CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ
2.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm các công việc gia đình của người phụ nữ Vĩnh Long hiên nay
Đã hàng ngàn năm nay kể từ nền văn minh khổng giáo giữ ngôi thống trị đất nước của chúng ta về mặt đời sống tinh thần, đại bộ phận nước ta nói đến gia phong là nói đến nếp sống gia đình theo đạo lí khổng giáo. Dưới thời phong kiến là như vậy, đây là một xã hội luôn đem lại đau khổ và bất hạnh cho người phụ nữ, được
đánh giá bằng luật pháp trói buộc người phụ nữ. Như luật nhà chồng cấm bá người vợ, nếu người vợ đi ngoại tình thì bị coi là nô tì trong gia đình, nếu không sai phạm thì phải thờ chồng nuôi con, chồng chết không được đi lấy chồng khác nếu không sẻ bị phạt 100 chượng. Ở xã hội đó người phụ nữ luôn phải đi làm lẽ, ngoài xã hội không được tham gia hội hè, không được ra đình, chùa , mếu, nếu đi qua phải cúi người. Lao động của người phụ nữ được xem là phụ, không được đnhs giá cao, không được quản lí sản phẩm. Bên cạnh đó người con gái phải phục tùng cha mẹ, chồng con họ hàng, phụ nữ nếu lấy chồng cũng đều do cha mẹ sắp đặt, không được tự do yêu đương, hẹn hò, nếu không sẻ bị cạo trọc đầu, bôi vôi và đuổi ra khỏi làng.
Khi về nhà chồng phải phục tùng cha mẹ chồng và người chồng, làm lụng suốt ngày không được nghĩ ngơi mà vẫn bị coi là nô tì, con ở. Nếu làm không đúng người chồng có quyền đánh chửi và đuổi về mẹ để, thời phong kiến là như thế, và sang thời thuộc địa nửa phong kiến cũng cơ bản là như vậy. Trong hiện thwcjj gắn với hình thái kinh tế xã hội phong kiến, gia phong Khổng giáo không thể vướng những vết đen cư ản của nó, trong đó thường biểu hiện rõ ở người nam giới và nó còn ảnh hưởng cho đến ngày nay ở những vùng nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long với quan niệm cho rằng vị trí của người phụ nữ là phụ, nó mang tính chất ít quan trọng hơn công việc của người chồng nất là nội trợ. Nam giới có quan niệm cho rằng: “ Phụ nữ chân yếu tay mền, chỉ nên ở nhà cơm nước trông con cái, chọe búa là được rồi, với lại họ cũng muốn như vậy”. Như vậy người phụ nữ là người có địa vị thấp nhất trong gia đình, thạm chí ngững quan niệm về người phụ nữ trước lia cóa thể tính trước những năm 20 của thế kỷ này còn quan niệm rằng: “ Phụ nữ là vật phụ thuộc vào đàn ông không có tư cách riêng của mình, do đó phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi đối xử của chồng với mình” [ 16,17 – tr53].
Hay “ Người phụ nữ phải biết coi mình như một con ở trong cuộc đời người đàn ông, lấy việc hy sinh cho chồng con là đạo sung sướng” [ 16,17 – tr53]
Từ những quan niệm sai lệc về người phụ nữ như vậy là một nguyên nhân dẫn đến nam giới có cách nhìn sai lầm về vai trò của người phụ nữ trong gia đình nhất là công việc nội trợ. Háy cũng chính từ nguyên nhân sai lệch này đã khiến cho chính
bản thân người phụ nữ nhận thức sai lầm về vai trò của mình. Chính chị em phụ nữ đã coi công việc nội trợ gắn vai trò của mình, nhiều chị tâm sựu rằng “ Hầu như chúng tôi ở đây đều đảm nhận mọi công việc mà xã hội cho rằng đó là trách nhiệm của người phụ nữ, chồng chủ yếu lo kiếm tiền còn người vợ ở nhà thì chủ yếu đảm nhận mọi việc trong gia đình, chăm sóc con cái, nội trợ. Với lại ở đây công việc này chủ yếu là do phụ nữ làm chú ai lại bắt chồng mình làm cồng việc như vậy”.
