ có phương pháp đấu tranh đúng đắn, triệt để, với những tư tưởng lạc hậu, bảo thủ của đạo đức phong kiến; mặt khác, tạo điều kiện, động viên họ tự rèn luyện bản thân, có ý chí vươn lên khắc phục những khó khăn, hạn chế của bản thân để bắt kịp với nhịp độ phát triển của thời đại. Ngày nay, mỗi thắng lợi của sự nghiệp phát triển đất nước, mỗi bước tiến của phụ nữ Vĩnh Long đều góp phần quan
trọng trong quá trình xây dựng đất nước Việt nam giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Phát triển kinh tế phải đảm bảo hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và lợi ích dân tộc. Kết hợp đúng đắn chính sách kinh tế với chính sách xã hội, khuyến khích làm giàu chính đáng nhưng không để diễn ra chênh lệch quá nhiều về mức sống, trình độ phát triển giữa các vùng, miền, tầng lớp dân cư, tầng lớp phụ nữ.
Phát triển kinh tế phải đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội về đạo đức. Không chờ cho kinh tế phát triển cao mới giải quyết các vấn đề xã hội. Tiếp tục đa dạng hóa các ngành nghề cả nông - lâm - ngư nghiệp, dịch vụ, du lịch... và công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp. Lựa chọn công nghệ và có chính sách hỗ trợ các công nghệ có khả năng thu hút nhiều lao động, khuyến khích và giúp đỡ phụ nữ Vĩnh Long tạo ra nhiều việc làm và giúp nhau có việc làm. Cần khơi dậy và phát triển các ngành nghề truyền thống, đây là lĩnh vực có khả năng đem đến nhiều việc làm cho phụ nữ Vĩnh Long mà còn mang tính văn hóa và xã hội cao.
Từ thời xa xưa chúng ta đã có các làng nghề thủ công mà sản phẩm đã được nhiều nước trên thế giới biết tới, như hàng sơn mài, mây tre, thêu ... các sản phẩm nổi tiếng đó phần lớn do bàn tay khéo léo và cần cù của phụ nữ Vĩnh Long làm ra.
Việc khôi phục, phát triển các ngành nghề truyền thống đi liền với tạo thị trường tiêu thụ ổn định để phụ nữ yên tâm sản xuất. Nhà nước tạo điều kiện cho mọi người tự do hành nghề, tự do cư trú theo pháp luật, tạo điều kiện cho phụ nữ nông thôn Vĩnh Long ra thành thị làm việc hoặc di cư từ vùng này sang vùng khác do tính chất công việc.
Phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền thực hiện bình đẳng giới đặc biệt là việc nâng cao vai trò của phụ nữ Vĩnh Long trong Đại Biểu Quốc hội và HĐND các cấp.
Những nghiên cứu của các chuyên gia về giới cuối thế kỷ 20 đã cho thấy, để thực hiện được bình đẳng giới là một qua trình hai chiều : Một là, tạo điều kiện cho phụ nữ bước chân ra khỏi ngôi nhà và tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị - xã hội ; hai là, nam giới không chỉ làm tốt chức năng kinh tế mà còn phải
trở về với ngôi nhà của mình ( quan tâm đến các thành viên trong gia đình,chia sẻ công việc nội trợ với phụ nữ)
Quá trình này diễn ra hai triều cho thấy bên cạnh những vai trò hiện có thì cả phụ nữ và nam giới cần được bổ sung và tăng cường vai trò ( phụ nữ có thêm vai trò hướng ngoại và nam giới có thêm vai trò hướng nội), có như vậy mới đạt được bình đẳng giới thực sự.
Để triển khai bình đẳng giới có hiệu quả, cần : Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận về thức giới, bình đẳng giới. Mở rộng đối tượng tuyên truyền, từ nam giới, đến nữ giới, đến cán bộ công đoàn, cán bộ công chức, đại diện người sử dụng lao động…. Tăng cường mở các lớp tập huấn về kỷ năng lồng ghép giới cho các bộ công đoàn, các bộ lãnh đạo, quản lí và đại diện người sử dụng lao động để đưa vấn đề giới vào trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, trong huy hoach cán bộ, trong các văn bản báo cáo đánh giá, trong xây dựng, giám sát kiểm tra chính sách pháp luật, trong các cuộc hợp, nâng cao tỉ lệ nữ Vĩnh Long trong các hoạt động, trong các cuộc hợp, trong các tổ chức, bộ máy của các cơ quan, đơn vị nói chung, nâng cao tỉ lệ nam trong các hoạt động về giới nói riêng… Phối hợp với các bộ, ban, ngành liên quan đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới và các chính sách liên quan đến lao động nữ Vĩnh Long. Tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế để tăng cường việc học tập, trao đổi kinh nghiện với bạn bè quốc tế cũng như tranh thủ sự ủng hộ về kinh tế tổ chức các hoạt động về giới, bình đẳng giới
Muốn pháp luật sống phải làm tốt công tác tuyên truyền mặt dù công tác bình đẳng giới đã đạt được nhiều kết quả nhưng thực tế luật bình đẳng giới vẫn chưa đi vào cuộc sống. Vì vậy, Hội phụ nữ Vĩnh Long cần làm gì để khắc phục điều này ? Muốn pháp luật sống trong thực tế trước hết cần phải làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của xã hội về bình đẳng giới, về pháp luật về bình đẳng giới.