Như vậy vấn đề về nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình là đều rất quan trọng, nó đòi hỏi xã hội cũng như gia đình với sự tiến bộ chung của toàn nhân loại hãy nên có cách nhìn nhận theo đúng chức năng, vai trò mà người phụ nữ đảm nhận.
2. Nguyên nhân điều kiện kinh tế khó khăn
Nói đến hạnh phúc gia đình chúng ta thường đề cập tới các nhân tố về mặt tinh thần mà ít coi trọng tới yếu tố kinh tế, thậm chí cho rằng đặt vấn đề khinh tế trong khái niệm hạnh phúc là không đúng đắn. Thực tế yếu tố này tác động gì đến sự bền vững của gia đình không ? điều này đã đặt ra bao nhiêu câu hỏi cho các nhà nghiên cứu, và bao nhiêu thắc mắc của mọi người. Nhưng có thể nói trong tình hình kinh tế khó khăn kéo dài hiện nay, và trong các chức năng chủ yếu của gia đình nổi trội nhất vẫn là chức năng kinh tế. Bên cạnh đó các chức năng chủ yếu của gia đình nổi trội nhất vẫn là chắc năng kinh tế. Bên cạnh đó các chức năng khác của gia đình lại mờ nhạt đi, mà đều để duy trì mái ấm thì không phải chỉ có chức năng kinh tế mà mối quan hệ tình cảm, bầu không khí yêu thương và cảm thông sâu sắc. Sự quan tâm và chăm sóc lẫn nhau nằm ngoài sự chi phí của chức năng kinh tế, một tỷ lệ không nỏ cho rằng túng thiếu qua không thể có hạnh phúc, đó là một thực tế phổ biến. Thế nhưng không phải có nhiều tiền, có mức sống vật chất cao là người ta có ngay hạnh phúc, một khi các gia đình đã có cuộc sống kinh tế ổn định cơ bản, người ta còn phấn đấu cho một tương lai mà chức năng tình hoàn toàn thống trị ở gia đình.
Một khi con người không phải lo toan từng bữa ăn thì con người ta sẽ quan tâm đến bông hoa và những nụ cười, nhưng cuộc sống con người không ai hoàn hảo cả, khi sinh ra ai cũng mong muốn như nhau, có cuộc sống ổn định, gia đình ấm êm, vì vậy
mà cuộc sống cứ xô đẩy họ ra khỏi ước mơ của mình. Xã hội sinh ra sự phân tầng ngày càng lớn, người giàu cứ giàu và người nghèo càng nghèo thêm, người giàu lại có đều kiện học hỏi và tiến thân, còn người nghèo lại bị ràng buộc bởi lũy tre làng không có đủ điều kiện để tự khẳng định mình trong cuộc sống đầy sự bon chen này.
Nhất là những người nông thôn ở Tĩnh Vĩnh Long, thực tế cho thấy khi sản xuất diễn ra trên mảnh đất của họ thì khối lượng công việc mà người phụ nữ đảm nhận lớn hơn nam giới rất nhiều, nam giới thường tự cho mình quyền quyết định mọi công việc, đồng thời chỉ làm việc mà xã hội gán cho vai trò của mình như cày bừa, trồng hoa màu, làm nhà, sửa nhà... Còn người phụ nữ phải có nhiệm vụ gieo cấy, chăm sóc gặt hái, cất giữ và tìm thị trường tiêu thụ, có những người phải làm những công việc nặng nhọc vượt qua sức khỏe của mình như phun thuốc trừ sâu, cày bừa, nữa... Nơi đây thu nhập lớn nhất cho gia đình chủ yếu là nguồn chăn nuôi mà đặc biệt công việc này lại do người phụ nữ làm là chính. Ngoài ra người phụ nữ còn chủ động tân dụng thời gian lao động bất cứ lúc nào vì lợi ít thiết thực của gia đình
4. nguyên nhân do hoạt động của hội phụ nữ tỉnh chua đạt hiệu quả và hệ thống truyền thông còn hạn chế
Các hoạt động phong trào của hội đã có bề rộng và bề sâu nhưng chưa nhiều giữa các vùng miền. Tính chất mặt trận liên hiệp còn hạn chế và môi trường quốc tế như bùng nổ dân số, tẹ nạn xã hội... Về vấn đề vận động và tuyên truyền đến tận địa bàn cơ sở cũng chưa hiệu quả vì có nhiều phụ nữ còn tự ti, thiếu chí trong việc quyết tâm nâng cao địa vị của mình trong xã hội. Và một số cán bộ hội còn thiếu y thức và trách nhiệm của mình trong công việc. Bên cạnh đó hệ thống tuyên truyền còn hạn chế, vì tỉnh vĩnh Long còn nhiều xã khó khăn đường giao thông. Đời sống chưa cao nên người dân không có điều kiện đọc sách, nghe đài hay xem ti vi, bên cạnh đó thì đài và ti vi là dụng cụ tuyên truyền đắc lực, là sân khấu nhỏ bé của mỗi gia đình. Phụ nữ có thể vừa kết hợp làm các công việc gia đình, vừa xem, nghe, giải thích và bàn luận với cả gia đình. Những dạng văn hóa như vậy cần được khuyến khích và phát triển, hội phụ nữ nên có biện pháp cụ thể để cho chị em phụ nữ được mở mang tầm nhìn và hiểu biết của mình qua hệ thống truyền thông gián tiếp.
Tóm lại những người phụ nữ ở nơn đây có rất nhiều nhu cầu và có lẽ phải dành cho họ một sự giúp đỡ đáng kể mới mong cải thiện nhu cầu có lẽ phải dành cho họ một sự giúp đỡ đáng kể mong được cải thiện được một phần tình trạng đói nghèo và nâng cao vai trò của
họ trong gia đình và xã hội và tìm cách tiếp cận có khả năng giải thích bức tranh phức tạp này. Hiện nay đất nước đang bước vào thế kỷ 21, nhân loại bước vào nền văn minh trí tuệ - Văn minh truyền tin, do đó quá trình phát triển quốc gia dân tộc không chỉ phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên mà còn phụ thuộc vào nguồn lực của con người với khả năng trí tuệ năng động. Phụ nữ nông thôn ngày nay nói riêng và phụ nữ trong cả nước nói chung chính là nguồn sinh lực dồi đao, khả năng tiềm ẩn của xã hội, tài nguyên vô giá của đất nước.
* Dự báo về xu hướng trong công việc của người phụ nữ tỉnh Vĩnh long trong thời gian tới
Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã nhìn nhận về quyền của người phụ nữ nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng một cách rõ rệt. Người phụ nữ trước kia vẫn cho là phụ thuộc dưới quyền lãnh đạo của nam giới của xã hội và gia đình. Nay từ sau quá trình đổi mới từ kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường và sản xuất dựa trên đơn vị hộ gia đình, điều đó thể hiện ở chổ trên thực tế giới cũng như ở Việt Nam vị trí người phụ nữ làm chủ hộ gia đình đã được ghi nhận và có sự gia tăng đáng kể. Trong số liệu của cuộc tổng điều tra dân số năm 1989 và cuộc nghiên cứu lịch sử của cuộc sống Việt Nam 1991 không cho phép chúng ta có một kết luận chắc chắn nào, nhưng chúng ta vẫn giúp chúng ta nêu lên một số vấn đề cần nghiên cứu . Ở Việt Nam cũng gợi ra rằng việc phụ nữ làm chủ hộ tự nó không gây ra tình trạng nghèo khổ như ở các nước khác có lẽ sự nghèo khổ đó ở câc nước đó do một cái gì gây nên chú không phải do giới tính làm chủ họ hay thậm chí do việc thiếu đàn ông trong hộ. Tuy nhiên ở nước ta có lẽ là không phải là độc nhất, nhưng dù sao đây là trường hợp lí thú giúp ta suy nghĩ lại khái niệm nữ làm chủ hộ. Phụ nữ nông thôn ngày nay nói riêng và phụ nữ trong cả nước nói chung chính là nguồn lực dồi dào, khả năng tiềm ẩn của xã hội, tài nguyên vô giá của đất nước.