Tiếp đó là tổ chức các hoạt động để hộ trợ cho phụ nữ Vĩnh Long đạt được tiến bộ và bình đẳng giới, phát hiện và giới thiệu những phụ nữ đủ tiêu chuẩn vào các vị trí lãnh đạo, tham gia giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và phản biện xã hội về chính sách này. Tỷ lệ nữ trong Quốc hội và HĐND
chiếm tỷ lệ cao sẽ chứng minh sự bất bình đẳng giới đang ngày càng được cải thiện và phát huy vai trò của mình, để đạt được điều đó cần phải có những giải pháp cụ thể sau :
Thể hiện rõ ràng quan niệm bình đẳng giới ở tất cả các cấp, ngành, tổ chức, các đơn vị giới thiệu, lựa chọn người ứng cử ĐBQH và những người phục vụ công tác bầu cử. Với hơn 51% dân số và lao động là nữ, việc lựa chọn bầu ra 150 ĐBQH trở lên là phụ nữ hoàn toàn không khó khăn. Vấn đề chủ yếu đặt ra là phải gạt bỏ được những lưỡng lự, thiếu khách quan…. Trong quan niệm của một số người có trách nhiệm, và trong một chừng mực nhất định, ở một số chị em ở Tỉnh Vĩnh Long.
Giới thiệu, lựa chọn một số lượng tương đối lớn người ứng cử là nữ có đủ tiêu chuẩn, trình độ, phẩm chất. Trong lĩnh vực chính trị, phụ nữ Vĩnh Long luôn thể hiện tốt vai trò của mình trong công tác, chỉ đạo, điều hành, học tập ; phát huy quyền làm chủ, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Chất lượng đội ngũ cán bộ nữ Vĩnh Long ngày càng được nâng lên, góp phần vào công tác lãnh đạo, quản lí của tỉnh.
* Cần cải thiện bình đẳng giới trong lao động – việc làm ở Vĩnh Long
Trước những biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta hiên nay, đặc biệt là cơ cấu của nền kinh tế có nhiều thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, phát triển công nhiệp và dịch vụ…. Do vậy nhu cầu sử dụng và cơ cấu lại lực lượng lao động của nền kinh tế là đều không thể tránh khỏi. Sẽ có khả năng nhiều lao động nông nghiệp phải chuyển đổi sang hoạt động ở các lĩnh vực phi nông nghiệp trong khi đó, khu vực công tiếp tục thu hẹp và các đơn vị kinh tế lớn ( Vốn trước đây sử dụng nhiều lao động) thuộc sở hữu của Nhà nước sẽ chuyển dần sang cổ phần hóa.
Trông một tương lai có hể dự đoán được, phụ nữ VĩnhLong tiếp tục phải mang trên mình gánh nặng bất cân đối việc nhà trong khi vẫn phải cạnh tranh ở cùng một mức độ với nam giới trong tìm kiếm việc làm, cũng như củng cố vị trí làm việc. Việc tạo ra sân chơi bình đẳng với nam giới trong lao động – việc làm là điều rất cần thiết mà nỗ lực của Nhà nước nên tập trung vào vấn đề sau đây:
Trước mắt cũng như lâu dài vấn đề nâng cao các kỷ năng, trình độ chuyên môn kỷ thuật cho lao động nữ VĩnhLong là yếu tố then chốt cần được ưu tiên bởi vấn đề này được xem là một yếu tố chính hạn chế các cơ hội kinh tế của người phụ nữ Vĩnh Long. Vấn đề này nếu được chú trọng sẽ giúp nâng cao vị thế của lao động phụ nữ Vĩnh Long để có thể bình đẳng với nam giới. Đây là vấn đề quyền con người mà nếu được giải quyết sẽ tăng cường khả năng của phụ nữ Vĩnh Long trong việc nâng cao vị trí, quyền lực và tiếng nói của mình trong cả gia đình và xã hội.