Nếu nguồn lực này được giải phóng, được bồi dưỡng, được khia thác sử dụng và phát huy cả trí tuệ, cả chất xám và tay nghề để đi vào phát triển đất nước thì có nghĩa cực kỳ to lớn . Dự báo trong tương lai của thế kỷ 21 thì một trong xu thế mới là phụ nữ lãnh đạo, phụ nữ lãnh đạo sẽ có hiệu quả cao hơn nam giới, nhất là với các dịch vụ kinh doanh. Tỉnh Vĩnh Long luôn là một trong những tỉnh đang và sẽ cố gắng hết khả năng của mình phát huy học hỏi quyết tâm cải thiện cuộc sống, giải
phóng khỏi tập quán lạc hậu, trình độ dân trí phát triển và đặc biệt là mở nhiều lớp tập huấn xóa mù cữa cho mọi tầng lớp nhất là phụ nữ. Bên cạch đó phụ nữ tỉnh Vĩnh Long đang vạch ra chiến lược giúp đở những phụ nữ nghèo vươn lên bằng cách đứng ra tín chấp cho phụ nữ nghèo vay vốn để làm ăn, đồng thời tuyên tuyên truyền vận động chương trình kế hoạch hóa gia đình và giúp đở phụ nữ biết cách tự hoàn thiện mình đúng với vai trò, vị trí mà xã hội mong đợi.
Tuy nhiên những xu hướng này cũng có những mặt tích cực và tiêu cực, mặt tích cực là được nhiều người dân ủng hộ và tham gia, còn mặt tiêu cực là chưa có đủ kinh phí và sự cố gắng của các cán bộ không hết mình.
Còn nhiều vấn đề bức xúc đặt ra cho người phụ nữ như trình độ học vấn cũng như nghề nghiệp chuyên môn, rồi lao động và việc làm ít được đào tạo phần lớn là lao đông giản đơn, lương thấp, sức khỏe có hạn.Trong lĩnh vực gia đình thì lại có nhiều băn khoăn như chi phí học hành, chửa bệnh... Đó ũng là vấn đề buộc Đảng và Nhà nước phải quan tâm nhiều hơn nữa tới người phụ nữ nhất là người phụ nữ Vĩnh Long, các nhà lãnh đạo nên động viên khuyến khích phụ nữ nâng cao trình độ, đoàn kết rộng rãi, phát huy mọi tiềm năng và sức sáng tạo phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Tiếp tục cải thiện đời sống vật chất tinh thần nâng cao kiến thức mọi mặt của phụ nữ, thực hiện nam nữ binhd đẳng góp phần công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tỉnh Vĩnh Long trong tương lai không xa luôn phát huy là một tỉnh tiên tiến và phát triển đẩy lùi nạn nghèo đói, phát triển đội ngũ cán bộ nữ trên bình diện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, quản lí xã hội, xây dựng tổ chức đội ngũ cán bộ ngày càng vững mạnh để phát huy có hiệu quả vai trò đại diện chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng cho người phụ nữ. Dự báo trong những năm tới toàn bộ hộ gia đình phụ nữ nghèo tỉnh Vĩnh Long sẽ được vai vốn với thời hạn dài hơn để làm ăn, đó cũng là một trong những nét tiêu biểu để xây dựng tỉnh Vĩnh Long vững mạnh, thực hiện dân giàu nước mạnh – xã hội công bằng văn minh, xwungs đáng vơi lời nói của Bác Hồ kính yêu.