Sau đó là tiếp tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ hơn nữa khuôn khổ pháp lí nối chung ( cả xây dựng chính sách, thực hiện chính sách) đặc biệt là các chính sách có liên quan trực tiếp đến lao động – việc làm, đào tạo nghề, chống phân biệt đối xử với phụ nữ Vĩnh Long … Sự phân biệt đối xử tồn tại đương nhiên vì phụ nữ Vĩnh Long phần lớn đang làm những công việc có tay nghề thấp, điều đó hạn chế cơ hội, trong đó các cơ hội đào tạo, thăng tiến như tham gia bầu cử hay được đề bạt, chỉ định vào những vị trí có quyền ra quyết định đối với những phụ nữ Vĩnh Long có năng lực là không nhiều. Bên cạnh đó còn phải nghiên cứu, xem xét lại sự khác biệt tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ để tạo sự bình đẳng hơn trong các cơ hội nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến của phụ nữ Vĩnh Long, để phụ nữ Vĩnh Long có khả năng cạnh tranh bình đẳng với nam giới, phát huy tối đa nguồn lực cho sự phát triển đất nước.
* Đẩy mạnh thực hiện chính sách đối với phụ nữ nông thôn VĩnhLong trong quá trình công nghiệp hóa
Ưu tiên đào tạo nghề và việc làm cho phụ nữ Vĩnh Long. Khi đề cập đến tình hình thấp nghiệp do đồng ruộng bị thu hồi, trong chỉ thị số 11/ 2006/ CT – TTg ngày 27- 3- 2006 của thủ tướng Chính phủ về giải pháp hỗ trợ dạy nghề về việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đã nhấn mạnh:
Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm hiện đang là vấn đề bức xúc ở nhiều vùng chuyển đổi đất. Quá trình biến động đất đai trong nông nghiệp không chỉ khiến cho nhiều người nông dân, nhất là phụ nữ Vĩnh Long thất nghiệp mà nó còn tác động đến thị trường lao động với những mức độ khác nhau. Với mô hình phân công lao động theo giới hiện nay cộng thêm nam giới di cư đến các vùng đô thị, khu công
nhiệp để tìm kiếm việc làm, phụ nữ nông thôn đảm nhận “Đa vai trò” nên có nhiều bất lợi hơn so với nam giới trong việc tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp. Nghị quyết số 26 – NQ/TW Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được thông qua tại Hội nghị trung ương 7 khóa X đã xác định “Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đồng thời nhấn mạnh việc ưu tiên đào tạo nghề và việc làm cho những gia đình mất ruộng“ Có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính sách bảo đảm việc làm cho phụ nữ Vĩnh Long ở nông thôn, nhất là vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất”. Có cơ sở để thấy rằng phụ nữ nông thôn Vĩnh Long cần được quan tâm đào tạo nghề hơn nam giới, ít nhất là mấy lí do : Một là, phụ nữ Vĩnh Long là nhân vật chính vì họ đảm nhận hết các công việc trồng trọt, chăn nuôi ; Hai là, ở các vùng quê nam giới đi làm ăn xa, nếu có ở lại quê thì họ cũng dễ tìm kiếm việc làm và ít gặp rũi ro hơn so với phụ nữ ; Ba là, phụ nữ Vĩnh Long không chỉ gắn với ruộng đồng mà còn gắn với làng xóm vì xu hướng “Nữ hóa nông thôn” đang diễn ra ; và Bốn là phụ nữ Vĩnh Long thường gặp trở ngại nhiều hơn nam giới trong cơ hội tiếp cận giáo dục, đào tạo do vẫn còn quan niệm thiên vị giới ở mức độ khác nhau.
Trong một phần phân tích về thay đổi nghề nghiệp trong các khu vực nông thôn cho thấy nam giới thay đổi nghề nghiệp nhiều gấp hơn 2 lần phụ nữ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, xác suất đổi nghề của lao động nam giới lớn hơn phụ nữ có xác suất đổi nghề thấp thì một lao động nam tương đương có xác suất đổi nghề cao hơn. Điều này càng cho thấy sự cần thiết ưu tiên đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật liên quan đến sản xuất nông nghiệp cho phụ nữ, vì nam giới có tính linh hoạt hơn nữ trong quá trình nắm bắt cơ hội mới khi chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm.
Các chuyên gia của Ngân hàng thế giới về chính sách lao động khuyến cáo rằng, mục tiêu của các chính sách trong bộ luật lao động cần phải mang lại lợi ích cho người lao động, đặc biệt là người nghèo, và tạo việc làm nhiều hơn, dù là chính thức hay không chính thức, cho những lao động thiếu kỹ năng. Trong tập huấn, cần chú ý đến những khác biệt giữa nam và nữ trong tiếp cận các dịch vụ khuyến nông, chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn. Có chính sách ưu tiên chuyển giao khoa học – kỹ thuật và đào tạo nghề cho